Các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến vào các dự án luật trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII.
(HBĐT) - Ngày 5/4, tại hội trường tầng 3, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh tổ chức hội nghị tham gia, đóng góp ý kiến vào các dự án Luật trình kỳ họp thứ 3, QH khóa XIII. Tới dự có các đồng chí trong đoàn ĐBQH khóa XIII, Thường trực HĐND, các ban của HĐND, UBMTTQ tỉnh và các sở, ngành trong tỉnh. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị.
Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe đoàn ĐBQH tỉnh thông báo về việc tham gia lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo của 3 dự án luật gồm: Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Luật Giám định Tư pháp. Đa số các đại biểu đều thống nhất cao với nội dung, bố cục và việc cần thiết phải ban hành 3 dự án luật trên. Đồng thời, đưa ra một số ý kiến, kiến nghị đóng góp vào các dự án Luật trình kỳ họp thứ 3 – Quốc hội khóa XIII. Đối với dự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính, việc xử phạt với mức thu tối thiểu 50.000 đồng là quá thấp, không đảm bảo tính răn đe, nên tăng lên 200.000 đồng nhưng đối với mức phạt cao nhất cần phải xem xét, cân nhắc từng trường hợp và quy định mức phạt theo vùng, miền; vấn đề giảm nhẹ mức phạt đối với người dân tộc là không hợp lý vì mỗi người dân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật; vấn đề Thanh tra tỉnh chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với thanh tra sở, nên có bổ sung thẩm quyền xử phạt đối với Thanh tra tỉnh và xem xét, bổ sung thêm 1 khoản đối với Thanh tra tỉnh đảm bảo tính phù hợp và sẽ đưa vào khoản 3, điều 15 và cần sửa đổi một số những điều trong việc xử lý hành chính như điều 12, 15, 23, 39, 66, 125, 126.... Đồng thời, cần sửa đổi một số từ ngữ đảm bảo tính chuẩn xác để phù hợp với Luật Khiếu nại và Luật tố cáo; với thực trạng hiện nay cần có quy định xử lý hành chính đối với những CB-CC-VC vi phạm; việc xử lý hành chính đối với những vấn đề như điện lực, hóa chất, quản lý vật liệu nổ, thống kê và đăng kí kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn nên rất cần có một chế tài hợp lý để xử lý. Về xử phạt trong lĩnh vực y tế, sức khỏe, BHXH cũng cần đưa ra mức phạt cụ thể đối với từng lĩnh vực. Một số đại biểu đề xuất cần thực hiện kiên quyết hơn nữa đối với những vụ án hình sự đặc biệt là án ma túy, tuy nhiên, số án tồn đọng vẫn còn, tính khả thi của bản án còn hạn chế. Đối với những đối tượng mại dâm, nghiện hút, nếu vi phạm nhiều lần mà không có chuyển biến nên đưa vào cơ sở giáo dưỡng để đảm bảo tính răn đe và phòng ngừa những vụ án hình sự do những đối tượng này mang lại. Tăng cường giám sát, kiểm tra, giám sát xử lý nghiêm những hành vi vi phạm trong vi phạm hành chính và nên giao cho HĐND tỉnh tổ chức các đoàn giám sát.
Về dự thảo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, các đại biểu cho rằng, mỗi công dân đều có quyền làm chủ và bình đẳng trước pháp luật nên mọi thông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật là lợi ích, quyền lợi của mỗi công dân. Bên cạnh đó, việc phổ biến giáo dục pháp luật ở cấp tỉnh, huyện đều có báo cáo viên pháp luật, tuy nhiên cần bổ sung thêm ở cấp phường, xã. Với dự thảo Luật Giám định Tư pháp, các đại biểu đã tập trung góp ý một số vấn đề trọng tâm như: về vấn đề pháp y, ở tỉnh ta tồn tại 2 hệ thống, tuy nhiên các tổ chức này chưa thống nhất, được chia thành nhiều lĩnh vực, ngày càng phức tạp do đó việc chia thành cơ quan sẽ gây khó khăn cho nên sẽ kiến nghị đưa giám định pháp y tập trung về một mối, có thể là Công an quản lý hoặc Sở Y tế quản lý. Vì giám định pháp y phải có ấn định thời hạn nhằm đảm bảo công tác điều tra, xét xử. Đồng thời, thêm mục xử lý vi phạm đối với những người làm công tác giám định và việc quy định chế tài đối với người tham gia giám định pháp y cần phải chặt chẽ hơn.
Thay mặt đoàn ĐBQH tỉnh, đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đã tiếp thu các ý kiến đóng góp của đại biểu, qua đó sẽ tập hợp và báo cáo để Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, bổ sung, điều chỉnh.
Lưu An
Ngày 3-4, tại Hà Nội, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội nghị quán triệt Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI), nhằm phát huy vai trò của các cấp công đoàn trong việc tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tích cực tham gia góp ý xây dựng Đảng.
Ngày 2/4, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Mỹ, Cao ủy về quyền con người của Liên hợp quốc tổ chức Hội nghị tham khảo ý kiến các nước thành viên Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế nhằm thúc đẩy Hệ thống công ước quốc tế về quyền con người.
(HBĐT) - Trong hai ngày 3 và 4/4/2012, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác thông tin đối ngoại; tuyên truyền biển, đảo; phân giới cắm mốc năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012.
(HBĐT) - Nghị quyết T.ư 4 (khóa XI): “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” như một “làn gió mới” và kỳ vọng là một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, từng bước đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ CB -ĐV. NQT.ư 4 cũng đang tạo một cuộc bàn luận sôi nổi trong các tầng lớp nhân dân. Nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và những ý kiến đóng góp vào việc triển khai thực hiện NQT.ư 4. PV Báo Hòa Bình đã trao đổi với đồng chí Nguyễn Văn Cửu, nguyên Phó Bí thư TT Tỉnh ủy về vấn đề trên.
(HBĐT) - Hội LHPN huyện Đà Bắc đã tích cực vận động hội viên “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã trở thành phong trào với nhiều hình thức phong phú, linh hoạt, từng bước tạo sự chuyển biến từ nhận thức sang hành động, từ “học tập” sang “làm theo” được lồng ghép vào việc thực hành tiết kiệm với hoạt động nhân đạo, từ thiện.
(HBĐT) - Chú trọng công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ xã Toàn Sơn (Đà Bắc) đã tập trung thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên (CBĐV); duy trì tổ chức quán triệt, học tập và triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng các cấp, CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đến từng chi bộ và đảng viên.