Truyền thống anh hùng trong chiến đấu vẫn luôn được thế hệ đi trước tiếp lửa cho những thế hệ kế tiếp ở Mông Hóa. Trong ảnh: ông Nguyễn Quốc Sự, xóm Dụ kể chuyện truyền thống cho thế hệ trẻ xã Mông Hóa.

Truyền thống anh hùng trong chiến đấu vẫn luôn được thế hệ đi trước tiếp lửa cho những thế hệ kế tiếp ở Mông Hóa. Trong ảnh: ông Nguyễn Quốc Sự, xóm Dụ kể chuyện truyền thống cho thế hệ trẻ xã Mông Hóa.

(HBĐT) - Là vùng đất ghi dấu chiến công của những người con anh hùng trong thời kỳ chống Pháp, Mông Hóa (Kỳ Sơn) được xem là một trong những nút thắt trên con đường tiến lên đánh chiếm Hòa Bình, thành lập xứ Mường tự trị của Pháp. Chính nơi đây với những trận đánh đồi Dụ, cầu Mè của quân và dân Mông Hóa trong chiến dịch Hòa Bình năm 1951 - 1952 đã trở thành đòn đánh chí tử đập tan âm mưu xâm chiếm Hòa Bình của thực dân Pháp.

 

Những trận đánh đó đã ghi đậm dấu ấn của những người con áo nâu chân đất ở vùng đất Mông Hóa. Đặc biệt là trận đánh địch trên dọc tuyến đường 6. Bằng vũ khí thô sơ, hỏa lực hạn chế nhưng dân quân Mông Hóa đã có những trận đánh làm quân Pháp phải kinh hồn bạt vía như trận đánh ngày 2/12/1951 tại khu vực đồi Mè, lực lượng dân quân xã Mông Hóa đã cùng bộ đội địa phương phối hợp với bộ đội chủ lực tiêu diệt 34 xe cơ giới. Tiếp đó, ngày 11/12/1951, dân quân xóm Dụ đã phối hợp bộ đội chủ lực phục kích đánh địch trên đường 6 đoạn từ cầu Dụ đến hang đá Thau, diệt 2 trung đội lính âu - Phi, phá hủy 10 xe quân sự. Trong trận đánh này, nổi lên là nữ chiến sỹ dân quân Nguyễn Thị Hạnh đã dũng cảm diệt hàng chục tên địch bằng một quả thủ pháo. Không chỉ có vậy, Mông Hóa còn là nơi ghi dấu chiến công anh hùng của quân và dân địa phương trong chiến dịch Hòa Bình khi đánh tan đội hình rút chạy của giặc Pháp ở Đồi Dụ, cầu Mè, tiêu diệt 1 tiểu đoàn giặc, phá hủy 34 xe quân sự.

 

Tiếp nối truyền thống anh hùng, quân, dân xã Mông Hóa đã cùng với nhân dân các dân tộc trong tỉnh góp sức cùng quân và dân cả nước đánh thắng 2 cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc XHCN của giặc Mỹ, tích cực chi viện cho chiến trường miền Nam. Chủ tịch UBND xã Mông Hóa Nguyễn Đăng Dung cho biết thêm: Là địa bàn trọng yếu nên Mông Hóa cũng phải hứng chịu những đợt bắn phá, ném bom dữ dội của máy bay Mỹ. Nhưng với tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu chống chiến tranh phá hoại nên người dân luôn sẵn sàng đánh trả khi máy bay địch đánh phá. Quân và dân xã Mông Hóa đã tích cực phối hợp với lực lượng dân quân xã Phúc Tiến, Dân Hòa truy bắt 2 phi công Mỹ lái máy bay bị ta bắn rơi.

 

Mặc dù chiến tranh ác liệt nhưng quân và dân xã Mông Hóa vẫn kiên trì bám làng, bám ruộng để sản xuất, tích cực tham gia chiến đấu, chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Với những đóng góp đó, Mông Hóa đã trở thành đơn vị lá cờ đầu trong công tác tuyển quân ở Kỳ Sơn và là đơn vị tiên tiến trong công tác quân sự địa phương của tỉnh. Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, Mông Hóa đã có 157 thanh niên tình nguyện lên đường đi chiến đấu ở khắp các chiến trường. Nhiều gia đình có tới 4 - 5 người con lên đường nhập ngũ. Kết thúc chiến tranh có 36 người con của Mông Hóa đã anh dũng hy sinh, 20 người gửi một phần xương máu tại chiến trường. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân Mông Hóa cũng đã đóng góp hàng chục tấn lương thực, thực phẩm phục vụ chiến trường. Ghi nhận những đóng góp đó, năm 1998, quân và dân xã Mông Hóa  vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân thời kỳ chống Mỹ.

 

Phát huy truyền thống anh hùng, trong những năm qua, nhân dân xã Mông Hóa đã tích cực thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định đời sống gia đình, từng bước xóa đói - giảm nghèo bền vững. Chủ tịch UBND xã Nguyễn Đăng Dung cho hay: Thực hiện nhiệm vụ phát triển  KT -XH, trong những năm qua, đời sống người dân đã được nâng lên đáng kể. Cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển biến mạnh mẽ. Sản xuất nông - lâm nghiệp được đầu tư thâm canh, đa dạng hóa cây trồng - vật nuôi theo hướng hàng hóa có giá trị như ngô, sắn, khoai lang, khoai sọ, dưa chuột, mía, sả... Qua đó đã nâng cao mức sống người dân. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã đạt hơn 12%, thu nhập bình quân đạt 14 triệu đồng / người/năm, tỷ lệ hộ nghèo (tiêu chí mới) giảm xuống còn 2,8%. Các mặt văn hóa - xã hội tiếp tục được tăng cường, củng cố. Tình hình an ninh nông thôn được giữ vững, ổn định. 

 

                                                                                       Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục