Quang cảnh một góc của “chốt thép” Lũng Vân hôm nay.

Quang cảnh một góc của “chốt thép” Lũng Vân hôm nay.

(HBĐT) - Có quá nhiều đổi thay so với thời điểm cách đây hơn một năm khi chúng tôi về Lũng Vân (Tân Lạc). Dù ở nơi “chốt thép” anh hùng vẫn còn vẹn nguyên những câu chuyện đánh giặc năm xưa được kể như tiếng rì rào của sóng lúa xanh giữa chập trùng rừng núi.

 

Ông Hà Văn Tơ, Chủ tịch UBND xã cho biết: Trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ, quân và dân xã Lũng Vân đã có những đóng góp tích cực trong chiến đấu ngăn chặn máy bay Mỹ ném bom phá hoại, đề phòng gián điệp, biệt kích xâm nhập... Nổi bật là những chiến công truy bắt giặc lái nhảy dù xuống khi máy bay của chúng bị lưới lửa phòng không của nhân dân ta tiêu diệt trong khoảng thời gian từ tháng 12/1971 đến tháng 5/1972. Theo đó, vào hồi 13h30 ngày 18/12/1971, nhiều tốp máy bay địch đánh phá miền Bắc bị lực lượng phòng không của ta đánh trả quyết liệt đã tháo chạy qua bầu trời Lũng Vân, trong đó có một chiếc bốc cháy, sau khi phát hiện tên phi công nhảy dù về khu vực Làn Khoái. Xác định vị trí, lực lượng dân quân xã đã nhanh chóng triển khai lực lượng tổ chức vây bắt. Đồng thời, khẩn trương triển khai lực lượng chiếm lĩnh các điểm cao, sẵn sàng đánh trả máy bay địch đến cứu, tạo thế bao vây dày đặc không cho địch chạy thoát. Đến sáng ngày 19/12/1971, lực lượng dân quân xã Lũng Vân đã phát hiện, bắt được tên thiếu tá phi công Mỹ. Nói về chiến công đó, ông Chủ tịch xã nhấn mạnh: thắng lợi đó đã góp phần tôi rèn LLVT và nhân dân kinh nghiệm thực tiễn chiến đấu và phối hợp chiến đấu, tổ chức thế trận toàn dân đánh giặc.

Kinh nghiệm thực tiễn đó đã được phát huy trong phối hợp tổ chức vây bắt giặc lái Mỹ và chiến đấu đánh trả máy bay địch giải cứu phi công vào ngày 11/5/1972. Trận đánh này cho đến giờ vẫn là câu chuyện mà ông Đinh Duy Nhiễu ở xóm Hượp 2, nguyên là xã Đội trưởng, người trực tiếp tham gia trận đánh thường kể lại với ký ức hào hùng. Nhấp môi chén nước chè ngọt, ông xã Đội trưởng năm xưa chậm rãi kể: Khoảng chập tối ngày 11/5/1972, nhận được tin báo nhân dân xã Bắc Sơn bắt được dù rơi, Đảng ủy xã đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp, thống nhất nhận định tình hình, bàn kế hoạch tác chiến. Theo đó, trung đội dân quân cơ động  được đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của xã Đội trưởng có nhiệm vụ nhanh chóng hành quân, chủ động hiệp đồng chiến đấu với các xã bạn, vây bắt bằng được giặc lái. Sau khi nhận lệnh chiến đấu, toàn bộ trung đội dân quân cơ động của xã đã hành quân đến điểm tập kết. Khi ấy cũng vừa lúc máy bay địch gầm rú, quần thảo trên đầu tìm kiếm phi công. Trước tình hình đó, trung đội đã chia làm 2 mũi truy tìm tên phi công đang ẩn náu dưới tán rừng rậm rạp. Sáng ngày 12/5, lực lượng dân quân xã Bắc Sơn bắt được tên phi công trong một hang đá. Tên còn lại vẫn còn ngoan cố lẩn trốn chờ cứu viện. Trong khi đó, hàng trăm lượt máy bay phản lực AD6, OV10 của địch trút bom, đạn xuống trận địa nhằm ngăn cản bước tiến của ta, làm 3 chiến sỹ hy sinh, 11 chiến sỹ bị thương. Lực lượng tham gia vây bắt chỉ còn hơn một nửa nhưng cả trung đội vẫn tiếp tục bám trận địa, bám sát mục tiêu, kiên quyết đánh trả máy bay địch. Cuộc chiến kéo dài suốt ngày, đêm nhưng các chiến sỹ trung đội dân quân cơ động xã Lũng Vân vẫn bí mật bám từng sợi dây, mỏm đá, áp sát mục tiêu. Đến sáng ngày 13/5/1972, tên phi công đã bị bắt cùng toàn bộ điện đài, vũ khí.

Trong cuộc chiến đấu đó đã xuất hiện nhiều tấm gương chiến đấu anh dũng như trung đội trưởng Đinh Văn Quậng hy sinh trong tư thế tay còn cầm khẩu súng hướng về phía quân thù; chiến sỹ Đinh Thị Sựn dù bị thương nhưng vẫn băng qua lửa đạn cứu đồng đội và hy sinh khi đang băng bó vết thương cho đồng đội; nữ chiến sỹ Đinh Thị  ịm dù bị thương nhưng vẫn xin ở lại bằng được để tiếp tục chiến đấu... Bên cạnh đó còn có các cụ dù tuổi cao, sức yếu nhưng vẫn vượt qua 7 tầng núi đá dựng đứng, xông qua lửa đạn, vận chuyển thương binh, tử sỹ về tuyến sau.

Nói về chiến công ấy, ông Hà Văn Tơ khẳng định: Những hình ảnh, chiến công anh hùng đó đã đi vào lịch sử của Lũng Vân như một huyền thoại. Hơn hết, những chiến công đó đã trở thành ngọn lửa truyền thống để các thế hệ người dân Lũng Vân tích cực tham gia đóng góp công sức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Ghi nhận những chiến công đó, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, ngày 3/5/1976, quân và dân Lũng Vân đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân thời kỳ chống Mỹ. Với thành tích đó, Lũng Vân đã trở thành địa phương đầu tiên của tỉnh được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.

 

 

                                                                       Mạnh Hùng

 

 

 

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục