Khởi nghĩa chiếm phủ Khâm sai, Hà Nội ngày 19/8/1945

Khởi nghĩa chiếm phủ Khâm sai, Hà Nội ngày 19/8/1945

(HBĐT) - Trải qua 66 mùa thu cách mạng, nhớ lại những ngày tháng 8/1945, Bác Hồ đã làm việc trong tình hình khẩn trương nước sôi, lửa bỏng. Ngày 14/8/1945, ở châu á phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng. Nhận định trước tình hình, T.ư Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã thành lập ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. 12 giờ ngày 12/8, ủy ban Khởi nghĩa ra quân lệnh số 1 kêu gọi giờ tổng khởi nghĩa đã đến. Ngày 14/8, hội nghị toàn quốc của Đảng khai mạc tại Tân Trào với sự tham gia của đại biểu các Đảng bộ. Ngay sau hội nghị của Đảng, ngày 16/8/1945, Quốc dân đại hội khai mạc tại Tân Trào với hơn 60 đại biểu đại diện cho ba miền đất nước.

 

 

Tỉnh Hòa Bình chúng ta lúc đó nhân dân các dân tộc dưới sự lãnh đạo của Ban cán sự Đảng tỉnh đã cử cụ Quách Hy đi dự hội nghị tại Tân Trào. Đại hội đã bầu ra ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Lúc này, Người yếu lên cơn sốt. Ngày 17/8/1945, thay mặt ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đọc lời tuyên thệ trong buổi lễ ra mắt quốc dân: “Chúng tôi là những người được quốc dân đại biểu bầu vào ủy ban giải phóng dân tộc để lãnh đạo cuộc cách mạng của nhân dân ta. Trước lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc, chúng tôi nguyện kiên quyết lãnh đạo nhân dân tiến lên, ra sức chiến đấu chống quân thù, giành lại độc lập cho Tổ quốc. Dù phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng quyết không lùi bước. Xin thề!” (1).

 

 Sáng ngày 18/8, cờ đỏ sao vàng xuất hiện trên các đường phố Hà Nội. Sáng 19/8, hàng chục vạn nhân dân nội, ngoại thành xuống đường hướng về Quảng trường Nhà hát thành phố. 11h, ủy ban Khởi nghĩa đọc lời kêu gọi khởi nghĩa. Ngay tối ngày 19/8/1945, cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội đã thắng lợi hoàn toàn, chính quyền đã về tay nhân dân. Tại Tân Trào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Bây giờ ta có chính quyền, chắc các cô, các chú cũng muốn về Hà Nội. Nhưng chưa được đâu! Lênin đã nói: Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn. Bởi vậy, một số các cô, các chú còn ở lại địa phương đây giúp đồng bào tổ chức cuộc sống sao cho tươi đẹp hơn, ấm no, hạnh phúc hơn. Biết đâu chúng ta còn trở lên đây nhờ cậy đồng bào lần nữa” (2).

 

 Sáng ngày 22/8, Bác rời Tân Trào về Hà Nội theo đường đèo Khế. Do chưa rứt sốt, còn mệt nhiều nên có lúc Bác phải nằm cáng. Khoảng 20 giờ đến Đại Từ thì được đồng chí Trần Đăng Ninh đưa ôtô lên đón. Ngày 23/8, Bác về đến Sóc Sơn - Hà Nội. Bác vẫn yếu, tóc lốm đốm bạc, râu ba chòm, mặc quần áo nâu. Chiếc túi vải chàm để trên lòng. Bác ngồi trên ghế sau một chiếc xe nhỏ.

 

Buổi chiều, Bác qua đò sông Hồng nghỉ ở đình Phú Xá, chợt nhìn thấy hàng cờ căng trước cổng thôn. Bác hỏi: “Sao các chú làm cờ của ta nhỏ hơn cờ các nước đồng minh”?

 

Một đồng chí thưa: “Dạ, giấy đỏ và vàng nhân dân mua làm cờ nhiều quá nên thiếu ạ! Vì muốn cho đủ nên chúng cháu phải cắt nhỏ đi một chút ạ”. Bác lắc đầu bảo: “Không nên, các chú phải hiểu là cách mạng đã thành công, nước ta đã giành được độc lập và đã ngang hàng với các nước khác, có thế mới tỏ rõ chí tự cường, tự trọng của mình”(3).

 

Sáng ngày 25/8, Bác nghe các đồng chí báo cáo tình hình trong nội thành. Ngày 26/8, Bác triệu tập và chủ trì cuộc họp thường vụ T.ư Đảng. Trong cuộc họp này, Bác nhất trí về chủ trương đối nội, đối ngoại trong tình hình mới, về việc công bố danh sách thành viên Chính phủ lâm thời, chuẩn bị ra Tuyên ngôn độc lập và tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ ra mắt nhân dân và đó cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể dân chủ cộng hòa.

 

Ngày 27/8, Bác Hồ triệu tập cuộc họp của ủy ban dân tộc giải phóng. Tại cuộc họp, Người đề nghị thi hành chính sách đoàn kết rộng rãi, thành lập Chính phủ thống nhất quốc gia bao gồm cả những đại biểu các Đảng phái có danh vọng. Người được bầu làm Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngày 28/8, Bác Hồ bắt đầu đến làm việc tại nhà 12, Ngô Quyền- trụ sở của Chính phủ lâm thời. Người dành phần lớn thời gian để soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập. Ngày 29/8, Bác tiếp khách tại số nhà 48, Hàng Ngang, sau đó bàn với các đồng chí trong T.ư về kế hoạch hoạt động của Chính phủ lâm thời tổ chức ngày lễ Độc lập 2/9.

 

Ngày 30/8/1945, Bác Hồ thay mặt Chính phủ Lâm thời gửi bức công điện cho Tổng thống Mỹ Tru-man. Cùng ngày, Bác cho mời một số đồng chí đến trao đổi, góp ý kiến cho bản dự thảo Tuyên ngôn độc lập. Người nói: “Trong đời tuy đã viết nhiều nhưng đến bây giờ mới viết được một bản Tuyên ngôn độc lập” rồi Người hỏi cụ thể về tình hình chuẩn bị tổ chức mít tinh ngày 2/9 tại Quảng trường Ba Đình và nhắc nhở Ban tổ chức một số điểm cần chú ý.

 

Dòng chảy thời gian đã qua 66 năm. Nhớ những ngày đầu của cách mạng, Bác Hồ đã luôn năng động, tỉnh táo lãnh đạo trong những ngày tháng 8/1945 để đưa Tổ quốc ta, đất nước ta sang trang sử mới.

 

      1, 2, 3: trang 9, 10, 11 trong cuốn “474 ngày độc lập đầu tiên” - NXB Thanh niên.

      

 

 

                                                                                 Văn Song (T.T.V)

 

Các tin khác

Nhiều hộ dân ở thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy)  phát triển TTCN góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo  xuống còn 7,7% (tiêu chí mới).
Thôn Bãi Bệ 1, xã Dũng Phong (Cao Phong) tổ chức ngày hội  đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2010.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Bí thư Trung ương Đảng,
 Bí thư Thành ủy Viêng Chăn Xu-căn Ma-hả-lạt 
(Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN).
Không có hình ảnh

Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Sáng 12/8, tại TP Hồ Chí Minh, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 03-KH/TW ngày 1/7/2011 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Diễn tập ứng cứu sự cố vỡ đập và sơ tán dân hạ du tỉnh Hòa Bình năm 2011

(HBĐT) - Sáng 12/8, tại TP Hòa Bình, UBND tỉnh đã phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức diễn tập Ứng cứu sự cố vỡ đập và sơ tán dân hạ du tỉnh Hòa Bình năm 2011. Tới dự có đồng chí Cao Đức Phát, UVT.Ư Đảng, Bộ trưởng bộ NN&PTNT, Trưởng Ban PCLB&TKCN T.Ư; lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ NN&PTNT; đại diện Quân khu III; 15 tỉnh, thành phố.

Kim Bôi sôi nổi các hoạt động tình nguyện hướng về cộng đồng và các xã khó khăn

(HBĐT) - Với chủ đề “Thanh niên tình nguyện vì an sinh xã hội”, ngay từ tháng 5/2011, Ban Thường vụ Huyện đoàn Kim Bôi đã triển khai kế hoạch tổ chức chiến dịch thanh niên tình nguyện hè, phối hợp cùng với cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn và chỉ đạo các cơ sở đoàn chuẩn bị điều kiện sinh hoạt, chọn công trình, phần việc vừa phù hợp, thiết thực góp phần cho địa phương, vừa tạo điều kiện để các bạn trẻ cống hiến và trưởng thành.

Kết quả bước đầu xây dựng NTM ở Dũng Phong

(HBĐT) - Dũng Phong (Cao Phong) có diện tích tự nhiên trên 1.070 ha, trong đó, đất nông nghiệp 714,6 ha. Xã có 8 xóm với 787 hộ và 3.518 khẩu. Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.

Thu hút tiền gửi tiết kiệm đạt con số kỷ lục

(HBĐT) - Mặc dù đến cuối tháng 7/ 2011, tổng nguồn vốn huy động các tổ chức tín dụng (TCTD) từ các tổ chức kinh tế và tiết kiệm dân cư đã đạt được con số kỷ lục từ trước đến nay với 7.390 tỷ đồng. Nhưng, sự tăng trưởng về nguồn vốn cho vay lại được đánh giá thấp nhất trong nhiều năm qua khiến cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh đang gặp khá nhiều khó khăn.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh: Kiểm tra, thị sát dự án Khu đô thị Cảng chân dê và dựa án khách sạn 4 sao, tiêu chuẩn quốc tế.

(HBĐT) -Ngày 11/8, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đến kiểm tra, thị sát công trình xây dựng tổ hợp khách sạn 4 sao An Thịnh - Hòa Bình và Khu đô thị Cảng chân dê (TP Hòa Bình). Cùng đi có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục