Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện phát biểu ý kiến. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện phát biểu ý kiến. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Sáng 15/8, Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về 2 dự án Luật: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật quản lý thuế và dự án Luật dự trữ quốc gia. Cả hai dự án Luật đều đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII.

 

Báo cáo giải trình về Luật sửa đổi, bổ sung 1 số điều Luật quản lý thuế nêu lên 5 nội dung đã được thống nhất tiếp thu bao gồm: phạm vi sửa đổi, bổ sung Luật; tính cụ thể của Dự thảo luật; nghĩa vụ của người nộp thuế trong ứng dụng công nghệ thông tin; cách thức xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế, xử phạt đối với hành vi khai sai.

Sáu nội dung thống nhất giải trình bao gồm: hồ sơ khai thuế; thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế; nguyên tắc ấn định thuế ; xử lý việc chậm nộp tiền thuế, xử phạt hành vi khai sai ; trình tự thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế; tổ chức lực lượng “điều tra” hoặc “cảnh sát thuế.”

Tại phiên họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội tập trung thảo luận về 3 nội dung có ý kiến khác nhau đó là: trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong giải quyết hồ sơ hoàn thuế ; thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc quyết định gia hạn nộp thuế ; hiệu lực thi hành của Luật.

Về trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong giải quyết hồ sơ hoàn thuế (Điều 60), có ý kiến đề nghị quy định: Mọi trường hợp hoàn thuế theo phương thức “hoàn trước, kiểm sau” phải được kiểm tra trong thời hạn 1 năm hoặc không quá 6 tháng. Đối với những trường hợp rủi ro cao phải kiểm tra trong thời hạn 3 tháng để bảo đảm hiệu quả quản lý thuế.

Cơ quan soạn thảo đề nghị giữ quy định của Dự thảo luật vì kiểm tra sau hoàn thuế là một hoạt động trong kiểm tra thuế, vì vậy, cần có sự tương thích với nguyên tắc kiểm tra (theo tiêu chí rủi ro). Theo đó, Dự thảo luật đã quy định cơ quan thuế phải phân loại đối tượng rủi ro cao sẽ thực hiện kiểm tra trước, hoàn thuế sau. Đối với những doanh nghiệp tuân thủ pháp luật về thuế thì không nên tạo thêm gánh nặng về kiểm tra.

Thường trực Ủy ban Tài chính-ngân sách có quan điểm cho rằng công tác quản lý thuế nói chung, kiểm soát hoàn thuế nói riêng được thực hiện theo nguyên tắc giao cho doanh nghiệp tự giác trong kê khai thuế, lập hồ sơ hoàn thuế, vì vậy, về nguyên tắc, nhất thiết phải gắn liền với cơ chế hậu kiểm, tăng cường công tác kiểm tra nhằm bảo đảm hiệu lực thực tế của công tác quản lý thuế.

Những năm qua, bên cạnh những bất cập trong tổ chức thực hiện thì một số quy định của pháp luật chưa bảo đảm tính chặt chẽ nên việc hoàn thuế đã bị lợi dụng, phát sinh nhiều tiêu cực, làm thất thoát ngân sách Nhà nước, gây bức xúc trong dư luận. Do vậy, nếu hoàn thuế áp dụng theo phương thức “hoàn trước, kiểm sau” mà chỉ thực hiện kiểm tra theo cơ chế rủi ro (cơ quan quản lý không kiểm tra hết mà chỉ chọn một số trường hợp để kiểm tra) thì không thể tránh khỏi tình trạng người nộp thuế không bị kiểm tra sẽ lợi dụng sơ hở trong quản lý để chiếm đoạt tiền thuế.

Về việc kiểm tra hồ sơ hoàn thuế (trong trường hợp hoàn thuế trước, kiểm tra sau), Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết cơ quan thuế sẽ thực hiện phân loại, những đối tượng rủi ro cao sẽ kiểm tra trước, hoàn thuế sau. Chỉ những doanh nghiệp tuân thủ pháp luật về thuế, đạt tín nhiệm cao mới được hoàn thuế trước. Cơ quan quản lý không kiểm tra toàn bộ hồ sơ hoàn thuế mà chỉ chọn một số trường hợp để kiểm tra. Tuy nhiên, để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, chặt chẽ trong công tác quản lý thuế đồng thời cũng bảo đảm tính khả thi trong tổ chức thực hiện, Thường trực Ủy ban Tài chính - ngân sách là cơ quan tiến hành thẩm tra dự án Luật đề nghị quy định chặt chẽ hơn.

Đối với một số trường hợp: cơ sở kinh doanh kê khai lỗ luỹ kế hai năm liên tục hoặc có số lỗ vượt quá vốn điều lệ; cơ sở kinh doanh bất động sản, kinh doanh thương mại, dịch vụ; cơ sở kinh doanh thay đổi địa điểm kinh doanh trong vòng 12 tháng; cơ sở kinh doanh có sự thay đổi bất thường giữa doanh thu tính thuế và số thuế được hoàn trong giai đoạn 12 tháng thì thời hạn kiểm tra là không quá 1 năm, kể từ ngày có quyết định hoàn thuế. Các trường hợp khác, thời hạn kiểm tra là không quá 3 năm, kể từ ngày có quyết định hoàn thuế. Thảo luận vấn đề này nhiều ý kiến cho rằng, việc kiểm tra đối với 4 trường hợp rủi ro cao là cần thiết. Tuy nhiên, không nên quy định kiểm tra tất cả các hồ sơ hoàn thuế sẽ làm phát sinh một khối lượng công việc rất lớn cho đội ngũ cán bộ thuế.

Đối với hiệu lực thi hành của Luật, đa số ý kiến thảo luận của Ủy ban thường vụ Quốc hội tán thành với phương án Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013 nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn. Cơ quan soạn thảo đề nghị giữ nguyên thời điểm luật có hiệu lực thi hành như quy định của Dự thảo luật (1/1/2014) vì cho rằng, Luật quản lý thuế là Luật hướng dẫn hành thu, cần thiết phải có thời gian để triển khai xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành; xây dựng cơ sở hạ tầng truyền thông để thực hiện quản lý thuế điện tử;...

Phát biểu tại phiên thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ việc xây dựng pháp luật về thuế phải cân bằng giữa hai mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi cho người đóng thuế và cơ quan thu thuế; đồng thời tăng cường kiểm soát, hạn chế gian lận về thuế. Đơn giản, minh bạch sẽ tránh tiêu cực trong quản lý thuế- Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Tại phiên họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật dự trữ quốc gia. Các ý kiến thảo luận tập trung vào một số nội dung còn có ý kiến khác nhau về mục tiêu của dự trữ quốc gia; ngân sách nhà nước chi cho dự trữ quốc gia ; thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan...

Thảo luận về mục tiêu của dự trữ quốc gia (Điều 1), nhiều ý kiến cho rằng, mục tiêu trong Dự thảo luật là quá rộng, chưa phù hợp với bản chất của dự trữ quốc gia, đề nghị chỉ tập trung vào mục tiêu phòng, chống và khắc phục những bất trắc, hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh. Việc thu hẹp mục tiêu sử dụng dự trữ quốc gia dựa trên cân đối nguồn lực, bỏ quy định mục tiêu “tham gia bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần bảo đảm an sinh xã hội“ để bảo đảm phù hợp với bản chất dự trữ quốc gia, tránh dàn trải, theo đó, nguồn lực dự trữ quốc gia chỉ được sử dụng trong trường hợp đột xuất, cấp bách, bất khả kháng, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế, đời sống, an sinh xã hội trên phạm vi rộng mang tính vùng, miền, toàn quốc và quốc phòng, an ninh quốc gia.

Trên cơ sở phân tích một số trường hợp cụ thể, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị cần cân nhắc đề xuất của cơ quan soạn thảo đề nghị giữ quy định mục tiêu “tham gia bình ổn thị trường và góp phần bảo đảm an sinh xã hội“ trong một số trường hợp cụ thể.

Xung quanh nội dung quy định ngân sách nhà nước chi cho dự trữ quốc gia (Điều 24), khoản 1 Điều 24 quy định: "Chi cho tăng dự trữ quốc gia và mua bù hàng dự trữ quốc gia đã xuất trong năm kế hoạch thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên của ngân sách nhà nước", nhiều ý kiến tán thành với quan điểm của cơ quan thẩm tra cho rằng, trước mắt nên giữ như quy định hiện hành vì xét về bản chất, chi cho dự trữ quốc gia có đặc thù riêng và không hẳn là chi thường xuyên. Do đó, nếu quy định trong luật chi dự trữ quốc gia là chi thường xuyên sẽ không hợp lý. Hơn nữa, Luật ngân sách Nhà nước đang trong quá trình soạn thảo và dự kiến trình Quốc hội trong nhiệm kỳ này. Do vậy, nên chỉnh sửa nội dung này cùng với quá trình sửa đổi Luật ngân sách Nhà nước, theo đó sẽ quy định thành một mục riêng trong chi ngân sách Nhà nước, như vậy sẽ bảo đảm tính chuẩn xác và phù hợp với đặc thù của dự trữ quốc gia.../.

 

                                                              Theo TTXVN


Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục