Sau 56 ngày đêm chiến đấu, ngày 7/5/1954, quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ. Lá cờ quyết chiến, quyết thắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng các đơn vị tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch.                                         
  ảnh: T.L

Sau 56 ngày đêm chiến đấu, ngày 7/5/1954, quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ. Lá cờ quyết chiến, quyết thắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng các đơn vị tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch. ảnh: T.L

(HBĐT) - Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong Ban Thường vụ T.ư Đảng họp quyết định mở Chiến cuộc đông xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ (xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên cuối năm 1953).

 

Không lâu sau ngày mừng thọ lần thứ sáu mươi của Hồ Chủ tịch thì chiến dịch biên giới mở màn. Phải giải phóng biên giới để giải tỏa vòng vây cho cuộc kháng chiến. Bác của chúng ta ra trận - kết quả chiến dịch biên giới thắng lợi. Chiến thắng biên giới không chỉ khai thông được biên giới mà còn mở được đường liên lạc tự do giữa Việt Bắc với liên khu III, IV.

 

Tiếp theo mở chiến dịch Hòa Bình cuối năm 1951 và chiến dịch Tây Bắc 1952, chiến trường thắng lớn, hậu phương tiến hành giảm tô, giảm tức cải cách ruộng đất càng àm cho chiến sĩ ngoài mặt trận hăng hái phấn khởi chiến đấu. Cuộc kháng chiến của ta nhờ đó thêm trưởng thành và đi vào chiến cuộc đông - xuân 1953 - 1954. Về  tương quan lực lượng, trên các chiến trường, Pháp đều thua, sa lầy, quân ta càng đánh càng thắng. Trước tình hình đó, Pháp chủ trương xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, là pháo đài kiên cố mà bộ đội ta không thể công phá được. Thực tiễn của cục diện chiến trường, T.ư Đảng, Bác Hồ mở hội nghị thông qua đề án đánh, tiêu diệt cứ điểm Điện Biên Phủ. Tổng quân ủy đã góp nhiều ý kiến quan trọng, đặc biệt nhấn mạnh phương châm tích cực chủ động, cơ động, linh hoạt.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong Ban Thường vụ T.Ư Đảng họp quyết định mở chiến cuộc đông xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ (xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên cuối năm 1953).

 

Bác ngồi họp, điếu thuốc lá kẹp giữa hai ngón tay, thái dộ bình thản nhưng sức chăm chú của Người biểu lộ ở đôi mắt - bỗng Người nắm chặt bàn tay mà bảo:

- Địch tập trung quân cơ động nhằm tạo nên sức mạnh. Nhưng không sợ, ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó không còn (1).

Nói xong, Người xòe cho mỗi ngón tay trở về một hướng.

 

Giữa lúc đó, Bộ Chính trị, Chính phủ, Bác Hồ giao nhiệm vụ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra trực tiếp cầm quân đánh vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đại tướng nhận ra đó là lời dạy mà cũng là sự nghiêm lệnh của Người.

 

Bác lại nói: “Về hướng hoạt động lấy Tây Bắc là hướng chính, các hướng khác là những hướng phối hợp. Hướng chính hiện nay không thay đổi. Nhưng Pháp dùng binh là thiên biến, vạn hóa”(2).

 

Ngày 1/1/1954, Bộ Chính trị chỉ định cơ qun lãnh đạo chỉ huy chiến dịch. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được giao làm chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy mặt trận. Trước lúc lên đường nhận nhiệm vụ, Đại tướng đến chào Bác. Bác ân cần động viên với tinh thần đầy tin tưởng:

- Tổng tư lệnh ra mặt trận, tướng quân tại ngoại. Trao cho chú toàn quyền quyết định. Trận này quan trọng phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh. (3)

Như vậy, cuộc chiến đấu ở Điện Biên Phủ phải là một sự thử sức mà là một cuộc đụng đầu chiến trận đại quy mô mang ý nghĩa lịch sử.

 

Ngày 22/2/1954, Tổng Tư lệnh ra lời kêu gọi toàn thể cán bộ và chiến sĩ, toàn thể các đơn vị, các binh chủng kiên quyết tiêu diệt toàn bộ quân địch. Lời kêu gọi phát ra, bộ đội ta hăng hái khoét núi, đào hầm, kéo pháo vào trận địa, đánh chiếm các cứ điểm Hồng Cúm, sân bay Mường Thanh. Giữa lúc đó có thư của Bác Hồ: “Các chú ra trận, nhiệm vụ các chú lần này rất to lớn, khó khăn nhưng rất vinh quang. Các chú vừa được chỉnh quân chính trị và chỉnh huấn quân sự đã thu được nhiều thắng lợi. Bác tin chắc rằng, các chú sẽ phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt mọi khó khăn, gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang. Bác chờ các chú báo cáo thành tích để thưởng những đơn vị và cá nhân xuất sắc nhất. Chúc các chú thắng to - Bác hôn các chú”.(4)

 

Thư đến mặt trận, Đại tướng Tổng Tư lệnh phấn khởi trân trọng đọc thư Bác Hồ cho toàn quân ở Điện Biên Phủ nghe rồi trong tư thế chủ động hoàn toàn, vị tổng chỉ huy cho nổi hồi kèn xung trận.

 

Ngày 26/4/1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ bắt đầu khai mạc để bàn việc kết thúc chiến tranh ở Đông Dương - phái đoàn ta do đồng chí Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn, bước vào phòng họp với tư thế chủ động, tự hào của người chiến thắng.

Trên chiến trường, quân ta chủ động tấn công, bộc phá nổ phá tan những lô cốt giặc, pháo cao xạ giương nòng hạ máy bay địch. Những hỏa lực luôn nhả đạn bao vây, tiêu diệt địch.

 

17h55’, ngày 7/5/1954, tất cả quân địch trong khu trung tâm đã đầu hàng. Tướng Đờ-cát-tơ-ri và toàn ban tham mưu đã bị bắt. Đến 24h, toàn bộ quân địch gồm 2.000 tên ở cứ điểm cuối cùng là Hồng Cúm cũng xin đầu hàng. Thế là sau 56 ngày đếm chiến đấu ác liệt, gian khổ, quân đội ta đã kết thúc chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đại thắng lợi.

 

Ngày hôm sau, ngày 8/5/1954, Bác đã viết thư “Quân ta đã giải phóng Điện Biên Phủ, Bác và Chính phủ thân ái gửi lời khen cán bộ, chiến sĩ dân công, thanh niên xung phong và đồng bào địa phương đã làm tròn nhiệm vụ một cách vẻ vang.

 

Thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bước đầu. Chúng ta không nên chủ quan khinh địch. Chúng ta kiên quyết kháng chiến để đấu tranh độc lập thống nhất, dân chủ, hòa bình. Bất kỳ đấu tranh về quân sự, ngoại giao đều phải trường kỳ gian khổ mới đi đến thắng lợi hoàn toàn.

 

Kết thúc chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, khi trả lời một chính khách nước ngoài, Đại tướng nói: “Chiến thắng Điện Biên Phủ là công đầu thuộc Chủ tịch Hồ Chí Minh - Hồ Chí Minh là một nhà chiến lược thiên tài, là người cha thân yêu của các LLVT nhân dân Việt Nam. Những biến đổi phi thường của lịch sử Việt Nam trong mấy chục năm qua đều gắn liền công lao và sự nghiệp của Hồ Chủ tịch”.(5)

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã đi qua hơn một nửa thế kỷ nhưng chiến thắng đó mãi âm vang lững lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu.

 

Ghi chú:

(1) trang 160. (2) trang 162. (3) trang 163. (4) trang 172, sách Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nhà xuất bản Thông tấn năm 2007. (5) Nhân Dân hàng tháng số 85/5-2000.

 

 

                                                           Văn Song (T.T.V)

 

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục