Bác Hồ về thăn quê ở Kin Liên, Nghệ An năm 1961. Ảnh TL

Bác Hồ về thăn quê ở Kin Liên, Nghệ An năm 1961. Ảnh TL

(HBĐT) - Từ thành phố Vinh rẽ theo con đường 49 đi 13 km là đến quê Bác - làng Sen. Con đường vào làng Sen, hai bên đường, những chân ruộng lạc, khoai lang sau những cơn mưa rào lên xanh một màu xanh hứa hẹn. Làng Sen trải ra như một lá sen. Đúng như tên gọi, có rất nhiều sen. Sen mọc đầy cánh đầm lớn. Mùa này sen đội bùn, đội nước đứng lên trải những tán lá rộng, xòe những cánh hoa trắng có, hồng có làm cho cánh đồng làng bát ngát phảng phất mùi hương sen.

 

Nhớ lại một sáng ngày 14/6/1957, sau hơn 50 năm xa quê tìm đường cứu nước, Bác mới có dịp về thăm quê. Lần về quê lần này đã cách đây vừa tròn 55 năm. Nghe tin Bác về, dân làng Sen thao thức, mọi người đều nghĩ tới ngày đón người con của quê hương cũng là đón vị Chủ tịch nước chắc là phải long trọng.

Sáng ấy, sáng 14/6/1957, Bác về với bộ quần áo kaki và

đôi dép cao su quen thuộc. Hình ảnh gần gũi, thân thương ấy đã xua tan cảm giác xa cách nửa thế kỷ, trái lại, bà con cảm thấy gần gũi, thân thiết lạ thường.

Bác tươi cười vẫy tay chào mọi người, một đồng chí lãnh đạo tỉnh Nghệ An mời Bác vào nhà tiếp khách mới xây ở gần nhà Bác nhưng Bác ngăn lại:

- Tôi xa nhà, xa quê đã lâu nay mới có dịp về, tôi phải về thăm nhà đã, còn đây là nhà tiếp khách, tôi có phải khách đâu (1). Ngôi nhà mà Bác Hồ nhắc tới là ngôi nhà gianh 5 gian được xây dựng đã lâu. Đồng chí cán bộ địa phương hướng dẫn Bác đi vào ngõ cạnh nhà ngang. Chiếc cổng tre gắn một tấm biển nhỏ “nhà Bác Hồ” Bác cười vui:

- Đây là nhà cụ Phó Bảng chứ có phải nhà Bác Hồ đâu (2). Bác ngập ngừng trong giây lát rồi thong thả dọc theo hàng rào bước tiếp đến góc của mảnh vườn rồi rẽ tay phải dọc theo hàng rào râm bụt đi thẳng vào sân, vừa đi, Bác vừa nhắc nhở cán bộ địa phương:

- Các chú mở lối đi đằng ấy là sai rồi. Cổng nhà cụ Phó Bảng ở hướng đằng này chứ (3).

Bác đứng giữa sân nhìn quanh rồi lần lượt chỉ cho mọi người biết trong vườn ngày xưa chỗ nào là cây ổi, chỗ nào là cây mít, hàng cau. Bác đi một lượt từ nhà trên đến nhà dưới. Bác xúc động đứng lâu trước chiếc võng gai, khung cửi dệt vải như còn nghe đâu đây lời mẹ ru và tiếng thoi đưa trong những năm tháng của thời niên thiếu của Người.

Bác lại đi ra ngõ nhìn quanh làng, xóm, nhìn ra núi Chung, nơi xưa kia Bác thường chơi với các bạn nhỏ trong làng thả diều, những cánh diều chiều hè bay vờn, ngân nga tiếng sáo. Bác vào nhà thờ họ Nguyễn Sinh thăm, dâng hương tưởng niệm tổ tiên. Bác nói:

- Tôi không có thời gian thăm gia đình các bà con trong họ, vào thăm nhà thờ họ tức là tôi đã thăm chung cả họ (4).

Một cụ già chờ Bác ngoài ngõ, Bác thấy lên tiếng hỏi ngay:

- Có phải ông Điền không?

Cách hơn 50 năm, bây giờ ông Điền tóc râu bạc phơ mà Bác vẫn nhận ra người bạn của thời niên thiếu.

- Vâng..., anh Công, à Bác, Bác Hồ.

Bác nhanh nhẹn bước tới nắm tay ông Điền, bàn tay ông Điền run run cảm động. Bác thân mật, niềm nở hỏi:

- Anh Điền, anh vẫn khỏe chứ?

Bác quàng vai ông Điền cùng đi mấy bước, chỉ xuống mặt giếng Cốc như cái ao nhỏ rồi nói với một thổ ngữ, thổ âm địa phương. Bác nói:

- Ngày xưa choa (tôi) và mi (anh) cùng câu cá ở nớ (đây). ông Điền chỉ biết gật đầu, vâng ạ. Không chỉ ông Điền cảm động ứa nước mắt mà bà con trong làng, trong xã được chứng kiến cảnh tri ngộ ấy ai cũng bùi ngùi thấm thía kính phục Bác Hồ.

Bác nói với bà con dân làng:

- Tôi xa quê hương đã 50 năm. Thường tình, người ta xa nhà lúc trở về thì mừng mừng tủi tủi. Nhưng tôi không tủi mà chỉ thấy mừng bởi vì khi tôi đi, nhân dân ta còn nô lệ, bị bọn phong kiến, đế quốc đè đầu, cưỡi cổ. Bây giờ tôi về thì đất nước đã được giải phòng, nhân dân ta được tự do (5).

Nói rồi Bác đọc câu thơ:

Quê hương nghĩa nặng, tình cao

Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình.

Bà con làng Sen, nghe Bác nói, lời Bác ân cần lặng lẽ lau những giọt nước mắt sung sướng, xúc động.

Đã qua 55 năm, lần đầu Bác về thăm quâ ngày 14/6/1957 vẫn mãi là hình ảnh thân thương, là niềm tự hào của làng Sen, của con em xứ Nghệ.

Về làng Sen những ngày tháng 5,  trong tâm linh chiêm ngưỡng, tự hào để rồi học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người. Ai đó có một lần về làng Sen đứng trước ngôi nhà gianh đơn sơ lòng mình sẽ thấy thanh thản, xúc đồng đến nao lòng về Người, Bác Hồ kính yêu giản dị mà vĩ đại vô cùng.

 

 

                                                                      Văn Song (T.T.V)

(1) trang 2, sách Thiêng liêng tình Bác.

(2) trang 30, (3) trang 50, (4), (5) trang 45, 47 - NXB Thuận Hóa năm 2007.

 

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục