Toàn cảnh thành phố Hòa Bình (ảnh: Hồng Duyên)
(HBĐT) - 66 năm đã trôi qua nhưng cứ đến những ngày mùa thu tháng 8, trên khắp các ngả đường của TPHB lại rực rỡ cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu để khơi dậy trong lòng mỗi người dân niềm tự hào về một mốc son lịch sử chói lọi: ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, người dân Việt Nam nói chung và người dân Hòa Bình nói riêng đã đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân, phong kiến, đứng lên giành chính quyền về tay nhân dân lao động. Đó là vào giữa tháng 8/1945, sau khi nhận được tin phát xít Nhật đầu hàng quân đồng minh tại chiến tranh thế giới thứ II, T.ư Đảng họp hội nghị toàn quốc và Đại hội quốc dân tại Tân Trào đã chớp thời cơ phát lệnh tổng khởi nghĩa. Lệnh khởi nghĩa truyền
Đến Hòa Bình vào ngày 18/8/1945. Cùng tối hôm đó, nhận được mệnh lệnh của Ban chỉ huy khởi nghĩa tỉnh, chi bộ Đảng thị xã Hòa Bình đã kịp thời tổ chức hội nghị bàn kế hoạch thực hiện. Ngay sau hội nghị, kế hoạch tiến hành khởi nghĩa được nhanh chóng phổ biến đến các hội viên cứu quốc, các phố, làng, xã xung quanh. Suốt từ đêm 18/8 và những ngày tiếp theo, cả thị xã sục sôi khí thế cách mạng chuẩn bị cho ngày vùng dậy.
Năm nay đã ở tuổi 96 mà cụ Trần Xuân Phúc, phường Phương Lâm (TPHB) vẫn còn nhớ lắm những ngày mùa thu cách mạng. Khi ấy, cụ đang là Bí thư Thanh niên cứu quốc và Phó Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh thị xã Hòa Bình. Bàn tay gầy guộc, già nua nâng niu từng tấm ảnh kỷ niệm đã hoen màu thời gian, dòng ký ức quay về với người lão thành cách mạng: Ngày đó, nhận được lệnh Tổng khởi nghĩa, cán bộ, quần chúng cứu quốc công khai phổ biến lệnh và vận động nhân dân tích cực khẩn trương sắm sửa vũ khí, chuẩn bị cờ, băng rôn cho cuộc vũ trang giành chính quyền. Các đội tự vệ vừa ráo riết luyện tập, vừa ngày đêm làm nhiệm vụ tuần tra canh giác. Mặt trận Việt Minh, Đội thanh niên cứu quốc của ông cũng bàn nhau trèo lên đồi ông Tượng để treo cờ Tổ quốc, phân công người viết khẩu hiệu, người rải truyền đơn với không khí hào hứng, phấn khởi. Cả tập truyền đơn với nội dung Việt
Sau những ngày khẩn trương chuẩn bị, đúng 7 giờ ngày 22/8/1945, sau hồi tù và vang rền ra hiệu lệnh khởi nghĩa, đông đảo nhân dân bờ phải sông Đà vũ trang thô sơ, nòng cốt là tự vệ cứu quốc, quần chúng cách mạng tất thảy xuống đường, theo cán bộ chỉ huy xông thẳng vào nhà của bọn Hội đồng thị xã. Trước áp lực mạnh mẽ của quần chúng cách mạng, bọn chúng run sợ phải nộp toàn bộ triện, bằng sắc, khế ước, văn tự, sổ sách, tài liệu cho quân cách mạng. Cán bộ chỉ huy tuyên bố chính quyền phong kiến tay sai phát xít ở thị xã đã bị đập tan, từ nay chính quyền thực sự về tay nhân dân.
Giờ đây, tuổi cao, sức yếu đã khiến dòng hồi tưởng của cụ Trần Xuân Phúc không còn được rành mạch như xưa. Thế nhưng cụ lại không thể quên bầu không khí náo nhiệt, hào hùng của cuộc mít tinh tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng: Hôm đó, trong khí thế thắng lợi, dòng người tại các ngả đường phố đổ về tập trung tại chợ Phương Lâm (nay là khu văn hóa thành phố) tham dự cuộc mít tinh mừng khởi nghĩa thắng lợi. Cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu tình vũ trang tiến về phía châu đường Kỳ Sơn. Đi đầu là các đội viên nữ tự vệ cứu quốc gươm, súng trong tay sẵn sàng chiến đấu. Quần chúng rầm rập tiến bước theo sau làm thành một đoàn biểu tình vũ trang tuần hành đầy khí thế. Đoàn quần chúng vũ trang biểu tình tiến vào châu đường Kỳ Sơn không gặp cản trở nào. Cuộc mít tinh thành lập chính quyền cách mang châu Kỳ Sơn được diễn ra ngay tại sân châu đường. Cuộc khởi đầu nổi dậy giành chính quyền trên địa bàn bờ phải thị xã Hòa Bình đã hoàn toàn thắng lợi.
Trong khi đó, ở khu vực phía tả ngạn, dưới sự chỉ đạo của đồng chí trưởng ban chỉ huy khởi nghĩa thị xã, một bộ phận quần chúng cứu quốc đã xuống xã Hòa Bình - Thịnh Lang cùng tổ quần chúng cứu quốc ở đây đã vận động, tổ chức nhân dân tiến hành thu tước đồng triện, địa bạ, sổ sách của bọn tổng lý địa phương. Cuộc mít tinh thành lập chính quyền cách mạng được tiến hành tại sân đình Thịnh Lang có đông đảo nhân dân tham dự.
Cuốn Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân thị xã Hòa Bình giai đoạn 1939 - 1945 cũng ghi rõ: Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở bờ phải thị xã, châu đường Kỳ Sơn và các xã ngoại thị thắng lợi đã cổ vũ mạnh mẽ nhân dân các làng xã Quỳnh Lâm cùng nổi dậy, tuyên bố xóa bỏ chính quyền tay sai Nhật. Tiếp đó, hàng ngàn quần chúng tại bờ phải đều vũ trang bằng vũ khí thô sơ trong tư thế sẵn sàng chiến đấu được bố trí áp sát bờ sông Đà phía hữu ngạn. Vài chục thuyền nan, thuyễn gỗ được huy động tập trung tại bờ sông sẵn sàng làm nhiệm vụ đưa quân khởi nghĩa tiến sang đánh chiếm khu đầu não bộ máy tay sai đầu tỉnh ở phái tả ngạn. Trong lúc đó, ở phái bờ trái, gần 100 quần chúng xã Hòa Bình, Thịnh Lang được huy động bí mật mai phục tại đầu cầu Đúng làm nhiệm vụ ngăn chặn không cho bọn bù nhìn đầu sỏ tháo chạy về và cũng không cho chúng ứng cứu nhau. Các hội viên cứu quốc trong trại bảo an tại các công sở cũng ráo riết vận động, tổ chức binh lính, công chức sẵn sàng nổi dậy hỗ trợ quân khởi nghĩa đánh chiếm tỉnh lỵ...
Cuộc nổi dậy của nhân dân thị xã Hòa Bình ngày 22/8/1945 đã làm cho bộ máy chính quyền bù nhìn đầu tỉnh hoàn toàn rệu rã. Đông đảo binh lính, công chức đã biểu thị công khai đứng về phí cách mạng. Tuy nhiên, tỉnh trưởng bù nhìn vẫn còn ngoan cố. Theo đó, đúng 14h ngày 23/8/1945, cùng với sự hỗ trợ của của đoàn quân khởi nghĩa từ Mường Khói (Lạc Sơn), từ chiến khu Tu Lý - Hiền Lương (châu Mai Đà) tiến xuống, cuộc vượt sông Đà tiến công đánh chiếm chính quyền tỉnh bắt đầu. Sau tiếng súng lệnh, Ban chỉ huy khởi nghĩa tỉnh cùng hàng trăm chiến sỹ, tự vệ từ phải bờ phải được nhân dân dùng thuyền chở qua sông. Cuộc vượt sông Đà diễn ra trong khí thế sôi động, hào hùng. Lực lượng cách mạng cùng đông đảo nhân dân xã Hòa Bình - Thịnh Lang sục sôi khí thế tiến vào khu vực doanh trại, các công sở chính quyền bù nhìn đầu tỉnh. Anh em binh lính, công chức giương cao cờ đỏ sao vàng trước doanh trại, công sở phấn khởi chào đón quân khởi nghĩa. Trước tình thế đó, tỉnh trưởng bù nhìn đã hoảng sợ đầu hàng cách mạng.
4h chiều ngày 23/8/1945, cuộc mít tinh chào mừng UBND cách mạng lâm thời tỉnh được tổ chức ngay tại sân phủ bộ đường. Ngay ngày hôm sau, theo sự chỉ đạo của Ban cán sự tỉnh, Ban chỉ huy khởi nghĩa tỉnh và UBND cách mạng lâm thời tỉnh, chi bộ, Mặt trận Việt Minh và UBND cách mạng lâm thời thị xã Hòa Bình tổ chức cuộc mít tinh lớn tại chợ Phương Lâm trong niềm vui vô hạn của hàng ngàn quần chúng nhân dân. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở thị xã Hòa Bình (nay là TPHB) đã giành thắng lợi hoàn toàn và kêu gọi nhân dân đoàn kết xung quanh Mặt trận Việt Minh, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
Thắng lợi rực rỡ của Cách mạng Tháng Tám tại thị xã Hòa Bình nằm trong thắng lợi chung của cả dân tộc. Từ đây, nhân dân lao động đã giành quyền làm chủ cuộc sống của mình.
Hoàng Nga
(HBĐT) - Ngày 18/8, tại Văn phòng UBND tỉnh, đoàn công tác của BCĐT.Ư xây dựng Đề án đổi mới công tác thi đua, khen thưởng (TĐ-KT) do đồng chí Nguyễn Văn Quynh, UVT.Ư Đảng, Phó Trưởng BTCT.Ư, làm Trưởng đoàn đã khảo sát, nghiên cứu công tác TĐ-KT tại tỉnh ta. Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch HĐTĐ-KT tỉnh; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành.
(HBĐT) - Những ngày đầu tháng 8, chúng tôi có dịp về xóm Tiềng, xã Bắc Phong (Cao Phong). Câu cầu tạm nối xóm với các xóm ngoài nay đã được thay bằng cầu bê tông chắc chắn. Anh Bùi Văn Thái, Bí thư Đoàn xã cho biết: Đây là công trình thuộc dự án xoá cầu tạm, xây dựng cầu nông thôn do T.Ư Đoàn đầu tư. Ngay khi được cấp vốn, thanh niên, nhân dân cùng đóng góp ngày công xây dựng. Khởi công cuối năm 2010, chỉ trong vòng 1 tháng, cây cầu đã hoàn thành, đảm bảo giao thông thuận lợi cho bà con trong xã, đặc biệt là vào mùa mưa lũ.
Bộ trưởng Công an yêu cầu toàn lực lượng CAND nâng cao chất lượng phân tích tình hình, tham mưu cho Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ vững chắc chủ quyền.
Ngày 17-8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các đại biểu Quốc hội trong đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng đã tiếp xúc cử tri tại thành phố Hải Phòng để báo cáo kết quả kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII và lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.
Ngày 17.8, tại Hà Nội, Ban Bí thư T.Ư Đảng đã tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt các đảng ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng các bộ, ngành, đoàn thể T.Ư, các tỉnh ủy, thành ủy khu vực phía Bắc quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 03-CT/T.Ư của Bộ Chính trị và Kế hoạch 03-KH/T.Ư của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Đinh Thế Huynh... chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Ông Nguyễn Đình Trọng, Phó ban đại diện Hội NCT huyện Kỳ Sơn cho biết: Hiện nay, 100% xã, thị trấn đều có Hội NCT với 3.562 người, chiếm 9,55% dân số huyện. Trong đó, 2.219 hội viên là đảng viên, sinh hoạt ở 75 chi hội và 220 tổ hội, 12 hội viên từ 100 tuổi trở lên, 104 hội viên từ 90 - 99 tuổi, 702 hội viên từ 80 - 90 tuổi.