Ông Vũ Xuân Hồng, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Ông Vũ Xuân Hồng, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Là một trong những "binh chủng" quan trọng, đóng góp tích cực vào việc triển khai thực hiện đường lối đối ngoại chung của Đảng, Nhà nước, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các tổ chức thành viên có vai trò nòng cốt trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị, thúc đẩy hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước; tích cực vận động các đối tác, bạn bè quốc tế ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ, bảo vệ Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Vũ Xuân Hồng, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam về chương trình, kế hoạch công tác đối ngoại nhân dân, nhằm hiện thực hóa các chủ trương, đường lối đối ngoại mà Đại hội XI của Đảng đã đề ra.

- Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đề ra những chủ trương lớn trong công tác đối ngoại nói chung. Xin ông cho biết những chủ trương đó đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ như thế nào đối với công tác đối ngoại nhân dân trong thời gian tới?

Ông Vũ Xuân Hồng: Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đề ra chủ trương: mở rộng hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: "Coi trọng và nâng cao hiệu quả của công tác ngoại giao nhân dân. Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược, tham mưu về đối ngoại; chăm lo đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại; thường xuyên bồi dưỡng kiến thức đối ngoại cho cán bộ chủ chốt các cấp. Đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại. Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân; giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa; giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh."

Tôi muốn nói thêm là, ngày 6/7/2011 vừa qua Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Chỉ thị số 04 về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, đặt công tác đối ngoại nhân dân trước những yêu cầu mới với 9 nhiệm vụ cụ thể. Đây là một văn bản quan trọng, cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đại hội XI cho công tác đối ngoại nhân dân.

Đường lối đối ngoại do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đề ra và Chỉ thị 04 của Ban Bí thư đã đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới đối với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các tổ chức thành viên, đòi hỏi Liên hiệp và các thành viên tiếp tục đổi mới mạnh mẽ theo phương châm "chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả" để nâng cao năng lực, hiệu quả công tác, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, thúc đẩy hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với bạn bè quốc tế; tích cực vận động các đối tác, bạn bè quốc tế ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ, bảo vệ Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; đồng thời góp phần nâng cao hiểu biết về quốc tế và kỹ năng hội nhập cho các tầng lớp nhân dân Việt Nam, đóng góp xứng đáng tiếng nói của nước ta vào các vấn đề của thời đại.

- Vậy Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã có chương trình, kế hoạch hành động như thế nào nhằm hiện thực hóa các chủ trương, đường lối đối ngoại mà Đại hội XI của Đảng đã đề ra?


Ông Vũ Xuân Hồng: Để góp phần đưa Nghị quyết Đại hội XI của Đảng vào cuộc sống, Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã tổ chức hội nghị Đoàn Chủ tịch mở rộng, quán triệt sâu sắc Nghị quyết, những chủ trương, đường lối đối ngoại do Đại hội XI của Đảng đề ra; thông qua Chương trình hành động, đề ra các biện pháp thích hợp để triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối đó trong toàn hệ thống của Liên hiệp.

Theo đó, trước hết là quán triệt trong các tổ chức thành viên, hội viên nội dung Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, chú trọng các nội dung: quá trình cách mạng và những bài học kinh nghiệm; quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng.

Những thành tựu của Việt Nam trong thực hiện kế hoạch 5 năm (2006-2010), trong 25 năm đổi mới và trong xóa đói giảm nghèo, những yếu kém và nguyên nhân. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, đặc biệt là 5 quan điểm phát triển. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh.

Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Thứ hai là tiếp tục đổi mới các hoạt động hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước theo phương châm "chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả". Liên hiệp chú trọng đẩy mạnh việc mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối tác nhằm góp phần củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước, củng cố và xây dựng mạng lưới bạn bè quốc tế của Việt Nam, thúc đẩy hợp tác kinh tế, đầu tư, hợp tác văn hóa, khoa học kỹ thuật.

Với tư cách là tổ chức đầu mối trong quan hệ và vận động, Liên hiệp sẽ chủ động và tích cực vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài thông qua các dự án nhân đạo và viện trợ cho Việt Nam; tranh thủ sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, góp phần củng cố và phát triển môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Trong thời gian tới, Liên hiệp và các tổ chức thành viên tiếp tục phát triển quan hệ ổn định, có chiều sâu với các tổ chức nhân dân của các nước láng giềng, các nước trong khối ASEAN, các địa bàn truyền thống và trọng điểm; củng cố quan hệ với các tổ chức, cá nhân có thiện chí với Việt Nam; kết hợp vận động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, tham gia công tác đối ngoại nhân dân và bảo vệ hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế; tiếp tục thực hiện tốt phương châm "chủ động vận động, nâng cao hiệu quả viện trợ và quản lý tốt hoạt động" trong quan hệ với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, xây dựng Chương trình vận động quốc gia giai đoạn từ nay đến năm 2016.

Biện pháp tiếp theo mà Liên hiệp chú trọng đẩy mạnh là tiếp tục công tác nghiên cứu, thông tin đối ngoại và giáo dục truyền thống về tình đoàn kết quốc tế, nâng cao nhận thức và hiểu biết quốc tế của nhân dân; động viên, khuyến khích các tầng lớp nhân dân tham gia vào hoạt động ngoại giao nhân dân. Liên hiệp sẽ tổ chức tập huấn cho cán bộ lãnh đạo và thường trực chuyên trách của các tổ chức thành viên, xây dựng cụ thể chương trình thực hiện 9 nhiệm vụ mà chỉ thị 04 đã đề ra cho đối ngoại nhân dân.

Tiếp tục nâng cao năng lực của mình, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam sẽ tập trung phát triển, củng cố tổ chức, thành lập các tổ chức thành viên mới ở những địa bàn thực sự có nhu cầu; nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức thành viên. Liên hiệp tăng cường xã hội hóa nguồn lực, mở rộng mạng lưới, xã hội hóa lực lượng làm công tác ngoại giao nhân dân, từng bước thực hiện phương châm "ngoại giao nhân dân là sự nghiệp của toàn dân."

- Có thể thấy điểm mới trong Chương trình hành động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là thực hiện xã hội hóa, khuyến khích các tầng lớp nhân dân tham gia hoạt động ngoại giao nhân dân, ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này?

Ông Vũ Xuân Hồng: Bản chất của công tác đối ngoại nhân dân là công tác dân vận, vận động nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam và vận động, tổ chức nhân dân Việt Nam thực hiện chủ trương Việt Nam là bạn và là đối tác tin cậy, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Do đó, tính quần chúng, tính nhân dân là đặc thù của công tác đối ngoại nhân dân. Từ nội dung, hình thức hoạt động đến thông điệp đều là từ dân và dành cho dân.

Do vậy, xã hội hóa hoạt động đối ngoại nhân dân là mục tiêu, là đặc tính hoạt động của đối ngoại nhân dân. Những năm qua, trên tinh thần chủ động, linh hoạt, sáng tạo, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các tổ chức thành viên đã có nhiều nỗ lực xã hội hóa hoạt động của mình.

Tới đây, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động, lấy xã hội hóa là một xu hướng chủ đạo của hoạt động đối ngoại nhân dân, trong đó tính quần chúng, tính nhân dân phải được tính đến để sức lan tỏa của từng hoạt động được phát huy. Các hoạt động phải phi hành chính hóa, thông điệp hoạt động là từ trái tim, từ lòng dân, xã hội hóa nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động đối ngoại nhân dân thêm sinh động và hiệu quả.

- Trân trọng cảm ơn ông!/.

 

                                                                    Theo VietnamPlus


Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục