(HBĐT) - Ngày 22/8/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 70/ 2011/NĐ- CP về việc quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động. Theo đó, tỉnh ta thuộc vùng IV, mức lương tối thiểu 1.400.000 đồng/tháng, trừ thành phố Hòa Bình khu vực III, mức lương 1.550.000 đồng/tháng.

 

Sự đón nhận của doanh nghiệp và người lao động

 

Nhìn lại từ năm 1993, mức lương tối thiểu chung được công bố là 120.000 đồng; năm 1997 là 144.000, tăng 20%;  năm 2000 là 180.000, tăng 25%; năm 2001 là 210.000, tăng 16,7%; năm 2004 là 290.000, tăng 38%; năm 2005 là 350.000, tăng 20,7%; năm 2006 là 450.000, tăng 28,6%;  năm 2008 là 540.000, tăng 20%; năm 2009 là 650.000, tăng 20,4%; năm 2010 là 730.000, tăng 12% và tháng 5/2011 là 830.000 đồng, tăng 13,7%. Đây là mức lương tối thiểu để đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động làm công việc giản đơn. Tuy nhiên, theo tính toán của các chuyên gia Viện Lao động xã hội, mức lương tối thiểu này chưa đáp ứng được nhu cầu mức sống tối thiểu của người lao động. Kể từ khi có mức lương tối thiểu vùng, ngành thì mức lương tối thiểu chung này bao giờ cũng là mức thấp nhất và được áp dụng cho vùng IV của các DN trong nước. Ví dụ như năm 2010, mức lương tối thiểu vùng IV các DN 830.000 đồng, DN FDI là 1.100 đồng, cho đến năm 2012, mức lương tối thiểu vùng giữa DN trong nước và FDI cùng một mức là 1.400.000 đồng đối với vùng IV. Việc điều chỉnh lương tối thiểu kỳ này, người lao động vừa mừng lại vừa lo. Mừng vì  tăng lương tối thiểu sẽ được tăng thêm, thu nhập, đời sống sẽ được cải thiện, lo vì tăng lương sẽ tăng giá cả thị trường, nhất là giá tiêu dùng, đồng thời DN sẽ cắt các khoản thu nhập khác để bù vào lương tối thiểu. Đối với DN, lo nhiều hơn vì hiện nay giá đầu vào của sản phẩm đã tăng, vay ngân hàng khó khăn, đồng thời họ phải trả một số khoản tăng thêm như BHXH, thất nghiệp, kinh phí công đoàn cho người lao động, vì vậy họ phải cắt giảm một số khoản để bù vào.

 

Thực trạng thu nhập người lao động trên địa bàn tỉnh

 

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 60.000 lao động đang làm việc ở trên 2.000 DN, hầu hết các DN trên địa bàn là những DN vừa và nhỏ, sản xuất có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh thấp, đóng góp vào phát triển KT-XH của tỉnh còn hạn chế, đời sống của người lao động còn khó khăn. Qua khảo sát 50 DN trên địa bàn tỉnh cho thấy, đối với các DN có 100% vốn Nhà nước, cá biệt người lao động trực tiếp có mức thu nhập thấp nhất 1.864.000 đồng/tháng, cao nhất là 3.796.000. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn ngoài khu vực Nhà nước, cá biệt người lao động có mức thu nhập thấp nhất 1 triệu đồng và cao nhất là 2,5 triệu đồng. Các công ty CP có nguồn gốc từ Nhà nước sau khi chuyển đổi mức thu nhập thấp nhất là 702.000 và cao nhất là 10 triệu đồng. Đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thì cá biệt  mức thấp nhất 1 triệu đồng cao nhất 20 triệu đồng. Như vậy có hai loại hình DN cá biệt trả lương và các khoản có tính chất lương (thu nhập) thấp hơn so với mức lương tối thiểu vùng quy  định đó là Công ty cổ phần 702.000/1.050.000 và DN FDI là 1.000.000 - 1.170.000 đồng. Từ thực trạng nêu trên cho thấy, với mức lương tối thiểu hiện hành mà Nhà nước quy định như phân tích ở trên cũng chưa đủ nhu cầu tối thiểu mức sống tối thiểu cho người lao động giản đơn. Mặt khác, DN lại trả không đủ mức tối thiểu này gây nhiều khó khăn cho người lao động, từ đó xuất hiện sự xáo trộn, tranh chấp lao động gây biến động trên thị trường lao động.

 

Một vài khuyến nghị

 

Để giảm thiểu sự xáo trộn, ổn định thị trường lao động, tạo điều kiện cho người lao động có cuộc sống ổn định, gắn bó với DN , tạo sự hài hòa, văn minh trong DN, trong lúc Nhà nước đang triển khai đồng bộ các giải pháp điều chỉnh kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, việc các DN cần phải chấp hành các quy định về tiền lương do Nhà nước ban hành, đặc biệt là mức lương tối thiểu vùng. Đồng thời cần tăng cường kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng để có hình thức xử phạt nghiêm minh đối với những DN không chấp hành các quy định về tiền lương quy định. Chỉ có như vậy, năng suất lao động trong các DN mới tăng lên, chất lượng sản phẩm hàng hóa đảm bảo, có sức cạnh tranh trên thị trường.

 

 

                                                           Nguyễn Thanh Thủy  

                                              (Phó Giám đốc Sở LĐ - TB & XH )

 

Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục