Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu kết luận hội nghị.
(HBĐT) - Ngày 16/3, dưới sự chủ trì của đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy, BTV Tỉnh ủy đã họp cho ý kiến vào dự thảo các báo cáo: Tổng kết 5 năm thực hiện NQ số 04/NQ-TU của Tỉnh ủy về công tác XĐGN - lao động việc làm, đào tạo, dạy nghề và XKLĐ giai đoạn 2006 - 2010; tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TU của BTV Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thương binh - liệt sĩ, người có công và phong trào Đền ơn - đáp nghĩa; tổng kết 5 năm thực hiện NQ số 06-NQ/TU của Tỉnh ủy về công tác tổ chức, cán bộ đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và một số công tác khác.
Đối với việc thực hiện NQ 04, dự thảo báo cáo nêu rõ: Sau 5 năm tổ chức thực hiện, chương trình mục tiê quốc gia về giảm nghèo đã được triển khai đồng bộ với nhiều giải pháp hiệu quả. Tốc độ giảm nghèo được đẩy nhanh từ 31,31% đầu năm 2006 xuống còn dưới 14% năm 2010, bình quân giảm 3% số hộ/năm. Mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh cơ bản được hoàn thành. Hiện, toàn tỉnh có 33 cơ sở dạy nghề và đào tạo khác có tham gia dạy nghề, trong đó 10 huyện có trung tâm dạy nghề. Từ năm 2006 - 2010 đã có 55.620 lao động được tuyển sinh học nghề, đạt 101,1% so với mục tiêu NQ. Qua đó góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo nói chung tăng từ 17,34%/năm 2005 lên 30% năm 2010, trong đó tỷ lệ qua đào tạo nghề tăng từ 8,84% lên 25,1% (tăng 13,76%, đạt mục tiêu NQ đề ra là 25%). Đến cuối năm 2011, tỷ lệ này tăng lên 29%. Thực hiện QĐ 1956 của Thủ tướng Chính phủ, mỗi năm đã dạy nghề cho khoảng 14.000 lao động và bồi dưỡng cho khoảng 2.500 CB, CC xã. Công tác XKLĐ đã đưa 6.269 lao động đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài. Từ năm 2006 đến nay, bình quân mỗi năm đã giải quyết việc làm cho từ 16.000 -16.500 lao động; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị khống chế ở mức dưới 5%; tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn tăng lên 85%; cơ cấu lao động có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, công tác giảm nghèo chưa thực sự bền vững, tỷ lệ tái nghèo cao; đào tạo, dạy nghề còn nhiều bất cập, chất lượng nguồn nhân lực có trình độ thấp; XKLĐ không đạt chỉ tiêu. Thảo luận các giải pháp cho những vấn đề trên, các đại biểu cho rằng: cần thực hiện XHH, lồng ghép nhiều chương trình cho công tác XĐGN; dạy nghề phải gắn với nhu cầu xã hội và phù hợp với điều kiện địa phương; quy hoạch lại cây trồng gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thay đổi tập quán, có chính sách ưu đãi cho vùng khó khăn; nguồn vốn vay XĐGN không nên nhỏ giọt, giàn trải trước khi giải ngân cần tổ chức tập huấn.
Về thực hiện Chỉ thị 16, các ngành, cấp đã có sự phối hợp hiệu quả, công tác chăm sóc đời sống người có công đã trở thành hoạt động sâu rộng, huy động được sự tham gia của toàn xã hội. Đời sống của các gia đình chính sách nhìn chung ổn định, 95% số hộ có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của người dân trên cùng địa bàn. Trên 90% thương, bệnh binh được công nhận là người công dân kiểu mẫu; 95% xã, phường được công nhận làm tốt công tác chăm sóc gia đình TB-LS. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 100 hộ gia đình chính sách sống trong nhà tạm. Các đại biểu đều thống nhất mục tiêu cụ thể nên xóa nhà tạm cho tất cả những đối tượng này.
Về thực hiện NQ số 06 đã sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức bộ máy. Hiện, khối Đảng, đoàn thể tỉnh có 79 cơ quan, trong đó khối Đảng là 42, tăng 7 đơn vị; khối đoàn thể là 37, tăng 4 đơn vị. Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy có 14 đơn vị; số đơn vị trực thuộc huyện, thành ủy giữ nguyên 6 đơn vị khối Đảng, 6 đơn vị khối đoàn thể. Cơ quan khối Nhà nước sau khi sắp xếp giảm từ 27 đơn vị xuống 22 đơn vị. Đối với cấp huyện từ 13 phòng chuyên môn xuống còn 12 phòng. Công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ được thực hiện theo các quy định, hướng dẫn. 5 năm đã luân chuyển 361 lượt cán bộ, trong đó diện BTV Tỉnh ủy quản lý 19 lượt đồng chí, diện các địa phương quản lý 342 lượt đồng chí. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, bố trí, sử dụng và thực hiện các chính sách cán bộ được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, bộ máy Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chưa thực sự tinh gọn. Công tác đánh giá cán bộ còn nể nang, né tránh. Quy hoạch cán bộ còn mang tính hình thức, khép kín, chưa thực sự gắn đào tạo, bồi dưỡng với bố trí sử dụng. Để giải quyết những tồn tại này, các ý kiến đã tập trung vào các vấn đề: tăng cường công tác đào tạo, quy hoạch, đánh giá cán bộ một cách thực tâm; chú ý quy hoạch, đào tạo cán bộ trẻ, nữ, người DTTS; phân công cán bộ đúng việc, đúng năng lực, sở trường; đẩy mạnh thu hút nhân tài, sinh viên tốt nghiệp đại học về công tác tại cơ sở.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ nhấn mạnh: Về thực hiện NQ 04, cần xem xét lại các số liệu về chỉ tiêu giảm nghèo. Đối chiếu với nghị quyết để đề ra mục tiêu phù hợp cho giai đoạn tiếp theo. Về Chỉ thị 16 cần tính toán lại một số mục tiêu như tỷ lệ thương binh đạt công dân kiểu mẫu, đời sống của các hộ chính sách... Về NQ 06 cũng cần rà soát lại các số liệu trong báo cáo; thực hiện tốt chính sách thu hút sinh viên về công tác, nhất là những ngành KH-KT; xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ một cách cụ thể, gắn đào tạo, bồi dưỡng với bố trí sử dụng, không nên bồi dưỡng tràn lan; cần kiến nghị thêm với T.Ư về sắp xếp bộ máy tổ chức như bộ phận tôn giáo có nên đưa về Sở Nội vụ...
Cẩm Lệ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng trên tinh thần đối tác chiến lược, thời gian qua, quan hệ hợp tác Việt Nam-Hàn Quốc trên các lĩnh vực có những bước phát triển hết sức mạnh mẽ và sâu rộng, mang lại lợi ích thiết thực cho sự phát triển chung của cả hai nước.
Thời gian gần đây, Trung Quốc tiếp tục có các hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
(HBĐT) - Ngày 14/3, Huyện uỷ Kỳ Sơn tổ chức hội nghị cán bộ nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện Kết luận Hội nghị lần thứ 3 BCH Trung ương Đảng khoá XI. Tham dự hội nghị có hơn 80 cán bộ là uỷ viên BCH huyện, lãnh đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện và xã, thị trấn.
(HBĐT) - Sáng ngày 15/3, huyện Cao Phong đã tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm, ngày thành lập huyện (15/3/2002 - 15/3/2012) và đón nhận Huân chương lao động hạng ba do Nhà nước trao tặng. Đông đảo các ban ngành, đoàn thể, xã, thị trấn và đồng bào các dân tộc trên địa bàn đã về dự lễ kỷ niệm. Tới dự và chia vui với huyện có các đồng chí: Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ; Đinh Duy Sơn, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh uỷ, cùng đông đảo lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, MTTQ tỉnh.
(HBĐT) - Sáng 15/3, Sở Công thương và UBND thành phố Hòa Bình đã phối hợp tổ chức mít tinh, diễu hành hưởng ứng “Ngày quyền của người tiêu dùng thế giới - 15/3” với sự tham gia của 300 người đại diện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh và đông đảo NTD.
(HBĐT) - “Thái độ cởi mở, nhiệt tình tại các phòng tiếp dân, bộ phận “một cửa”… là điều dễ nhận thấy nhất về công tác cải cách hành chính (CCHC) tại cơ sở. Hiện nay, tại hầu hết các điểm “một cửa” của các cơ quan, đơn vị, ĐV- TN trẻ chiếm số lượng lớn, vì vậy, đây là lực lượng cần tiên phong trong thực hiện cải cách hành chính. Nhận thức đúng về vị trí của mình, thời gian qua, nhiều cơ sở đoàn đã tích cực thực hiện CVĐ, góp phần thúc đẩy CCHC tại cơ quan”- Anh Nguyễn Minh Thành, Bí thư Đoàn thanh niên Khối các cơ quan tỉnh chia sẻ.