Nhân dân xóm Sèo, xã Cao Sơn (Đà Bắc) luôn có ý thức bảo vệ, gìn giữ Tượng đài khu căn cứ cách mạng Giằng Sèo.

Nhân dân xóm Sèo, xã Cao Sơn (Đà Bắc) luôn có ý thức bảo vệ, gìn giữ Tượng đài khu căn cứ cách mạng Giằng Sèo.

(HBĐT) - Một ngày thu tháng 8, chúng tôi có dịp ngược dốc Tày Măng về thăm khu căn cứ cách mạng Giằng Sèo tại xã Cao Sơn (Đà Bắc). Từ con đường 433 nhìn vào phía chân núi, Tượng đài khu căn cứ nổi bật giữa màu xanh của núi rừng hòa trong nắng vàng và nền trời thu cao xanh vời vợi.

 

Ông Triệu Phúc Thi, Chủ tịch UBND xã Cao Sơn cho biết: Địa điểm xây dựng Tượng đài chính là nơi cách đây 67 năm đã diễn ra lớp huấn luyện quân sự đầu tiên của tỉnh. Thời gian đầu xây dựng, có ý kiến cho rằng tại sao không xây Tượng đài ở gần đường cho thuận tiện mà lại xây tận trong chân núi nhưng với ý nghĩa trân trọng giá trị lịch sử nên Tượng đài đã được xây dựng tại chính nơi đã diễn ra sự kiện lịch sử. Giờ đây, Tượng đài trở thành địa điểm xã tổ chức các hoạt động kỷ niệm, tri ân, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, thanh - thiếu nhi, học sinh.  

Đầu năm 1945, chiến khu Hòa - Ninh - Thanh được thành lập và phát triển mạnh mẽ đã tác động đến phong trào cách mạng ở tỉnh ta. Vấn đề cấp bách phát triển phong trào cách mạng được Ban cán sự Đảng tỉnh khẳng định: “Khẩn trương xây dựng các đội cứu quốc, phát động sâu rộng phong trào cứu quốc trong nhân dân”. ở Đà Bắc, đồng bào Mường, Tày, Dao đã biết đến Việt Minh, hiểu về cách mạng. Phong trào cách mạng đã có ảnh hưởng lớn, tác động chi phối được hàng ngũ chánh tổng, lý tổng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyên truyền gây dựng cơ sở trong đồng bào dân tộc. Cũng trong thời gian này, Ban cán sự Đảng tỉnh có kế hoạch mở một lớp huấn luyện quân sự cho các hội viên tự vệ cứu quốc thị xã tại Tu Lý. Xóm Giằng, Sèo khi đó thuộc xã Tu Lý có địa thế thuận lợi, bảo đảm yêu cầu an toàn, bí mật được chọn là nơi tổ chức lớp. Quân số dự huấn luyện gồm 12 đội viên tự vệ cứu quốc thị xã, 4 đồng chí cán bộ Quỳnh Lưu, 3 thanh niên dân tộc địa phương. Sau khi học lý thuyết, các đội viên tự vệ thực hành động tác tập luyện chiến đấu ngay trên cánh ruộng rạ cạnh nhà. Những ngày huấn luyện này đã tạo thanh thế Việt Minh càng cao, tiếng tăm lan truyền làm cho các hào lý run sợ, khuất phục, nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào cách mạng. Trong thời gian huấn luyện, lớp học đã được gia đình ông Đinh Công Sắc (là người con trai của tri châu Mai Đà đã nghỉ việc sống ở Tu Lý, ông Sắc cũng là thanh niên đầu tiên của Đà Bắc được giác ngộ cách mạng) cùng anh em hội viên cứu quốc và nhân dân Tu Lý hết sức đùm bọc, giúp lương thực, thực phẩm, bảo vệ an toàn, bí mật để lớp huấn luyện đầu tiên đạt kết quả. Kết thúc thời gian huấn luyện, các tự vệ tỏa về các địa phương trở thành lực lượng nòng cốt tiếp tục gây dựng và phát triển phong trào cách mạng, góp phần vào thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945. Cách mạng Tháng Tám thành công đã giải phóng đồng bào các dân tộc thoát khỏi ách áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến, chế độ lang đạo. Nhân dân trở thành người làm chủ xây dựng quê hương, bản làng, làm chủ núi rừng, đất nước.  

67 năm đã trôi qua, xóm Giằng Sèo nay thuộc xã Cao Sơn, cuộc sống đã có nhiều đổi thay nhưng những giá trị lịch sử vẫn còn vẹn nguyên dấu ấn, trở thành điểm tựa, nền tảng giáo dục thế hệ con cháu vững vàng tiếp nối truyền thống cha ông trong công cuộc xây dựng đất nước. Trong nắng thu hanh vàng, đưa chúng tôi đến thăm Tượng đài, em Nguyễn Thị Hồng, một đoàn viên trẻ của Đoàn xã cho biết: Tượng đài khu căn cứ Giằng Sèo là nơi khắc ghi dấu ấn lịch sử đấu tranh cách mạng hào hùng trên quê hương Đà Bắc, thể hiện tinh thần yêu nước, một lòng hướng về cách mạng của đồng bào các dân tộc trong huyện. Là lớp thế hệ trẻ được sinh ra khi đất nước đã hòa bình, thống nhất, chỉ được nghe về chiến tranh qua các câu chuyện kể và những chứng tích lịch sử, đặc biệt là được sống ngay trên mảnh đất in đậm dấu ấn lịch sử giúp chúng em càng thêm hiểu biết, trân trọng thành quả cách mạng của cha ông. Từ đó không ngừng phát huy truyền thống cách mạng, tuổi trẻ xung kích, đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương, tích cực hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.  

Xóm Sèo nay có 210 hộ với trên 800 nhân khẩu gồm 4 dân tộc Mường, Kinh, Tày, Dao cùng chung sống. Đời sống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tập trung trồng màu, ngô, dong riềng, mía, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Anh Nguyễn Thanh Sơn, Trưởng ban công tác mặt trận xóm cho biết:  Cùng với những hộ dân bản địa, xóm còn có các hộ dân ở dưới xuôi lên khai hoang, dân chuyển lòng hồ cùng sinh sống, làm ăn. Dù là người gốc  hay không, người dân trong xóm luôn đoàn kết, chung tay xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, đủ đầy, góp phần đưa quê hương chiến khu ngày càng đổi mới, phát triển. Đến nay, 100% hộ dân trong xóm có nhà xây kiên cố, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 14 triệu đồng/năm. Xóm có 112 hộ gia đình đạt văn hóa, 3 năm liên tục (2009-2011), xóm được công nhận làng văn hóa.

 

                                                                 Hà Thu

 

 

 

Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục