Ngày 4-6, ngày làm việc thứ 12, Kỳ họp thứ ba, Quốc hội (QH) khóa XIII. Buổi sáng, các đại biểu thảo luận tại hội trường về Ðề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH. Buổi chiều, QH thảo luận ở tổ về dự án Luật Xuất bản (sửa đổi). Cần đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thẩm tra và giám sát
Mở đầu phiên họp tại hội trường, sáng 4-6, QH đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu QH thảo luận ở tổ về Ðề án, Dự thảo Nghị quyết tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH. Trước đó, chiều 28-5, tại buổi thảo luận ở tổ, các đại biểu QH nhất trí cao về chủ trương, sự cần thiết, phạm vi đề xuất đổi mới nêu trong Ðề án, Dự thảo Nghị quyết và cho rằng, Ðề án, Dự thảo Nghị quyết được xây dựng công phu, bao quát được những vấn đề lớn cần đổi mới trong hoạt động của QH, đồng thời đóng góp nhiều ý kiến cụ thể về nội dung Ðề án và Dự thảo Nghị quyết. Ủy ban Thường vụ QH đã tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu QH để chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH tập trung vào một số vấn đề lớn, như: về hoạt động lập pháp, hoạt động giám sát của QH; về tiếp xúc cử tri, tổ chức các kỳ họp của QH; về công tác bảo đảm phục vụ hoạt động của QH...
Tại hội trường, nhiều ý kiến đại biểu tiếp tục làm rõ các vấn đề nói trên cũng như nhiều nội dung khác. Ðại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) cho rằng, phải coi đây là đề án rất quan trọng trong chương trình nghị sự của QH xuyên suốt từ giờ đến cuối nhiệm kỳ. Các đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa - Vũng Tàu), Trần Thị Hoa Sinh (Lạng Sơn) cơ bản đồng tình với Ðề án, tuy nhiên còn băn khoăn một số vấn đề như, cần phải làm rõ hơn quy trình của cơ quan thẩm tra đối với các dự án luật. Trong vấn đề xây dựng pháp luật, việc thẩm tra các dự án luật là việc rất quan trọng vì đây là lần báo cáo cuối cùng trước khi chỉnh sửa và đưa ra quyết định thông qua. Thực tế cho thấy, có những báo cáo thẩm tra làm chưa tốt, vì vậy, cần nâng cao chất lượng của báo cáo thẩm tra. Về hoạt động giám sát, hoạt động hậu giám sát, hậu chất vấn thời gian qua cũng làm chưa tốt. Cần có những quy định rõ hơn về hoạt động giám sát của QH. Làm thế nào để QH đến gần với cử tri hơn là vấn đề cần được quan tâm. Các ý kiến, kiến nghị của cử tri nên được quan tâm trả lời kịp thời, đáp ứng yêu cầu của cử tri...
Về việc bỏ phiếu tín nhiệm trong hoạt động giám sát, nhiều đại biểu QH tập trung thảo luận các vấn đề về sự cần thiết phải tiến hành định kỳ hoạt động này, đối tượng bỏ phiếu, cách thức xử lý trong trường hợp không đủ tín nhiệm... Theo đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên), vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm có từ rất lâu nhưng đến nay chưa thực hiện được, một phần do chưa có những quy định về tiêu chí để bỏ phiếu tín nhiệm. Bỏ phiếu tín nhiệm định kỳ sẽ giúp đại biểu nắm được các vấn đề của xã hội và theo sát, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.
Về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, một số ý kiến đề nghị Ðề án cần bổ sung một số nội dung cụ thể như: Tại phiên chất vấn, cần có giải trình của người bị chất vấn về các vấn đề bức xúc do đại biểu Quốc hội nêu lên; sau hoạt động chất vấn, Quốc hội cần tăng cường, giám sát và đánh giá việc thực hiện lời hứa của người trả lời chất vấn. Sau mỗi kỳ họp, Quốc hội cần ban hành Nghị quyết về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn; khi chất vấn nảy sinh vấn đề lớn, phức tạp, Quốc hội cần lập ra một Ủy ban lâm thời để điều tra. Về hoạt động giám sát chuyên đề, một số ý kiến cho rằng, hoạt động này còn hình thức, chưa sâu; báo cáo giám sát chưa sát thực tế, chủ yếu tổng hợp báo cáo của bộ, ngành, địa phương; công tác hậu giám sát chưa được chú trọng; các đoàn giám sát còn trùng lặp về thời gian, đối tượng giám sát; kết luận của đoàn giám sát chưa có tính hiệu lực cao đối với đối tượng giám sát và không được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Về việc tổ chức các kỳ họp QH, trong đó, việc tổ chức Hội nghị trực tuyến được nhiều ý kiến đồng tình, ủng hộ và cho rằng, việc tổ chức hội nghị trực tuyến là cần thiết, hiệu quả và tiết kiệm chi phí, thu thập được ý kiến đa dạng của đại biểu Quốc hội và của chuyên gia... Một số ý kiến đề nghị tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách như nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI; ý kiến khác đề nghị đổi mới cách thức tổ chức theo hướng Ủy ban Thường vụ Quốc hội triệu tập hội nghị, phổ biến kế hoạch và gửi tài liệu sớm;... Ðại biểu Phạm Xuân Thường (Thái Bình) cũng đề nghị, cần trang bị cho các địa phương phòng giao ban trực tuyến để có thể tổ chức thường xuyên hoạt động này.
Tạo bước tiến mới trong hoạt động xuất bản
Buổi chiều, các đại biểu QH thảo luận tổ Luật Xuất bản (sửa đổi). Về sự cần thiết ban hành luật, nhiều đại biểu cơ bản nhất trí với các nội dung được nêu trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH và Tờ trình của Chính phủ. Theo đó, Luật Xuất bản năm 2004 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản năm 2008 mặc dù đã tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của ngành xuất bản trong thời kỳ CNH, HÐH và hội nhập quốc tế, nhưng vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập, cần được sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, tạo điều kiện để hoạt động xuất bản tiếp tục phát triển.
Về tổ chức của nhà xuất bản (NXB), một số đại biểu cho rằng, mô hình tổ chức và hoạt động của NXB là một vấn đề lớn, cần nghiên cứu kỹ lưỡng khi sửa đổi Luật Xuất bản lần này. Ðiều 12 của Dự thảo Luật Sửa đổi quy định: NXB tổ chức và hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước là chủ sở hữu. Một số ý kiến cho rằng, quy định như vậy chưa bao quát hết các loại hình đang tồn tại trong thực tiễn. So với quy định trong luật hiện hành, "NXB được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện hoặc đơn vị sự nghiệp có thu" sẽ mang tính mở hơn, tạo nhiều cơ hội lựa chọn hơn về mô hình cho các NXB, hơn nữa tạo sự năng động hơn, phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tổ chức sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này.
Chung quanh các nội dung liên quan đối tượng thành lập NXB, Ðiều 12, quy định cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị cấp trung ương và cấp tỉnh; tổ chức chính trị - xã hội cấp trung ương và các tổ chức khác do Chính phủ quy định được thành lập NXB. Về vấn đề này, nhiều đại biểu cho rằng, Dự thảo Luật thể hiện sự quy định chặt chẽ hơn đối tượng thành lập NXB so với Luật hiện hành. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị không nên bó hẹp đối tượng thành lập NXB để phát huy các nguồn lực xã hội đầu tư cho sự nghiệp xuất bản. Một số đại biểu khác đề nghị cần quy định chặt chẽ, minh bạch điều kiện thành lập NXB nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xuất bản, góp phần tích cực thúc đẩy văn hóa đọc và nâng cao tri thức xã hội trong thời gian tới.
Cần đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thẩm tra và giám sát
Mở đầu phiên họp tại hội trường, sáng 4-6, QH đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu QH thảo luận ở tổ về Ðề án, Dự thảo Nghị quyết tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH. Trước đó, chiều 28-5, tại buổi thảo luận ở tổ, các đại biểu QH nhất trí cao về chủ trương, sự cần thiết, phạm vi đề xuất đổi mới nêu trong Ðề án, Dự thảo Nghị quyết và cho rằng, Ðề án, Dự thảo Nghị quyết được xây dựng công phu, bao quát được những vấn đề lớn cần đổi mới trong hoạt động của QH, đồng thời đóng góp nhiều ý kiến cụ thể về nội dung Ðề án và Dự thảo Nghị quyết. Ủy ban Thường vụ QH đã tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu QH để chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH tập trung vào một số vấn đề lớn, như: về hoạt động lập pháp, hoạt động giám sát của QH; về tiếp xúc cử tri, tổ chức các kỳ họp của QH; về công tác bảo đảm phục vụ hoạt động của QH...
Tại hội trường, nhiều ý kiến đại biểu tiếp tục làm rõ các vấn đề nói trên cũng như nhiều nội dung khác. Ðại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) cho rằng, phải coi đây là đề án rất quan trọng trong chương trình nghị sự của QH xuyên suốt từ giờ đến cuối nhiệm kỳ. Các đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa - Vũng Tàu), Trần Thị Hoa Sinh (Lạng Sơn) cơ bản đồng tình với Ðề án, tuy nhiên còn băn khoăn một số vấn đề như, cần phải làm rõ hơn quy trình của cơ quan thẩm tra đối với các dự án luật. Trong vấn đề xây dựng pháp luật, việc thẩm tra các dự án luật là việc rất quan trọng vì đây là lần báo cáo cuối cùng trước khi chỉnh sửa và đưa ra quyết định thông qua. Thực tế cho thấy, có những báo cáo thẩm tra làm chưa tốt, vì vậy, cần nâng cao chất lượng của báo cáo thẩm tra. Về hoạt động giám sát, hoạt động hậu giám sát, hậu chất vấn thời gian qua cũng làm chưa tốt. Cần có những quy định rõ hơn về hoạt động giám sát của QH. Làm thế nào để QH đến gần với cử tri hơn là vấn đề cần được quan tâm. Các ý kiến, kiến nghị của cử tri nên được quan tâm trả lời kịp thời, đáp ứng yêu cầu của cử tri...
Về việc bỏ phiếu tín nhiệm trong hoạt động giám sát, nhiều đại biểu QH tập trung thảo luận các vấn đề về sự cần thiết phải tiến hành định kỳ hoạt động này, đối tượng bỏ phiếu, cách thức xử lý trong trường hợp không đủ tín nhiệm... Theo đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên), vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm có từ rất lâu nhưng đến nay chưa thực hiện được, một phần do chưa có những quy định về tiêu chí để bỏ phiếu tín nhiệm. Bỏ phiếu tín nhiệm định kỳ sẽ giúp đại biểu nắm được các vấn đề của xã hội và theo sát, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.
Về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, một số ý kiến đề nghị Ðề án cần bổ sung một số nội dung cụ thể như: Tại phiên chất vấn, cần có giải trình của người bị chất vấn về các vấn đề bức xúc do đại biểu Quốc hội nêu lên; sau hoạt động chất vấn, Quốc hội cần tăng cường, giám sát và đánh giá việc thực hiện lời hứa của người trả lời chất vấn. Sau mỗi kỳ họp, Quốc hội cần ban hành Nghị quyết về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn; khi chất vấn nảy sinh vấn đề lớn, phức tạp, Quốc hội cần lập ra một Ủy ban lâm thời để điều tra. Về hoạt động giám sát chuyên đề, một số ý kiến cho rằng, hoạt động này còn hình thức, chưa sâu; báo cáo giám sát chưa sát thực tế, chủ yếu tổng hợp báo cáo của bộ, ngành, địa phương; công tác hậu giám sát chưa được chú trọng; các đoàn giám sát còn trùng lặp về thời gian, đối tượng giám sát; kết luận của đoàn giám sát chưa có tính hiệu lực cao đối với đối tượng giám sát và không được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Về việc tổ chức các kỳ họp QH, trong đó, việc tổ chức Hội nghị trực tuyến được nhiều ý kiến đồng tình, ủng hộ và cho rằng, việc tổ chức hội nghị trực tuyến là cần thiết, hiệu quả và tiết kiệm chi phí, thu thập được ý kiến đa dạng của đại biểu Quốc hội và của chuyên gia... Một số ý kiến đề nghị tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách như nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI; ý kiến khác đề nghị đổi mới cách thức tổ chức theo hướng Ủy ban Thường vụ Quốc hội triệu tập hội nghị, phổ biến kế hoạch và gửi tài liệu sớm;... Ðại biểu Phạm Xuân Thường (Thái Bình) cũng đề nghị, cần trang bị cho các địa phương phòng giao ban trực tuyến để có thể tổ chức thường xuyên hoạt động này.
Tạo bước tiến mới trong hoạt động xuất bản
Buổi chiều, các đại biểu QH thảo luận tổ Luật Xuất bản (sửa đổi). Về sự cần thiết ban hành luật, nhiều đại biểu cơ bản nhất trí với các nội dung được nêu trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH và Tờ trình của Chính phủ. Theo đó, Luật Xuất bản năm 2004 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản năm 2008 mặc dù đã tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của ngành xuất bản trong thời kỳ CNH, HÐH và hội nhập quốc tế, nhưng vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập, cần được sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, tạo điều kiện để hoạt động xuất bản tiếp tục phát triển.
Về tổ chức của nhà xuất bản (NXB), một số đại biểu cho rằng, mô hình tổ chức và hoạt động của NXB là một vấn đề lớn, cần nghiên cứu kỹ lưỡng khi sửa đổi Luật Xuất bản lần này. Ðiều 12 của Dự thảo Luật Sửa đổi quy định: NXB tổ chức và hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước là chủ sở hữu. Một số ý kiến cho rằng, quy định như vậy chưa bao quát hết các loại hình đang tồn tại trong thực tiễn. So với quy định trong luật hiện hành, "NXB được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện hoặc đơn vị sự nghiệp có thu" sẽ mang tính mở hơn, tạo nhiều cơ hội lựa chọn hơn về mô hình cho các NXB, hơn nữa tạo sự năng động hơn, phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tổ chức sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này.
Chung quanh các nội dung liên quan đối tượng thành lập NXB, Ðiều 12, quy định cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị cấp trung ương và cấp tỉnh; tổ chức chính trị - xã hội cấp trung ương và các tổ chức khác do Chính phủ quy định được thành lập NXB. Về vấn đề này, nhiều đại biểu cho rằng, Dự thảo Luật thể hiện sự quy định chặt chẽ hơn đối tượng thành lập NXB so với Luật hiện hành. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị không nên bó hẹp đối tượng thành lập NXB để phát huy các nguồn lực xã hội đầu tư cho sự nghiệp xuất bản. Một số đại biểu khác đề nghị cần quy định chặt chẽ, minh bạch điều kiện thành lập NXB nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xuất bản, góp phần tích cực thúc đẩy văn hóa đọc và nâng cao tri thức xã hội trong thời gian tới.
Theo NhanDan
Phiên họp lần thứ IV Nhóm công tác liên hợp giữa các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc) đã khai mạc sáng 3/6 tại thành phố Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam.
(HBĐT) - Ngày 3/6, ngày thứ hai kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 với các môn: địa lý (90 phút) và lịch sử (90 phút). Trong đó, môn hoá học thi bằng hình thức trắc nghiệm.
(HBĐT) - Với chức năng, nhiệm vụ được quy định trong Luật MTTQ Việt Nam, những năm qua, MTTQ tỉnh cùng các tổ chức thành viên tập trung chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền Luật Phòng chống tham nhũng gắn với thực hiện CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhằm thực hiện mục tiêu: góp phần làm chuyển biến về nhận thức, từ đó nâng cao trách nhiệm, ý thức rèn luyện về đạo đức, lối sống, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, CCVC, đoàn viên, hội viên.
(HBĐT) - Sinh thời, Bác Hồ kính yêu luôn dành tình cảm đặc biệt cho thiếu niên, nhi đồng. Người từng khẳng định: “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh”. Trước lúc đi xa, Người đã để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Cũng từ tình cảm đặc biệt ấy nên cùng với tên gọi của tổ chức Đoàn Thanh niên, tổ chức Đội của nước ta đã được vinh dự mang tên Người: Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
(HBĐT) - Sáng nay 2/6, cùng với gần 1 triệu học sinh cả nước, 9.180/ 9.194 thí sinh tỉnh ta tại 38 hội đồng coi thi đã bước vào buổi thi đầu tiên (môn Ngữ văn, thời gian 150 phút) trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng BCĐ kỳ thi tốt nghiệp tỉnh, cùng lãnh đạo Sở GD&ĐT, Sở Tài chính đã tới dự khai mạc kỳ thi tại trường THPT Mường Bi (Tân Lạc); kiểm tra, nắm tình hình thi cử tại các hội đồng thi trường THPT Đoàn Kết (Tân Lạc), THPT Thạch Yên, THPT Cao Phong (Cao Phong).
(HBĐT) - Hôm nay ngày 2/6, cùng với học sinh cả nước, 9.194 thí sinh tỉnh ta tại 38 hội đồng coi thi sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012.