Một công trình nước sinh hoạt bỏ không do yếu kém trong quản lý sau đầu tư tại xóm Tát, xã Tân Minh.
(HBĐT) - “Cha chung không ai khóc” là tình trạng không hiếm gặp ở các công trình cấp nước sinh hoạt được đầu tư vào những năm trước ở huyện vùng cao Đà Bắc. Với tổng mức đầu tư từ các dự án, chương trình của Nhà nước lên đến hàng chục tỷ đồng, khoảng 30% công trình nước sinh hoạt ngay sau khi bàn giao, đưa vào sử dụng chưa được bao lâu đã bỏ không. Có công trình ngừng hoạt động từ 6 - 7 năm nay mà chưa cải tạo hay sửa chữa.
Bộc lộ những yếu kém trong quản lý, khai thác
Công trình nước ở xóm Mè và xóm Cháu, xã Tu Lý là thí dụ. Ông Nguyễn Văn Tuyển, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Suốt nhiều năm, do không có nước nên công trình xây xong bỏ đấy, bà con không được hưởng lợi. Đây là 2 công trình đầu tư thuộc dự án 747 với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng. Thêm một dẫn chứng khác từ các công trình nước sinh hoạt ở xã Tân Minh. Được đầu tư từ đầu những năm 2000, thông qua nhiều nguồn vốn, hầu hết các xóm trên địa bàn xã gồm: Tát, ênh, Diều Bồ, Diều Luông, Mít, Cò Phày... đã có công trình hưởng lợi. Nhưng ngoại trừ công trình xóm Mít do không có nguồn về, nguồn nước sinh hoạt ở các xóm khác phần do ảnh hưởng của thiên tai, phần do ý thức bảo vệ kém của người dân nên hiệu quả sử dụng chỉ còn 50%. Đưa chúng tôi đi thăm công trình ở xóm Tát, Cò Phày, ông Xa Văn Thao, Phó Bí thư Đảng ủy xã Tân Minh cho biết: Một số bể bị vỡ đường ống dẫn nước, phần nền bể, cửa hư hỏng nặng. Hiện nay, nước từ nguồn khe núi dẫn về vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng nhưng do ống dẫn nước đã bị lũ cuốn trôi nên gần chục hộ dân ở chòm xóm Cò Phày không lấy nước từ bể chứa về dùng nữa.
Thực trạng đáng bàn là sau khi đầu tư công trình, vấn đề quản lý, khai thác, bảo vệ được UBND xã giao về xóm, xóm lại trực tiếp giao cho nhóm hộ dân hưởng lợi. Trong khi đó, người dân không quan tâm thỏa đáng đến việc trong coi, quản lý công trình. Các hộ hưởng lợi thường đổ lỗi do trâu, bò dẫm, phá làm vỡ tuy ô dẫn nước rồi hỏng phao, hỏng van xả nước... nhưng ít ai tính chuyện sửa lại để dùng. Hiện tượng trích tuy ô, ống nhựa dẫn nước về nhà mình còn xảy ra nhiều nên nước dẫn về hộ ở xa bể thất thường, không đảm bảo. Một công trình nước khác ở xóm Tát, xã Tân Minh cũng bỏ hoang từ nhiều năm nay trở thành kho chứa củi của hộ dân. Anh Lường Văn Chiến, một trong những hộ dân thụ hưởng kể lại: trước đây, dự án 747 đầu tư công trình phục vụ nước sinh hoạt cho 8 hộ ở chòm này. Được một thời gian, nước có hiện tượng cạn nhưng không ai đi kiểm tra xem nguyên nhân vì sao, cũng lâu lâu không khơi thông, nạo vét trên nguồn nên nước không về nữa.
Đâu là giải pháp để phát huy hiệu quả các công trình sau đầu tư ?
Trước thực trạng giá trị đầu tư lớn, hiệu quả sử dụng lại không cao, hàng năm, chương trình, dự án 134, 135 đã dành một phần kinh phí cho bảo trì, duy tu với bình quân 20 triệu đồng/công trình.
Ông Xa Hữu Ban, Trưởng phòng Dân tộc huyện Đà Bắc cho biết: Năm 2012, bình quân mỗi xã được phân bổ 64 triệu đồng cho duy tu, bảo trì các công trình. Xóm được phân bổ cao nhất 38 triệu đồng, bình quân mỗi xóm được 1 công trình, tổng mức 25 triệu đồng. Từ vốn Chương trình 135, có thể sửa công trình đầu tư thuộc vốn khác đã hỏng lâu nếu có sự đề xuất từ xóm, xã. Kinh phí hỗ trợ được giao cho Ban giám sát các xã. Việc lập kế hoạch xin vốn cũng từ xã, đảm bảo quy chế dân chủ, có sự tham gia của người dân.
Tuy vậy, mức vốn này chỉ đủ đảm bảo đầu tư, sửa chữa hư hỏng nhỏ như vỡ bai, trôi đường ống, trát phao. Qua đó, một số công trình sau cải tạo đã được tái sử dụng. Vấn đề cốt lõi để quản lý sau đầu tư công trình nước sinh hoạt trên địa bàn phát huy hiệu quả là ý thức và trách nhiệm của người dân mang tính chất quyết định. Muốn vậy cần có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao hơn của cấp xã trong xây dựng quy chế quản lý, sử dụng để công trình sử dụng lâu dài. Đối với công trình hư hỏng mà khả năng nguồn đóng góp của dân có thể làm được nên huy động để duy trì công trình.
Thực tế cho thấy ở một số xóm, KDC nhờ vận dụng, đưa vấn đề quản lý, khai thác công trình vào quy chế, quy ước thôn, bản đã có tác dụng tích cực trong tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác chấp hành. Người dân đồng thời là đối tượng hưởng lợi cần có ý thức hơn nữa trong bảo vệ công trình chung, thường xuyên nạo, vét bai, mương, phát quang kênh tuyến, vệ sinh bể lọc để thúc đẩy, duy trì hiệu quả các công trình đáp ứng nhu cầu dân sinh của bản thân và cộng đồng.
Bùi Minh
(HBĐT) - Vừa qua, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch phát động cuộc thi tìm hiểu về “Bác Hồ với các dân tộc thiểu số; các dân tộc thiểu số với Bác Hồ kính yêu”. Cuộc thi do Ủy ban Dân tộc và Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng phối hợp tổ chức.
(HBĐT) - 95 năm đã trôi qua, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người từ trước tới nay chưa có một cuộc cách mạng có ý nghĩa sâu xa như vậy”(1). Kỷ niệm 95 năm Cách mạng Tháng Mười Nga, chúng ta lại nhớ những vần thơ của nhà thơ Chế Lan Viên.
(HBĐT) - Ngày 2/11, đồng chí Tô Quang Thu, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cùng đoàn công tác của UBKT Trung ương đã làm việc với UBKT Tỉnh uỷ.
(HBĐT) - Sáng 2/11, Đoàn công tác của Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam do đồng chí Bùi Thị Thanh, Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh về việc thực hiện Kết luận 62-KL/TW, ngày 8/12/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy; lãnh đạo UBMTTQ tỉnh và đại diện một số sở, ban, ngành của tỉnh.
(HBĐT) - Sáng 2/11, Sở GT-VT đã thực hiện kiểm điểm, tự phê bình và phê bình tập thể, cá nhân lãnh đạo Sở theo Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị. Tham dự còn có đồng chí Nguyễn Văn Bắc, Phó Vụ tưởng Vụ địa phương – Văn phòng T.Ư Đảng, cùng các đồng chí trong tổ công tác Trung ương 4 của tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 2/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Yên Bái, Báo Yên Bái đã tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm xuất bản số đầu tiên (5/11/1962 - 5/11/2012). Tới dự có lãnh đạo tỉnh Yên Bái, Cục Báo chí xuất bản, Trung ương HNB Việt Nam. Đồng chí Đinh Văn Ổn, TBT Báo Hòa Bình đã tới dự và chúc mừng.