Phiên chợ Hạt, xã Yên Hòa (Đà Bắc) tấp nập cảnh trên bến, dưới thuyền.
HBĐT) - Hơn 20 năm trước, do yêu cầu xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình trên sông Đà, vì mục tiêu CNH-HĐH đất nước, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã hy sinh quyền lợi riêng, di chuyển một phần, thậm chí toàn bộ nhà cửa, ruộng nương, tài sản, từ bỏ điều kiện sinh hoạt, phong tục, tập quán sản xuất di chuyển đến những nơi ở mới. Sau khi hoàn thành công tác di chuyển dân, toàn tỉnh hình thành vùng chuyển dân sông Đà gồm 23 xã và một số điểm dân cư tập trung với hơn 9.200 hộ, gần 53.000 nhân khẩu, trong đó có 18 xã, gần 4.800 hộ, 29.382 nhân khẩu vùng ven hồ, 5 xã và 20 điểm dân cư tập trung với 4.433 hộ, 26.600 nhân khẩu vùng nội địa.
Sau khi chuyển dân, vấn đề tổ chức dân cư, đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân ven hồ gặp nhiều khó khăn như đất đai SXNN còn lại rất ít, địa hình dốc cao, chia cắt lớn, giao thông đi lại khó khăn, hạn chế về giao lưu kinh tế, văn hóa. Hầu hết hộ dân chuyển vén tại chỗ, ở lại vùng hồ chỉ còn nền sản xuất nhỏ, phân tán, ngoài cây ngô, cây sắn và một phần lúa cạn, các ngành nghề sản xuất chưa phát triển. Hàng năm, thu nhập bình quân đầu người/năm chưa đến 200.000 đồng, tỷ lệ hộ dân ven hồ nghèo chiếm từ 45-60%. Các mặt y tế, giáo dục, văn hóa chậm phát triển, tỷ lệ thất học, mù chữ ở độ tuổi tiểu học tới 15-20%. Thêm vào đó là những hạn chế về cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại trong các xã vùng hồ chủ yếu bằng thuyền, bè, nhiều xã chưa có đường ô tô đến trung tâm, hệ thống điện, nước, công trình trường học, trạm y tế xã nhiều nơi chưa có.
Dự án 747 (từ năm 1999-2001) và 472 (1995-2008), dự án 472 kéo dài (2009-2015) đã đáp ứng cơ bản những nhu cầu bức thiết của người dân vùng hồ sông Đà. Theo ông Vũ Xuân Điệu, Trưởng phòng KH-TH (Ban Quản lý Dự án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà), điều kiện KT-XH của các xã vùng hồ sông Đà sau mấy mươi năm đã có những đổi thay đáng kể. Cụ thể, 100% xã đã có đường ô tô đến trung tâm, mạng lưới đường liên xóm, bản được nâng cấp, rải nhựa hoặc bằng bê tông vững chắc, nhiều tuyến đường liên xóm mở mới. 95% hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh. 98% hộ dân được sử dụng nguồn điện lưới quốc gia. 100% trụ sở UBND, trạm y tế được xây mới, hệ thống trường học tiếp tục được đầu tư nâng cấp.
Đời sống người dân vùng hồ cũng ngày càng khá lên, đáng mừng là hiện nay không còn hộ dân trong vùng bị đói, điều kiện giao lưu, giao thương tốt hơn. Bên cạnh đầu tư kết cấu hạ tầng, vấn đề đầu tư phát triển sản xuất nhằm phát huy thế mạnh kinh tế vùng hồ được quan tâm đúng mức. Đặc biệt ở giai đoạn 3 của dự án (2009 - 2015), thay vì cấp vốn mua giống giao thẳng đến hộ dân như giai đoạn I, phát tiền cho dân tự đầu tư như giai đoạn II, Dự án đã chú trọng làm các mô hình nhóm hộ thiết thực đầu tư vào các sản phẩm có giá trị hàng hóa cao, sức tiêu thụ lớn. Tiêu biểu như mô hình nuôi bò lai Sind, cá lồng ở huyện Đà Bắc; nuôi lợn ở huyện Mai Châu; nuôi cá ở huyện Tân Lạc. Bình quân mỗi mô hình lợn có mức đầu tư 5 triệu đồng, mô hình bò có mức đầu tư 10 triệu đồng và mô hình cá lồng có mức đầu tư 25 triệu đồng.
Xã Hiền Lương (Đà Bắc) là một trong số 15 xã vùng chuyển dân sông Đà. Chứng kiến những đổi thay của một xã vùng hồ sau nhiều năm triển khai Dự án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng hồ sông Đà, ông Xa Văn Chính, Bí thư Đảng ủy Chủ tịch UBND xã cho biết: KT-XH, đời sống nhân dân các dân tộc vùng hồ nơi đây có nhiều khởi sắc. Ngoài cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm được đầu tư, nâng cấp khang trang, các mô hình sinh kế của dự án đã và đang mang lại hiệu quả rõ nét. Năm 2011, xã đạt mức bình quân thu nhập đầu người hơn 8,5 triệu đồng/người/năm. ANCT, TTATXH ổn định và giữ vững. Văn hóa, xã hội phát triển, xã đạt tỷ lệ 100% trẻ đúng độ tuổi ra lớp, phong trào văn nghệ, TD-TT sôi nổi, sức khỏe nhân dân được chăm sóc, bảo vệ tốt.
Không đơn lẻ chỉ có dự án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà, nhiều chương trình, dự án khác như 135, giảm nghèo cũng được triển khai lồng ghép tại các xã làm nên diện mạo đổi thay hạ tầng cơ sở, KT-XH và đời sống người dân vùng hồ. Trong giai đoạn 2009 - 2015, vốn đầu tư riêng từ dự án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà khoảng 881tỷ đồng, trong đó có 581 tỷ của Trung ương, còn lại từ nguồn ngân sách địa phương và vốn lồng ghép. Hiện nay, các xã vùng chuyển dân của một số khó khăn cần tiếp tục thực hiện từ nay đến kết thúc dự án, đó là 3 điểm tái định cư cho các hộ tại Bưa Rồng, Bưa Trùng và Ca Lông (Đà Bắc). Theo tính toán, kinh phí đầu tư đường giao thông, trường học, trạm y tế và hỗ trợ dân tại nơi tái định cư khoảng 80 tỷ đồng nhưng vốn cấp thực tế khoảng 40 tỷ đồng. Công trình nước sinh hoạt của thị trấn Đà Bắc cũng đang được nghiên cứu, tìm giải pháp triển khai giảm bớt khó khăn trong sinh hoạt của các hộ vùng chuyển dân.
Bùi Minh
(HBĐT) - Ngày 16/5, Ban chỉ đạo QCDC tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra việc thực hiện QCDC ở cơ sở tại huyện Lạc Thủy.
(HBĐT) - Ngày 15/5, BCĐ thực hiện QCDC tỉnh do đồng chí Đinh Duy Sơn, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra việc triển khai và thực hiện QCDC tại UBMTTQ tỉnh.
Sau 9 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trong không khí dân chủ, đổi mới, ngày 15/5, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã hoàn thành nội dung chương trình đề ra.
(HBĐT) - Sáng 15/5, Hội LHPN thị trấn Kỳ Sơn tổ chức chương trình giao lưu, tọa đàm nhân kỷ niệm 122 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890-19/5/2012). Dự buổi giao lưu có đại diện Hội LHPN tỉnh; các ban, ngành, đoàn thể huyện Kỳ Sơn, Hội LHPN 9 xã, các cơ quan, trường học, khu dân cư và trên 100 hội viên phụ nữ của thị trấn Kỳ Sơn.
(HBĐT) - Bí thư Huyện ủy Đà Bắc Đinh Công Báo cho biết: Một trong những khó khăn lớn nhất của Đà Bắc trong những năm qua và cả trong thời gian tới là công tác cán bộ. Do vậy, Đà Bắc sẽ tập trung triển khai thực hiện NQT.ư 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” một cách quyết liệt, coi đây là tiền đề để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở.