Tàu

Tàu "không số" trên đường vào Nam. Ảnh: TL

(HBĐT) - Đã 50 năm rồi, kể từ ngày Bác Hồ, Quân ủy Trung ương có quyết định thành lập đoàn tàu không số để chi viện cho chiến trường miền Nam. Ngày 23/10/1961, đoàn vận tải thủy 759 ra đời.

 

Lực lượng ban đầu cho những chuyến tàu không số là cán bộ, chiến sĩ Nam Bộ tập kết vì là nhiều người có kinh nghiệm đi biển quen với sóng to, gió lớn trên biển cả mênh mông. Sau do yêu cầu nhiệm vụ, nguồn bổ sung được lấy từ các tỉnh miền Bắc. Anh em được huấn luyện cơ bản, được đào tạo trung cấp hàng hải, kỹ thuật trên biển, kiến thức thiên văn, luật hàng hải quốc tế... để ra khơi. Linh hoạt ứng phó với các tình huống xảy đến, nhất là khi giáp mặt với quân thù.

 

Toàn bộ quá trình tuyển lựa, đào tạo làm nhiệm vụ đều tuyệt đối bí mật. Một CCB của đoàn tàu không số nhớ lại: “Dạo đó, chúng tôi chẳng nghĩ gì đến sợ chết đâu, xác định ra đi hoặc thành công hoặc hy sinh...”. Chính bởi xác định sẵn sàng đánh đổi mạng sống vì độc lập, tự do của tổ quốc, “vì miền Nam ruột thịt” nên trước mỗi chuyến đi đều có lễ truy điệu của những người ra khơi. Thế rồi đợi thời tiết, đợi sóng to, gió lớn, tàu rời bến nhằm hướng Nam, kéo buồm, lợi dụng thời tiết xấu, mưa gió, bão bùng để che mắt địch.

 

Một trong những yêu cầu cao nhất đặt ra là vừa gan lì bám biển, vừa kiên cường đấu trí với địch để bảo vệ vũ khí, hàng hóa, thuốc men và tính mạng. Khi buộc phải chiến đấu thì kiên quyết không để rơi vào tay giặc. Bởi thế, những con tàu vừa mang theo tiền Việt Nam cộng hòa, tiền đô để có thể sử dụng  mua chuộc khi tàu của bọn lính ngụy áp sát kiểm tra giấy tờ, vừa mang sẵn thuốc nổ nếu địch phát hiện, sẵn sàng điểm hỏa cho nổ tàu sau khi đã chiến đấu quyết liệt đến phút cuối.

 

Bến xuất phát của những con tàu không số là Đồ Sơn - Hải Phòng. Từ Đồ Sơn - Hải Phòng, những con tàu không số rời bến thường vào đêm tối mịt mùng, không trăng sao. Những chiến sĩ là những ngư dân cảm tử lặng lẽ ra đi với những cái bắt tay thật chặt của những người ra tiễn trong màn đêm mênh mông, bao la của biển trời và tiếng sóng vỗ bờ.

 

Đoàn 759 đã mở con đường Hồ Chí Minh trên biển, con đường của ý chí và sức sáng tạo Việt Nam. Chuyến tàu đầu tiên xuất phát từ Đồ Sơn dập dềnh sóng nước đến 6 giờ sáng ngày 19/10/1962 chở 30 tấn vũ khí đã vào đến Vàm Lũng an toàn, sau đó được đưa về rạch Chùm Gọng để lên hàng. Để che mắt địch, đơn vị đã đóng những con tàu 2 đáy, không số, máy tàu bỏ hết nhãn mác, cài thuốc nổ ở đầu, giữa và đuôi tàu.

 

Có những chuyến tàu xuất phát từ Đồ Sơn vượt trùng dương vào đến bến tàu đã phải trải qua 9 cơn bão trên đường đi. Đến nơi, anh em mệt lử phải nghỉ đến mấy ngày cho lại sức. Con đường trên biển trở thành con đường huyền thoại của nhân dân ta chống đế quốc Mỹ. Con đường ấy từ ngày đoàn 759 được thành lập 23/10/1961 với mục đích chi viện cho chiến trường miền Nam tới khi đất nước giải phóng. Trải qua một thời gian gần 15 năm, đội ngũ con tàu không số đã vượt qua muôn vàn khó khăn, hy sinh nhưng với tinh thần mưu trí, anh dũng, các cán bộ, chiến sĩ đã huy động 1.879 lượt tàu thuyền vận chuyển được gần 163.000 tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật, thuốc chữa bệnh từ miền Bắc vào miền Nam, đưa đón hơn 80.000 cán bộ, chiến sĩ, trong đó có hàng trăm cán bộ cao cấp của Đảng, quân đội từ Nam ra Bắc và ngược lại. Tuy nhiên, con đường huyền thoại trên biển rất sáng tạo anh hùng, song cũng có 7 con tàu bị địch phát hiện phải phá huỷ cùng với nhiều chiến sĩ hy sinh, các anh đã nằm sâu dưới biển cả. Tuy nhiên, với một tuyến đường như vậy, điều đó vẫn là một thắng lợi to lớn đầy sức sáng tạo, lòng quả cảm của quân và dân ta. Những chuyến tàu vượt biển thắng lợi gắn liền với sự che chở, đồng thuận của nhân dân ta bởi lẽ dù đêm hôm, mưa rét, bão gió, dân quân trên bờ nơi tàu cập bến, chuyển vũ khí là đoàn người vượt qua đêm tối, mưa rét chuyển hàng mau lẹ về nơi tập kết để kịp thời phân phối ra chiến trường, góp phần thắng lợi cho cách mạng miền Nam. Bác Hồ, Quân uỷ Trung ương theo dõi sát sao những chuyến tàu, lịch trình đi và diễn biến trên biển cả. Sự quan tâm của Bác, sự lo lắng đầy trách nhiệm của Quân ủy Trung ương là nhân tố cho sự vượt biển thắng lợi của những chuyến tàu.

 

Con đường trên biển của một đội quân giàu lòng yêu nước, trí thông minh, năng động, sáng tạo đã bất chấp vũ khí, kỹ thuật hiện đại, ra đa mắt thần và ống nhòm tia hồng ngoại của địch. Những con tàu không số trên đường biển của một đất nước chữ S có bờ biển dài hàng nghìn km dưới dạng là những con thuyền ra khơi đánh cá mà những chiến sĩ là những ngư dân không quân hàm, quân hiệu thấm đẫm mồ hôi trên những bộ quần áo bà ba mặn mòi nước biển.

Kỷ niệm 50 năm đoàn tàu không số mở đường trên biển, con đường huyền thoại xanh, đường Hồ Chí Minh, nhìn lại những chiến sĩ tham gia chỉ còn lại hơn 1.000 đồng chí, Chủ tịch Hội Trần Văn Hiếu cho biết: “Lớn tuổi có những bác đã ở tuổi 80 - 82, trẻ nhất cũng hơn 60 tuổi rồi”. Những chiến sĩ trên con tàu không số năm xưa vẫn luôn nhớ về bến K15 Đồ Sơn, điểm xuất phát chủ yếu của đường Hồ Chí Minh trên biển. Trong mắt của những người lính già, những con sóng vẫn ùa về không ngừng và gió biển mặn mòi đang thổi về phía họ đón những nụ cười rám nắng của một thời trai trẻ nhiệt huyết trên sóng nước của con đường biển huyền thoại.

          

                                                         Văn song (T.T.V)

 

Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục