Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị giao ban trực tuyến về xây dựng cơ bản năm 2012.
(HBĐT) - Ngày 13/12, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến đánh giá về lĩnh vực xây dựng cơ bản năm 2012. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trị hội nghị. Tham dự hội nghị có lãnh đạo, chuyên viên các sở, ngành, địa phương trong tỉnh.
Theo báo cáo của Sở KH-ĐT Năm 2012, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển của tỉnh đạt trên 2.000 tỷ đồng. Tính đến ngày 11/12, tỷ lệ giải ngân khoảng 73% kế hoạch. Trong đó, các nguồn giải ngân khá từ 80% trở lên gồm: nguồn XDCB tập trung đạt 89%; nguồn Nghị quyết 37-NQ/TW đạt 84%; nguồn nâng cấp đê, sông đạt 86,3%; nguồn trái phiếu Chính phủ đạt 80%; Đề án ổn định dân cư vùng hồ sông Đà đạt 88%; hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 167 đạt 100%; chương trình định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số đạt 95,2%; phát triển và bảo vệ rừng bền vững đạt 100%; hỗ trợ đầu tư trụ sở xã 98%; chương trình MTQG văn hóa đạt 80%. Một số nguồn vốn giải ngân đạt trên 50% đến dưới 80% như: Chương trình MTQG xây dựng NTM đạt 70% kế hoạch; chương trình sắp xếp dân cư nới cần thiết đạt 68,5%; hỗ trợ đối ứng ODA 60,3%; … Ngoài ra, có 9 nguồn vốn giải ngân đặc biệt chậm, nhiều khả năng không hoàn thành như: nguồn Y tế tỉnh, huyện đạt 29%; Chương trình 135 giai đoạn 2 đạt 33%; chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đạt 21,1%; các dự án ứng trước kế hoạch vốn năm 2013 đạt 34,7%; Chương trình MTQG phòng, chống HIV/AIDS đạt 30%; chương trình MTQG y tế đạt 29,9%; vốn ứng trước kế hoạch năm 2013 đạt 33,3%; chương trình giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản đạt 48,8% và chương trình MTQG nước sạch vệ sinh môi trường đạt 47,6%. Tổng các khoản nợ vay, nợ ứng trước đến thời điểm hiện nay (chưa kể sẽ bố trí vốn năm 2013 để trả nợ) trên 787,6 tỷ đồng. Cụ thể: các khoản đã ứng trước ngân sách Trung ương gần 367,8 tỷ đồng; vay tín dụng ưu đãi kiên cố hóa kênh mương và GTNT 255 tỷ đồng và các khoản tạm ứng ngân sách tỉnh cho các dự án gần 165 tỷ đồng. Theo Sở KH-ĐT, công tác đầu tư năm 2012 mặc dù Trung ương giao vốn muộn nhưng UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan quản lý vốn chủ động tham mưu, báo cáo, phân bổ kịp thời, đảm bảo các dự án triển khai sớm. Nguồn vốn được tập trung cho dự án chuyển tiếp, dự án hoàn thành, hạn chế khởi công mới, hạn chế đầu tư dàn trải, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
Tại hội nghị, các đại biểu đã nêu ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai như: phân bổ vốn các nguồn của Trung ương hỗ trợ thường chậm, trình tự phức tạp; trong quá trình thực hiện phát sinh việc thẩm định vốn dự án, kế hoạch vốn, thẩm định điều chỉnh kế hoạch vốn; việc phê duyệt dự án phải biết trước vốn, ngược lại, việc bố trí vốn phải có dự án được phê duyệt trước 31/11 hàng năm (trước năm thực hiện kế hoạch) tạo ra một vòng luẩn quẩn. Ngoài ra, việc chỉ cho ứng vốn 30% kế hoạch vốn giao gây khó khăn đối với các dự án GPMB và một số dự án khác cần ứng đủ vốn Những hạn chế, yếu kém trong quản lý đầu tư xây dựng cũng được nhiều đại biểu quan tâm, liên quan đến việc đình hoãn, giãn tiến độ, dừng ở điểm dừng kỹ thuật hợp lý của một số dự án chưa đảm bảo yêu cầu về vốn; công tác, nghiên cứu, triển khai các văn bản của Trung ương như Chỉ thị 1792/CT-TTg của Thủ thướng Chính phủ còn chậm; công tác chuẩn bị đầu tư ở một số nguồn vốn còn bị động nên việc giải ngân chậm.
Hội nghị đã triển khai kế hoạch phân bổ vốn đầu tư phát triển năm 2013. Đồng thời, thống nhất 14 giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt các kế hoạch đề ra.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những nỗ lực của các cấp, ngành, địa phương trong công tác đầu tư năm 2012 cũng như phân bổ các nguồn vốn, trong đó có lĩnh vực đầu tư XDCB. Đồng chí cho rằng, năm 2012, do nguồn vốn đầu tư thiếu nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý và tiến độ xây lắp, đồng thời, tác động tiêu cực đến đời sống của nhân dân trong vùng dự án triển khai chậm. Công tác chuẩn bị đầu tư, phối hợp tham mưu, tổng hợp, trả nợ vốn chưa thực hiện tốt… Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu trong những ngày còn lại của năm 2012, các sở, ngành, địa phương cần quyết liệt đẩy nhanh, thực hiện đúng quy định về giải ngân, thanh quyết toán các nguồn vốn chưa hoàn thành. Trong năm 2013, cần tăng cường, nâng cao chất lượng tư vấn, giám sát và nhà thầu, đảm bảo hiệu quả nguồn lực đầu tư; công tác vận hành, bảo trì sau đầu tư cũng cần đặc biệt quạn tâm. Các sở, ngành, địa phương cần quan tâm, cập nhật các văn bản, trình tự, thủ tục đầu tư, thời gian, hạn định của các Bộ, ngành Trung ương đảm bảo hướng dẫn kịp thời góp phần hoàn thành công tác đầu tư phát triển theo đúng kế hoạch đề ra.
Hồng Trung
(HBĐT) - Tại kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa XV, UBND tỉnh đã có Báo cáo số 159/BC-UBND ngày 21/11/2012 về kết quả giải quyết những ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, an sinh xã hội. Báo Hòa Bình điện tử tổng hợp và giới thiệu cùng bạn đọc.
(HBĐT) - Từ năm 2009, gia đình chị Hà Thị Duyên ở xóm Tớn, xã Nam Sơn (Tân Lạc) cải tạo 120 m2 ruộng 1 vụ để trồng su su lấy ngọn bán. Sau 5 tháng thu hoạch, chị Duyên thu về được gần 2 triệu đồng. Thấy hiệu quả kinh tế cao hơn cây lúa, từ đó đến nay, gia đình chị năm nào cũng trồng vài trăm m2 cây su su.
(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch phát động 10 ngày thi đua cao điểm chào mừng Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ X, Chương trình tình nguyện mùa Đông của ủy ban Hội LHTN tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 11/12, tại hội trường Tỉnh uỷ đã diễn ra hội nghị tổng kết công tác thi đua ngành Tổ chức xây dựng Đảng cụm các tỉnh Tây Bắc năm 2012 gồm: Hoà Bình, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lai Châu. Đồng chí Nguyễn Văn Quang - Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến dự và phát biểu tại hội nghị.
(HBĐT) - Thực hiện Dự án ĐC-ĐC theo QĐ số 33/2007/QĐ-TTg và QĐ số 1342/ 2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, năm 2012, tỉnh ta được giao 7.604 triệu đồng để thực hiện đầu tư ĐC-ĐC cho đồng bào dân tộc thiểu số.
(HBĐT) - Bà Nguyễn Thị Hiện, Phó Bí thư TT Đảng ủy xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) khẳng định: Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 11- NQ/TW, ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước” đã tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức, hoạt động trong cả hệ thống chính trị- xã hội, gia đình và bản thân người phụ nữ về vai trò, vị trí của phụ nữ, công tác phụ nữ trong thời kỳ mới. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và bố trí cán bộ nữ, nhất là cán bộ trẻ được quan tâm hơn.