Ngày 10-8-1961, quân đội Mỹ bắt đầu chiến dịch rải chất dioxin hay còn gọi là chất độc da cam (CĐDC) xuống Việt Nam. Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng hậu quả của CĐDC còn rất nặng nề.

 

Hàng triệu người dân nhiễm CĐDC đang ngày đêm vật lộn, chống chọi với bệnh tật. Nỗi đau đớn mang tên "da cam" giày vò thể xác, tinh thần nhiều nạn nhân từ thế hệ này sang thế hệ khác nhưng công lý vẫn chưa được thực thi.

Nỗi đau thời hậu chiến...

Cựu thanh niên xung phong (TNXP) Phạm Thị Giáp, ở xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội là mẹ của ba người con tật nguyền, là bà của đứa cháu nội ngây dại do di chứng của CĐDC. "Ngày ấy, chiến tranh rất ác liệt. Giống như nhiều người trong xóm, không ngại gian khổ, khó khăn, không sợ đối mặt với cái chết, tôi cũng hồ hởi tạm biệt bố, mẹ lên đường đi TNXP với mong muốn góp sức trẻ cho đất nước", bà Giáp tâm sự.

Nạn nhân chất độc da cam ở Làng Hữu nghị (huyện Hoài Đức) học thêu. 
Ảnh: Hoàng Cường

Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, bà trở về quê hương. Ngôi nhà đơn sơ của bà lần lượt chào đón những thành viên nhỏ chào đời. Nhưng hạnh phúc không mỉm cười, con trai cả là Đặng Trịnh Tuấn bị thiểu năng trí tuệ, con thứ hai Đặng Trịnh Khánh vừa thiểu năng trí tuệ, vừa hỏng mắt, con út Đặng Trịnh Bộ lưng gù, đi lại hết sức khó khăn. "Khi ấy tôi không biết điều gì xảy ra với các con của mình. Đem con chạy chữa khắp nơi nhưng không khỏi. Mãi sau này tôi mới biết, các cháu bị nhiễm CĐDC", bà Giáp buồn rầu. Anh Tuấn lập gia đình, sinh con cũng bị thiểu năng trí tuệ. Thêm đứa cháu nhỏ khuyết tật, đôi vai gầy của bà Giáp vốn đã nặng gánh nay cứ trĩu xuống.

Thống kê của Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin Việt Nam cho thấy có tới 70% số gia đình nạn nhân da cam thuộc diện hộ đói nghèo và 90% nạn nhân không có chuyên môn nghề nghiệp, việc làm. Trong hàng chục năm qua, cả nước đã có hàng trăm nghìn người chết hay mắc các bệnh hiểm nghèo, nan y do nhiễm CĐDC. CĐDC không chỉ làm 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, hơn 3 triệu người là nạn nhân mà ngay cả nhiều người lính Mỹ, lính Hàn tham chiến ở Việt Nam cũng chịu chung thảm cảnh..

...và trách nhiệm, lương tâm của nhân loại

Nhà nước chi hàng nghìn tỷ đồng để trợ cấp hằng tháng và chăm sóc sức khỏe cho các nạn nhân CĐDC, triển khai nhiều dự án tẩy độc, phục hồi môi trường sinh thái; hỗ trợ một số vùng đặc biệt khó khăn do bị ảnh hưởng nặng nề của CĐDC... Hiện cả nước có hơn 200 nghìn người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm CĐDC đang được hưởng chính sách ưu đãi...

Ngày 10-1-2004, Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin Việt Nam chính thức ra mắt hoạt động. Hội đã khởi kiện 37 công ty hóa chất Hoa Kỳ cung cấp chất độc cho quân đội Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin Việt Nam cho biết, tuy các cấp tòa án Mỹ từ chối, không thụ lý vụ kiện của các nạn nhân CĐDC nhưng vụ kiện đã giành được thắng lợi quan trọng về xã hội và nhân văn, vạch trần âm mưu che đậy tội ác của Mỹ, làm cho nhân dân trong nước và trên thế giới hiểu rõ hơn về thảm họa da cam ở Việt Nam.

Vụ kiện đã có tác động tích cực đến thái độ và hành động của ngành lập pháp và ngành hành pháp Mỹ. Năm 2007 và năm 2009, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua khoản viện trợ 3 triệu USD/năm; năm 2010 là 15 triệu USD cho việc khắc phục hậu quả CĐDC ở Việt Nam và năm 2011, Chính phủ Hoa Kỳ đã thông báo khoản tài trợ 34 triệu USD để tẩy độc sân bay Đà Nẵng.

Cùng với Đảng và Nhà nước, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cũng đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm sóc, giúp đỡ các nạn nhân CĐDC như: quyên góp tiền xây dựng, sửa chữa nhà, tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các nạn nhân; thăm hỏi, tặng quà cho các hộ gia đình nạn nhân; đỡ đầu con các nạn nhân. Hằng năm vào ngày 10-8 - Ngày Vì nạn nhân CĐDC Việt Nam, cả nước lại dấy lên phong trào tiếp sức cho các nạn nhân. Năm nay, vào ngày 7-8, Hội CTĐ Việt Nam phát động Tháng hành động vì nạn nhân CĐDC và tổ chức chương trình đi bộ kêu gọi cộng đồng chung tay chăm sóc sức khỏe, cải thiện điều kiện sống cho nạn nhân CĐDC; ngày 8-8, Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin Việt Nam tổ chức mít tinh, kêu gọi, vận động các tập thể, cá nhân tiếp tục ủng hộ nạn nhân CĐDC. Các địa phương trên cả nước liên tiếp thành lập các đoàn thăm hỏi, tặng quà các nạn nhân...

Cuộc sống các nạn nhân CĐDC đã được cải thiện nhưng họ vẫn là những người nghèo nhất trong những người nghèo, vì thế rất cần sự chung tay giúp đỡ của mọi người nhiều hơn nữa.

Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã và đang làm hết sức mình để khắc phục hậu quả CĐDC. Năm 1980, Ủy ban Quốc gia điều tra hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam được thành lập. Năm 1998, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 74/1998/QĐ-TTg về tiến hành xác định nạn nhân bị hậu quả hóa chất do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Năm 2005, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH về ưu đãi người có công với cách mạng, trong đó quy định những người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt hoặc lao động là đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Ngày 6-4-2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2010/NĐ-CP nâng mức trợ cấp chính của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học gần bằng mức trợ cấp của bệnh binh.

 

                                                                    Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đại biểu đã bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục