Tại tỉnh ta, phương thức chăn nuôi nông hộ theo hướng quản canh, tận dụng là chủ yếu nên người tiêu dùng yên tâm về chất lượng sản phẩm.
(HBĐT) - Trước tình hình sử dụng chất cấm tạo nạc trong chăn nuôi gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý người dân, có tác động nhất định đến ngành sản xuất chăn nuôi lợn của tỉnh, P.V Báo Hòa Bình đã phỏng vấn ông Lương Thanh Hải – Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh xung quanh vấn đề này.
P.V: Xin ông cung cấp một số thông tin về tình hình sử dụng chất cấm tạo nạc?
Ông Lương Thanh Hải: Thời gian gần đây, thông tin về tình hình sử dụng chất tạo nạc (nhóm Beta - agonist) khiến người dân và toàn xã hội quan tâm, lo ngại. Tuy nhiên, cần nói thêm rằng giá thành của chất tạo nạc không hề rẻ và chỉ đem lại lợi nhuận với chăn nuôi tập trung. Đương nhiên, việc sử dụng chất này có tính hai mặt bởi nếu cho lợn ăn chất tạo nạc thì chậm nhất sau 10 ngày, phải xuất bán nếu bằng không lợn sẽ tự chết. Bởi vậy, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ rất khó có điều kiện sử dụng chất này.
Thực hiện công văn số 197/CN – TACN của Cục Chăn nuôi về việc kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi, trong tháng 3, Sở NN & PTNT đã phối hợp với các cơ quan liên quan gồm công an, y tế, quản lý thị trường, truyền thông tổ chức triển khai kiểm tra, kiểm soát tình hình quản lý, sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn 11 huyện, thành phố. Qua kiểm tra, lấy mẫu phân tích chất lượng, nhất là các chất cấm thuốc nhóm Beta - Agonist, không phát hiện cơ sở cung cấp thức ăn chăn nuôi vi phạm sử dụng chất cấm. Gần đây nhất, trả lời giới truyền thông về tình hình sử dụng chất cấm tạo nạc, ông Hoàng Văn Năm – Cục trưởng Cục thú y đã đưa ra kết luận: các địa phương miền Bắc nước ta chưa có sản phẩm chăn nuôi chứa chất cấm nguy hại, đặc biệt là chất tạo nạc.
Trên địa bàn tỉnh ta, chỉ có 3 trang trại chăn nuôi lợn của các công ty, sản phẩm cung ứng cho các tỉnh ngoài. Hiện, chăn nuôi theo hướng nông hộ, quản canh với phương thức tận dụng thức ăn có sẵn vẫn giữ vai trò chủ đạo nên hộ chăn nuôi gần như tuyệt đối không biết chất tạo nạc là chất gì. Cùng với việc thanh, kiểm tra thực tế tại các cơ sở có thể khẳng định hộ chăn nuôi trong tỉnh không sử dụng chất cấm này.
P.V: Vậy, thông tin sản phẩm thịt lợn có chứa chất tạo nạc gây ảnh hưởng tới thị trường chăn nuôi tỉnh như thế nào, thưa ông?
Ông Lương Thanh Hải: Đương nhiên với thị trường chăn nuôi tỉnh ta cũng chịu những tác động nhất định, đó là việc không ít người tiêu dùng quay lưng với thịt lợn, tâm lý người dân nhiều hoang mang. Trước tiên là ảnh hưởng xấu đến giá thành sản phẩm. Từ mức giá 53.000 đồng - 55.000 đồng/kg, giá thịt lợn hơi giảm xuống mức 40.000 đồng - 45.000 đồng/kg. Nếu tình trạng này kéo dài dễ dẫn đến nguy cơ thiếu nguồn cung do hộ chăn nuôi không dám đầu tư tái đàn.
Bình quân mỗi năm, sản lượng thịt lợn cung ứng cho thị trường tỉnh ta vào khoảng trên, dưới 25.000 tấn. Ngoài phần lớn sản lượng lợn nhập từ các địa phương trong tỉnh, sản phẩm thịt lợn trên thị trường còn nhập ở một vài tỉnh khác gồm Phú Thọ, Ninh Bình. Tuy nhiên, người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm bởi khâu kiểm soát, kiểm dịch sản phẩm được thực hiện sát sao. Trong năm 2011, toàn tỉnh đã kiểm soát, kiểm dịch 528.500 động vật, chủ yếu là lợn, trong đó kiểm soát giết mổ 201.500 con.
P.V: Trong lúc này, ông có khuyến cáo gì đối với hộ chăn nuôi và người tiêu dùng ?
Ông Lương Thanh Hải: Thông tin sử dụng chất tạo nạc đã làm ảnh hưởng xấu cho ngành chăn nuôi. Giá thịt lợn hơi xuống thấp tới mức báo động đẩy người chăn nuôi vào tình cảnh thua lỗ. Người dân cần hiểu sâu sắc về thực trạng sử dụng hóa chất tạo nạc, tránh tâm lý hoang mang, e ngại khi sử dụng thịt lợn, nhất là trong thực tế hiện nay tỉnh ta chưa xảy ra hiện tượng sử dụng chất cấm này.
P.V: Xin cảm ơn ông!
Bùi Minh (thực hiện)
(HBĐT) - Kể từ sau thông tin thịt lợn bán ra trên thị trường nhiễm chất kích thích do sử dụng chất cấm tạo nạc, người tiêu dùng trong tỉnh tỏ ra hoang mang, thậm chí có không ít người “quay lưng”, tẩy chay thịt lợn.
Ngày 21/3, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp ngài Faris Al-Ani, Đại sứ Iraq tại Việt Nam đến chào từ biệt nhân kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.
(HBĐT) - Ngày 21/3, tại hội trường Tỉnh ủy, Ban chỉ đạo thực hiện đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010- 2020” (gọi tắt là đề án 61) đã họp phiên thứ nhất. Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng BCĐ thực hiện đề án 61 của tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị còn có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đồng chí thành viên BCĐ.
(HBĐT) - Với tổng số 6.209 đảng viên, sinh hoạt ở 63 chi, Đảng bộ trực thuộc, trong những năm qua, Đảng bộ huyện Lạc Sơn luôn xác định vấn đề xây dựng TCCS Đảng TS-VM đáp ứng tốt vai trò lãnh đạo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Để thực hiện nhiệm vụ đó, Đảng bộ huyện Lạc Sơn đã đặc biệt chú trọng và xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương, cơ sở.
(HBĐT) - Ngày 20/3, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với lãnh đạo xã Giáp Đắt và huyện Đà Bắc về tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH và chương trình xây dựng nông thôn mới. Cùng đi có lãnh đạo các Sở: KH&ĐT, Tài chính, NN&PTNT, Ban Dân tộc, Văn phòng UBND tỉnh và huyện Đà Bắc.
(HBĐT) - Từ một DNTN kinh doanh hàng điện tử, điện lạnh, năm 2000, đơn vị chuyển đổi thành Công ty TNHH Thành Biên. Năm 2006 - thời điểm ghi dấu bước đột phá của Công ty khi triển khai mạng truyền hình cáp đầu tiên và duy nhất tại tỉnh, đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí ngày càng cao của nhân dân. Năm 2007, Công ty tiếp tục mở rộng phạm vi kinh doanh bằng việc thành lập Trung tâm Giải trí Sao Mai.