Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Ngày 10/10, Ủy ban Kinh tế Quốc hội họp phiên toàn thể lần thứ 5, thẩm tra Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2012; phương hướng, nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2013; thẩm tra Dự án Luật đất đai (sửa đổi).

 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tham dự phiên họp.

Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2012; phương hướng, nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013 do Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương khẳng định trong những năm qua, quán triệt các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội và của Chính phủ, các cấp, các ngành đã có nhiều nỗ lực phấn đấu và đã đạt được những kết quả nhất định.

Tình hình kinh tế-xã hội đã có những chuyển biến tích cực, đúng hướng. Các giải pháp kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô đã tiếp tục phát huy hiệu quả. Lãi suất tín dụng giảm, cơ cấu tín dụng có chuyển biến theo hướng tăng tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ… An sinh xã hội và phúc lợi xã hội được đảm bảo. Công tác cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có chuyển biến….

Bên cạnh những kết quả đạt được, Báo cáo cũng chỉ ra tình hình kinh tế xã hội vẫn còn tồn tại, hạn chế: Kinh tế vĩ mô chưa thật sự ổn định vững chắc; vẫn còn nguy cơ lạm phát cao trở lại. 5 chỉ tiêu kế hoạch kinh tế- xã hội cơ bản có nhiều khả năng không đạt kế hoạch; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt thấp so với kế hoạch đề ra; đời sống của một bộ phận dân cư gặp khó khăn; tình trạng tham nhũng và các tệ nạn xã hội, tội phạm còn diễn biến phức tạp…

Trong những tháng cuối năm 2012, các giải pháp cần tập trung thực hiện là tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết số 13/NQ-CP về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tăng sức mua, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá nhưng không làm bất ổn kinh tế vĩ mô và lạm phát cao trở lại; chủ động điều hành kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, bảo đảm an ninh quốc phòng, tăng cường phòng chống tham nhũng.

Mục tiêu tổng quát năm 2013 được xác định là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012. Đẩy mạnh thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tăng cường quốc phòng, an ninh và bảo đảm ổn định chính trị- xã hội. Tạo nền tảng phát triển vững chắc hơn cho những năm tiếp theo.

Đóng góp ý kiến vào Báo cáo, đại biểu Cao Sỹ Kiêm cho rằng trong tổng số 15 chỉ tiêu Quốc hội đề ra trong kế hoạch năm 2012, dự kiến có 10 chỉ tiêu có triển vọng đạt và vượt kế hoạch như 5 chỉ tiêu dự kiến không đạt kế hoạch đều là những chỉ tiêu quan trọng, đó là là tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP), tỷ lệ tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP, tạo việc làm, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo và tỷ lệ che phủ rừng.

Đại biểu nhận xét có sự “vênh” nhau giữa số liệu báo cáo với thực tế; giải pháp đưa ra xa với thực tế… Vì vậy Báo cáo cần tập trung đánh giá được những việc chưa làm được trong năm 2012, đồng thời phải phân tích rõ những nguyên nhân để có hướng khắc phục sửa chữa để tạo niềm tin cho nhân dân, cho doanh nghiệp.

Nhận định năm 2013 tiếp tục vẫn còn nhiều khó khăn, đại biểu cho rằng trong xác định các giải pháp cần phải kết hợp giữa giải pháp trước mắt và giải pháp lâu dài; cần minh bạch, công khai để cho dân hiểu.

Nhiều ý kiến đại biểu nhấn mạnh tới vai trò quản lý của nhà nước; tăng cường kỷ cương, kỷ luật thực hiện…. Một số ý kiến cho rằng trong giải pháp thực hiện cần lựa chọn những lĩnh vực đột phá, có sự tác động lớn tới xã hội để thực hiện để thực sự tạo ra chuyển biến.

Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá Báo cáo đã thể hiện tương đối đầy đủ, đã khắc phục được hạn chế của các năm trước đó là cân đối hài hoà giữa đánh giá về kinh tế và xã hội. Các ý kiến tại phiên họp đã cung cấp nhiều thông tin để đánh giá rõ hơn về tình hình thực hiện kinh tế xã hội của đất nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị những chỉ tiêu giảm, không đạt được cần được phân tích rõ, phân tích đúng thực trạng của nền kinh tế. Qua các ý kiến đóng góp để ban soạn thảo rà soát, điều chỉnh góp phần hoàn thiện báo cáo trước khi trình Quốc hội.

Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật đất đai (sửa đổi) nêu rõ mục đích sửa đổi Luật Đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; khai thác, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế- xã hội; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai; tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai từ Trung ương đến cơ sở…

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bao gồm 14 chương và 194 điều. So với Luật Đất đai năm 2003, bố cục dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tăng thêm 6 chương và 48 điều.

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Nguyễn Đức Kiên nhận xét trong báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật đất đai chưa nói tới trong tổng số vụ khiếu kiện có bao nhiêu vụ liên quan tài sản trên đất, liên quan đến đất đai là bao nhiêu vụ, trong đó liên quan tới đơn giá giải phóng mặt bằng là bao nhiêu vụ … Đại biểu đề nghị ban soạn thảo kết hợp Thanh tra Chính phủ làm rõ, thống kế các vụ khiếu kiện về đất đai. Đại biểu đề nghị cần làm rõ hơn nữa vai trò chủ sở hữu trong những chương như chương liên quan tới định giá đất.

Nhiều ý kiến tán thành với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, tỉnh và huyện; bổ sung việc lập quy hoạch, kế hoạch sửa dụng đất của các vùng kinh tế- xã hội và thực hiện lồng ghép quy hoạch này vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; lồng ghép quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. Như vậy sẽ khắc phục được tình trạng thiếu tính liên kết, đồng bộ trong quy hoạch giữa các tỉnh, các vùng; góp phần nâng cao chất lượng quy hoạch, đồng thời tiết kiệm được chi phí và rút ngắn thời gian lập quy hoạch sử dụng đất, nhất là cấp xã.

Về cơ chế thu hồi đất, dự thảo Luật quy định Nhà nước chủ động thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố, tổ chức việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để tạo quỹ đất “sạch”; sau đó Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng hoặc đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế- xã hội.

Các đại biểu đã thảo luận về các vấn đề giao đất; định giá đất; xử lý đối với trường hợp thu hồi đất do vi phạm; thế chấp tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất tại ngân hàng ở nước ngoài…/.

 

                                                                      Theo TTXVN

 

Các tin khác

Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó BCĐ diễn tập KVPT tỉnh chủ trì luyện tập hội nghị thông qua kế hoạch của các cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh ủy và đoàn thể khi địa phương chuyển vào thời chiến.
Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh trao giấy khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng tổ chức công đoàn TS-VM giai đoạn 2007 – 2012.
Cán bộ phòng GD&ĐT TPHB thực hiện việc quản lý hộ khẩu học sinh bằng hệ thống máy tính kết nối nội bộ với các trường trên địa bàn. Ảnh: Cẩm Lệ.
Quang cảnh hội nghị.

Đại hội Công đoàn Viên chức tỉnh lần thứ II

(HBĐT) - Trong 2 ngày 9-10/9, Công đoàn Viên chức tỉnh (CĐVC) tổ chức Đại hội đại biểu Công đoàn Viên chức tỉnh lần thứ II, nhiệm kỳ 2012-2017. Dự Đại hội có đại diện lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, Công đoàn Viên chức Việt Nam; các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và 85 đại biểu đại diện cho trên 2.270 đoàn viên công đoàn thuộc 45 công đoàn cơ sở trực thuộc.

Đại hội đại biểu Hội CCB tỉnh lần thứ V, nhiệm kỳ 2012-2017 thành công tốt đẹp

(HBĐT) - Trong 2 ngày 8 - 9/10, tại Nhà Văn hóa TPHB, Hội CCB tỉnh đã tổ chức Đại hội đại biểu Hội CCB tỉnh lần thứ V, nhiệm kỳ 2012-2017. Dự đại hội có các đồng chí: Trung tướng Trần Hanh - Anh hùng LLVTND, Chủ tịch Trung ương Hội CCB Việt Nam; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh uỷ, Thường trực HĐND, UBMTTQ tỉnh; lãnh đạo Hội CCB tỉnh Lai Châu, Điện Biên; đại diện một số các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; các Huyện, Thành ủy và 209 đại biểu đại diện cho gần 4,5 vạn hội viên CCB trong tỉnh.

Hội CCB thành phố Hòa Bình: Tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh

(HBĐT) - Xác định nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu là đoàn kết, vận động hội viên CCB giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống quân đội, tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ XHCN và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, các cấp Hội CCB TP. Hoà Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động hội viên học tập và thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng; “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

30% công đoàn cơ sở ngành GTVT đạt tiêu chuẩn vững mạnh xuất sắc

(HBĐT) - Ngày 9/10, Công đoàn ngành GTVT tỉnh đã tổ chức Đại hội đại biểu  lần thứ V (nhiệm kỳ 2012 – 2017).

Toàn tỉnh kết nạp 1.874 đảng viên mới

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các TCCS Đảng đã kết nạp được 1.874 đảng viên mới, nâng tổng số đảng viên trong tỉnh lên trên 52.513 đảng viên.

Tân Lạc: Kiểm tra, giám sát để nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng

(HBĐT) - Chủ nhiệm ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Tân Lạc Đinh Công Kỉnh khẳng định: Những năm qua, huyện đặc biệt quan tâm xây dựng các kế hoạch, lộ trình cụ thể để triển khai công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Trong đó, tập trung vào kiểm tra, giám sát các tổ chức cơ sở Đảng, cán bộ, đảng viên thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển KT-XH của đơn vị, địa phương, việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chương trình hành động của cấp ủy Đảng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục