Thủ tướng Campuchia Hunsen (trái) bắt tay Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh tại Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN lần 6 -Ảnh: AFP

Thủ tướng Campuchia Hunsen (trái) bắt tay Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh tại Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN lần 6 -Ảnh: AFP

Vấn đề biển Đông đang nóng lên trong các nghị sự khu vực, từ Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN lần 6 (ADMM) ở Campuchia đến Đối thoại an ninh châu Á Shangri La 11 ở Singapore.

 

Chiều 29-5, Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN lần thứ 6 (ADMM) đưa ra tuyên bố chung tiếp tục khẳng định cam kết thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và cùng làm việc để tiến tới thông qua Bộ quy tắc ứng xử (COC) nhằm thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực.

TTXVN dẫn lời Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đánh giá tình hình tranh chấp biên giới lãnh thổ ở khu vực và chủ quyền trên biển Đông đang diễn biến khá phức tạp và có thể gây ra xung đột quân sự nếu các bên không nỗ lực kiềm chế.

“Vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông là một thực tế mà chúng ta không cần né tránh vì nó xảy ra trong khu vực Đông Nam Á và tranh chấp là giữa các nước ASEAN với nhau và giữa một số nước ASEAN với quốc gia ở ngoài ASEAN” - đại tướng Phùng Quang Thanh nói.

Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định các nước ASEAN phải quyết tâm duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, để xây dựng cộng đồng chính trị - an ninh vào năm 2015. Đại tướng cho rằng các bên phải bình tĩnh, hết sức kiềm chế, tiến hành đàm phán hòa bình để giải quyết các tranh chấp trên biển bằng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS).

Trước mắt, các bên cần thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC được ký giữa các nước ASEAN và Trung Quốc, tiến tới xây dựng COC.

“Trong quá trình đàm phán hòa bình, quan điểm của Việt Nam là những tranh chấp song phương thì hai nước đàm phán với nhau để giải quyết. Còn những tranh chấp đa phương, giữa nhiều nước, nhiều bên, phải giải quyết đa phương, nỗ lực tìm kiếm giải pháp mà các bên có thể chấp nhận được” - đại tướng Phùng Quang Thanh nói.

Trung Quốc ve vãn từng thành viên ASEAN

Giới quan sát khu vực và phương Tây cho rằng Bắc Kinh như đang chuyển hướng sang những chuyến thăm cấp cao vào thời điểm trước khi diễn ra các hội nghị có liên quan đến ASEAN và biển Đông.

Ngay trước thềm ADMM diễn ra ngày 29-5 ở Phnom Penh, Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã đến Phnom Penh mà theo lời mời của Bộ trưởng quốc phòng Campuchia Tea Banh, để “giải thích quan điểm của Bắc Kinh trong tranh chấp ở biển Đông”. Theo Phnom Penh Post, ông Lương Quang Liệt đã hứa sẽ hỗ trợ Phnom Penh gần 20 triệu USD để phục vụ quốc phòng.

Chưa đầy hai tháng trước, ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã đến thăm Campuchia, hứa sẽ tăng gấp đôi kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước lên 5 tỉ USD đến năm 2017 và loan báo các khoản viện trợ mới dành cho nước này.

Tương tự, báo Straits Times ghi nhận vài ngày trước khi diễn ra Shangri-La 11 từ ngày 1 đến 3-6, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì sẽ thăm Singapore nhằm “thắt chặt quan hệ giữa hai nước”.

Thủy thủ tàu Quỳnh Tam Á của Trung Quốc dùng móc sắt gây hấn với tàu thăm dò USNS Impeccable (T-AGOS-23) của Mỹ ngay trên biển Đông ngày 8-3-2009 - Ảnh: Reuters

Con voi trên bàn nghị sự

Theo Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), biển Đông sẽ là một trong những chủ đề nóng nhất lần này được bàn luận ở hội nghị Shangri-La 11. Trung Quốc, như báo Straits Times mô tả, không rầm rộ đưa “đoàn quân quốc phòng cấp cao” của họ đến dự đối thoại Shangri-La mà chỉ là những quan chức cấp trung.

Trong khi đó, Mỹ đến dự với một phái đoàn hùng hậu gồm Bộ trưởng quốc phòng Leon Panetta và chỉ huy lực lượng hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương - đô đốc Samuel Locklear, chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Mỹ Martin Dempsey, thượng nghị sĩ John McCain... IISS nhận định điều này cho thấy Washington muốn thể hiện cam kết của Mỹ trong việc hỗ trợ quốc phòng cho các nước đồng minh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương trước những căng thẳng trên biển Đông.

“Vấn đề biển Đông tại Shangri-La đang trở thành một con voi trên bàn nghị sự” - chuyên gia về Trung Quốc thuộc Quỹ Heritage (Mỹ) Thành Vũ nhận định. Giám đốc IISS ở châu Á Tim Huxley cho rằng tranh chấp biển Đông sẽ là vấn đề căng thẳng tại cuộc đối thoại Shangri-La lần này. Trung Quốc đã trở nên cứng rắn hơn trong tuyên bố chủ quyền ở các vùng biển tranh chấp với các nước trong khu vực.

“Đang có những quan ngại đại biểu các nước Đông Nam Á sẽ cùng trút giận lên các quan chức của Trung Quốc tại cuộc đối thoại này” - ông Huxley dự báo.

Sau Shangri-La 11, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Panetta sẽ đến Việt Nam và Ấn Độ. “Tôi chắc chắn Trung Quốc sẽ theo dõi chuyến đi của ông Panetta, bởi họ cho rằng chuyến thăm tới Ấn Độ và Việt Nam này nhằm thắt chặt mối quan hệ của Mỹ với các đối tác trong khu vực. Mỹ có những lợi ích cụ thể trong việc củng cố quan hệ với các nước khu vực” - chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc của IISS Bonnie Glaser nhận định.

Ngoại giao không kết quả

Trong một bài viết trên trang mạng báo Liên Hiệp Buổi Sáng mới đây, học giả Trịnh Vĩnh Niên - viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Á, Đại học Quốc gia Singapore - đặt vấn đề: những năm gần đây Trung Quốc đã thông qua nhân tố kinh tế để lôi kéo các nước ASEAN không quá ngả sang phía Mỹ. Thế nhưng nỗ lực này không hề mang lại kết quả tích cực. Trung Quốc càng lôi kéo thì các nước này càng ngả sang phía Mỹ. Vì sao? Theo tác giả này, có hai nhân tố hết sức quan trọng.

Một là, trách nhiệm đối với khu vực của Trung Quốc. Trung Quốc đã không xử lý tốt vấn đề biển Đông khi cứ cho rằng vấn đề này hoàn toàn không phải do Trung Quốc, mà do các nước có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc trên biển Đông gây ra và Trung Quốc chỉ phản ứng thụ động.

Thế nhưng là một nước lớn trong khu vực, Trung Quốc khi xử lý vấn đề này đã không đặt nó trong lợi ích tổng thể của khu vực. Chính vì thế phản ứng của Trung Quốc không chỉ tạo ra cho những nước có liên quan trực tiếp trên biển Đông có nhiều lý do để lo ngại và ngả sang phía Mỹ, mà còn để mất sự đồng tình và ủng hộ của các nước không có liên quan đến vấn đề này.

Hai là, Trung Quốc đã coi thường sự thật là “sự trỗi dậy hòa bình” như Trung Quốc tự mô tả lại gây nên mối đe dọa cho các nước trong khu vực. Trung Quốc cần thay đổi cách làm theo chủ nghĩa song phương truyền thống chuyển sang mô hình song phương mới hiện đại, nghĩa là thảo luận vấn đề song phương trong khuôn khổ đa phương (Trung Quốc và ASEAN). Có như vậy, Trung Quốc mới giảm bớt được cảm giác lo ngại của các nước.

 

                                                   Theo BaoLaoDong

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Trường THCS Tân Pheo đang nỗ lực phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Trong ảnh: Giờ học ôn tập của cô và trò trường THCS Tân Pheo.
Lãnh đạo tỉnh và các doanh nghiệp tham gia cắt bằng tại lễ hoàn công Nhà máy Almine Việt Nam tại KCN Lương Sơn.
Không có hình ảnh

Hiệu quả Chương trình 135 ở huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Huyện Kim Bôi có 17 xã được hưởng lợi từ Chương trình 135 giai đoạn 2. Năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn cao, chiếm 41,63%, cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, đặc biệt là sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án đã góp phần XĐGN.

Lương Sơn: Triển khai kế hoạch sản xuất vụ hè thu 2012

(HBĐT) - Ngày 30/5, huyện Lương Sơn đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả sản xuất vụ đông xuân 2012 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ hè thu 2012.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh góp ý vào dự thảo Luật Phổ biến giáo dục pháp luật

(HBĐT) - Ngày 29/5, ngày làm việc thứ tám, kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã tập trung xem xét, góp ý kiến vào dự thảo Luật phổ biến giáo dục pháp luật, đại biểu Bạch Thị Hương Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có ý kiến phát biểu. HBĐT xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Khẳng định vai trò tổ chức Đảng trong doanh nghiệp

(HBĐT) - Hiện nay, công tác Đảng trong khối doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp chuyển đổi tiếp tục khẳng định được vai trò lãnh đạo toàn diện thực hiện các nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh. Tổ chức Đảng trong doanh nghiệp không ngừng chăm lo xây dựng, tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội của đơn vị phát triển trong sạch vững mạnh.

Chuyển biến trong công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ nguồn cho 2 xã Hang Kia, Pà Cò

(HBĐT) - Thực hiện chính sách cử tuyển, từ năm 2007- 2011 có 60 học sinh của hai xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) được vào học trong các trường đại học, cao đẳng của T.ư và địa phương. Hiện tại, 2 cán bộ là công chức của 2 xã đang học đại học hành chính tại trường Chính trị tỉnh. Đó là nguồn động viên khích lệ tinh thần to lớn đối với người dân nơi đây và cũng là niềm tin, niềm tự hào của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến huyện trong nỗ lực xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh ở 2 xã vùng cao đặc biệt khó khăn này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục