Cần chuyên nghiệp hóa việc nghiên cứu để tăng sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước.
Việc nghiên cứu về Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông phải được phát triển mạnh trong môi trường đại học, nhằm đào tạo một lực lượng chuyên nghiệp để làm chủ lực.
Những công trình khoa học nghiên cứu về chủ quyền, lãnh thổ đất nước phải được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, có rất ít các công trình nghiên cứu về biển Đông, về chủ quyền biển đảo của Việt Nam được thực hiện một cách quy mô và chuyên nghiệp bởi các cơ quan, viện nghiên cứu nhà nước. Lực lượng chủ chốt nghiên cứu biển Đông hiện nay là các nhà nghiên cứu nghiệp dư. Đất Việt Online đã phỏng vấn Tiến sỹ Dương Danh Huy, một nhà nghiên cứu đã có nhiều công trình học thuật về biển Đông.
Hướng và phương pháp nghiên cứu về biển Đông trong thời gian sắp tới cần có thay đổi gì để nâng cao hiệu quả và phù hợp với hoàn cảnh mới?
Xu hướng từ quá khứ là sưu tầm các chứng cứ từ thời phong kiến hay thuộc địa về chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Lãnh vực nghiên cứu đó là cần thiết nhưng chưa đủ. Về Hoàng Sa, Trường Sa, chúng ta phải nghiên cứu cả về khía cạnh pháp lý của công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và những vấn đề tương tự. Chúng ta không thể tránh những vấn đề đó, vì nếu chúng ta tránh thì Trung Quốc vẫn sẽ dùng để tuyên truyền. Về Biển Đông, chúng ta phải nghiên cứu về những giải pháp nhằm bảo vệ chủ quyền trên biển trong thực trạng chưa giải quyết được tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa.
Thạc sỹ Luật học Hoàng Việt từng "than phiền" rằng việc nghiên cứu về biển Đông của Việt Nam hiện nay gặp nhiều khó khăn do chưa được "chuyên nghiệp hóa". Trải nghiệm của ông về việc này thế nào?
Sẽ luôn luôn có nhiều khó khăn cho các nhà nghiên cứu nghiệp dư. Thứ nhất, thường là họ không được hưởng một quá trình đào tạo chuyên ngành. Thứ nhì, có thể có hạn chế cho họ trong cơ hội tiếp cận tài liệu và các nhà nghiên cứu trong cùng lãnh vực. Thứ ba, họ không có học bổng hay lương bổng, có nghĩa họ phải có công việc khác để sinh sống và thời gian nghiên cứu bị hạn chế. Thứ tư, khi gửi bài cho báo chí hay tạp chí quốc tế thì họ không được hưởng uy tín của một trường đại học hay cơ quan, cũng như uy tín của chức vụ, thí dụ như giáo sư, sinh viên tiến sĩ.
Vì vậy, việc nghiên cứu về Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông phải được phát triển mạnh trong môi trường đại học, nhằm đào tạo một lực lượng chuyên nghiệp để làm chủ lực.
Còn giải quyến vấn đề “lép vế” về số lượng so với các nghiên cứu của nước ngoài, đặc biệt là của Trung Quốc, như thế nào, thưa ông?
Đã có rất nhiều các công trình học thuật về tranh chấp Biển Đông của các học giả nước ngoài được công bố. Cũng có một phần đáng kể những công trình của học giả Trung Quốc và học giả Hoa Kiều. Về công trình học thuật về tranh chấp Biển Đông được công bố thì có lẽ tính theo tỷ lệ Việt Nam ngang ngửa Trung Quốc.
Tuy nhiên, lực lượng người Việt vẫn thua lực lượng của Trung Quốc về bề sâu cũng như bề rộng. Về bề sâu, Trung Quốc có thẩm phán ở Toà án Công lý Quốc tế và Toà án Luật Biển Quốc Tế. Về bề rộng, có nhiều người Hoa là giáo sư trong các ngành luật pháp, chính trị trong các trường đại học trên thế giới – điều đó rất thuận tiện cho việc đăng bài có lợi cho Trung Quốc trên báo chí.
Vậy theo ông, cần làm gì để nâng tầm các công trình học thuật nghiên cứu về biển Đông của Việt Nam?
Tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là vấn đề lâu dài, tình huống thay đổi theo thời gian. Điều quan trọng là chúng ta phải có một chương trình đào tạo và duy trì để có nguồn nhân lực về lâu về dài, nhằm luôn luôn có một lực lượng có chất lượng cao và có thể thích nghi. Tôi nghĩ nếu có một đề tài nghiên cứu ở cấp nhà nước như một dự án có điểm bắt đầu và điểm kết thúc thì sẽ không tối ưu. Thí dụ như kết quả của dự án có thể mất tính cập nhật sau vài năm. Có lẽ cách tốt hơn là lập một số trung tâm nghiên cứu về tranh chấp lãnh thổ trong một số trường đại học, với những người lãnh đạo có khả năng và nhiệt huyết. Cho đến khi Việt Nam còn phải đối phó với tranh chấp lãnh thổ, và có thể cả sau đó, chúng ta còn cần những trung tâm như thế.
Theo DatViet
(HBĐT) - Vừa qua, tại kỳ họp thứ 2 (khóa III), BCH Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh ta đã đánh giá hoạt động của Hội trong nửa đầu năm 2011.
Ngày 14-8, Ban vận động cứu trợ và trách nhiệm đối với nạn nhân chất độc da cam VN tại Mỹ đã kết thúc chuyến làm việc tại Đà Nẵng và lên đường đến TP.HCM để tiếp tục khảo sát về nạn nhân da cam.
Dù hiểu rõ khái niệm, tầm quan trọng của liêm chính, nhưng khá nhiều thanh niên vẫn dễ dàng thỏa hiệp với cái xấu nhằm trục lợi cho bản thân, gia đình mình… Đây là nhận định của Tổ chức Hướng tới minh bạch tại Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng (CECODES) trong kết quả khảo sát về tính liêm chính trong thanh niên Việt Nam tại 11 tỉnh, TP vừa công bố đầu tháng 8-2011 tại Hà Nội.
Thông tin từ Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao cho biết ngày 30/5 vừa qua có 7 tàu cá của tỉnh Bình Thuận, mang các số hiệu BTh 98630 TS, 98709 Ts, 99668 TS, 98079 TS, 99924 TS, 987693 TS và 99367 TS, với 122 ngư dân đã bị Hải quân Philippines bắt giữ tại vị trí cách bờ biển Tamburok, Balabac, tỉnh Palawan của Philippines khoảng 2 hải lý (3,6km).
(HBĐT) - Trải qua 66 mùa thu cách mạng, nhớ lại những ngày tháng 8/1945, Bác Hồ đã làm việc trong tình hình khẩn trương nước sôi, lửa bỏng. Ngày 14/8/1945, ở châu á phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng. Nhận định trước tình hình, T.ư Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã thành lập ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. 12 giờ ngày 12/8, ủy ban Khởi nghĩa ra quân lệnh số 1 kêu gọi giờ tổng khởi nghĩa đã đến. Ngày 14/8, hội nghị toàn quốc của Đảng khai mạc tại Tân Trào với sự tham gia của đại biểu các Đảng bộ. Ngay sau hội nghị của Đảng, ngày 16/8/1945, Quốc dân đại hội khai mạc tại Tân Trào với hơn 60 đại biểu đại diện cho ba miền đất nước.
(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Mạnh Hà, Bí thư Đảng ủy thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) cho rằng: Trong hơn 10 năm qua, Đảng bộ thị trấn đã 2 lần được nhận cờ của Tỉnh ủy khen tặng là TCCS Đảng TS-VM tiêu biểu. Đó là động lực để Đảng bộ cố gắng nhiều hơn trong lãnh đạo, thực hiện tốt các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị trấn lần thứ VI nhiệm kỳ 2010-2015 đề ra.