Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII.
(HBĐT) - Sáng ngày 4/6, Quốc hội thảo luận ở Hội trường về Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Đồng chí Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội chủ trì phiên thảo luận.
Về cơ bản, các ý kiến đều nhất trí cao về chủ trương, sự cần thiết, phạm vi đề xuất đổi mới nêu trong Đề án, dự thảo Nghị quyết và cho rằng, Đề án, dự thảo Nghị quyết được xây dựng công phu, bao quát được những vấn đề lớn cần đổi mới trong hoạt động của Quốc hội. Bên cạnh đó, các vị đại biểu Quốc hội cũng góp nhiều ý kiến cụ thể về nội dung Đề án và dự thảo nghị quyết. Cụ thể là:
1. Về hoạt động lập pháp: Có một số ý kiến cho rằng Đề án chưa thực sự nêu bật được những giải pháp đổi mới mang tính đột phá trong hoạt động lập pháp. Cơ quan soạn thảo phải thực hiện nghiêm quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong việc gửi tài liệu đúng thời hạn; trình dự thảo luật kèm theo các văn bản hướng dẫn thi hành; quá trình soạn thảo phải có sự tham vấn ý kiến công chúng, điều tra xã hội học; tham gia có trách nhiệm vào quá trình nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện văn bản,… Cần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thẩm tra dự án luật; đồng thời, làm rõ cách thức tổ chức thực hiện việc tham gia thẩm tra theo hướng đổi mới của Đề án.
2. Về hoạt động giám sát: Nhiều đại biểu quan tâm đến việc bỏ phiếu tín nhiệm, ý kiến các đại biểu Quốc hội tập trung vào các vấn đề về sự cần thiết tiến hành định kỳ hoạt động này, đối tượng bỏ phiếu tín nhiệm, cách thức xử lý trong trường hợp không đủ tín nhiệm… Về hoạt động giám sát chuyên đề, một số ý kiến cho rằng hoạt động này còn hình thức, chưa sâu; báo cáo giám sát chưa sát thực tế, chủ yếu tổng hợp báo cáo của bộ, ngành, địa phương; công tác hậu giám sát chưa được chú trọng; các đoàn giám sát còn trùng lặp về thời gian, đối tượng giám sát; kết luận của đoàn giám sát chưa có tính hiệu lực cao đối với đối tượng giám sát và không được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Về quyết định các vấn đề quan trọng: Một số ý kiến cho rằng, quy trình quyết định ngân sách Nhà nước hiện nay không hợp lý, mang nặng tính hình thức, Quốc hội chủ yếu hợp thức hóa đề nghị về dự toán ngân sách Nhà nước của Chính phủ. Chất lượng thẩm tra dự toán ngân sách Nhà nước chưa cao. Cần quy định cụ thể trách nhiệm của Chính phủ và các cơ quan liên quan trong việc cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu để đại biểu Quốc hội nghiên cứu trước khi quyết định; quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban trong việc thẩm tra các dự án quan trọng quốc gia mà Chính phủ trình Quốc hội.
4. Về tổ chức kỳ họp Quốc hội: Về thời hạn gửi tài liệu, nhiều ý kiến đề nghị cần thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật liên quan đến thời hạn gửi tài liệu. Có ý kiến đề nghị quy định và áp dụng chế tài đối với cơ quan soạn thảo các dự án, báo cáo, đề án và thủ trưởng của cơ quan này trong trường hợp không bảo đảm điều kiện và tiến độ chuẩn bị, gửi tài liệu theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nghị quyết của Quốc hội và Nội quy kỳ họp Quốc hội.
5. Về tiếp xúc cử tri: Đa số ý kiến tán thành với việc nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri, tổ chức nhiều hình thức tiếp xúc cử tri phù hợp, bảo đảm để đại biểu Quốc hội tiếp xúc với cử tri nơi ứng cử, nơi cư trú, nơi công tác; tiếp xúc theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng, địa bàn mà đại biểu quan tâm. Tuy nhiên, một số ý kiến băn khoăn về cơ chế tài chính và bộ máy giúp việc để thực hiện đổi mới đó; có ý kiến đề nghị xem xét lại hình thức tổ chức tiếp xúc cử tri sau kỳ họp Quốc hội.
6. Về công tác bảo đảm phục vụ hoạt động của Quốc hội: Một số ý kiến phản ánh cơ chế tài chính hiện nay còn bất cập, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cần sớm sửa đổi Nghị quyết 773 để đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng hoạt động của Quốc hội trong điều kiện đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động như hiện nay. Về kiện toàn bộ máy cơ quan tham mưu, giúp việc, nhiều ý kiến nêu những tồn tại, bất cập trong tổ chức và hoạt động, đồng thời đề xuất các giải pháp đổi mới, kiện toàn bộ máy tham mưu, giúp việc của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội. /.
Bích Ngọc
Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tổng hợp
(HBĐT) - Sinh thời, Bác Hồ kính yêu luôn dành tình cảm đặc biệt cho thiếu niên, nhi đồng. Người từng khẳng định: “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh”. Trước lúc đi xa, Người đã để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Cũng từ tình cảm đặc biệt ấy nên cùng với tên gọi của tổ chức Đoàn Thanh niên, tổ chức Đội của nước ta đã được vinh dự mang tên Người: Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
(HBĐT) - Sáng nay 2/6, cùng với gần 1 triệu học sinh cả nước, 9.180/ 9.194 thí sinh tỉnh ta tại 38 hội đồng coi thi đã bước vào buổi thi đầu tiên (môn Ngữ văn, thời gian 150 phút) trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng BCĐ kỳ thi tốt nghiệp tỉnh, cùng lãnh đạo Sở GD&ĐT, Sở Tài chính đã tới dự khai mạc kỳ thi tại trường THPT Mường Bi (Tân Lạc); kiểm tra, nắm tình hình thi cử tại các hội đồng thi trường THPT Đoàn Kết (Tân Lạc), THPT Thạch Yên, THPT Cao Phong (Cao Phong).
(HBĐT) - Hôm nay ngày 2/6, cùng với học sinh cả nước, 9.194 thí sinh tỉnh ta tại 38 hội đồng coi thi sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012.
(HBĐT) - Sáng ngày 1/6, ngày làm việc thứ mười một, kỳ họp thứ ba, QH khoá XIII. Các Đoàn đại biểu Quốc hội làm việc tại Tổ thảo luận cho ý kiến vào Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Dự án luật dự trữ quốc gia.
(HBĐT) - Ngày 1/6, Đảng ủy Sở KH&ĐT đã tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCH T.ư Đảng (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay".
(HBĐT) - Năm 2012, huyện Lạc Sơn được hỗ trợ trên 11 tỉ đồng thực hiện chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc các xã ĐBKK. Trong đó, đầu tư 5.760 triệu đồng cho 9 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng 6 xã ĐBKK; đầu tư 2, 4 tỉ đồng xây dựng 12 công trình ở 12 xóm ĐBKK. Đồng thời, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình 135 hỗ trợ 2, 4 tỉ đồng cho các xã ĐBKK và thôn, bản ĐBKK xã khu vực II. Ngoài ra, dành trên 500 triệu đồng duy tu, bảo dưỡng công trình và trên 200 triệu đồng kinh phí đào tạo cán bộ thôn, xã làm công tác dân tộc.