Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp.
(HBĐT) - Ngày 20/3, BTV Tỉnh ủy họp nghe và cho ý kiến về dự thảo báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện NQ số 10-NQ/TU ngày 31/7/2007 của BTV Tỉnh ủy về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, TDTT tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2007 - 2010, định hướng đến năm 2015; Dự thảo báo cáo sơ kết 1 năm thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; công tác cán bộ và một số công tác khác. Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì cuộc họp.
Dự thảo báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện NQ số 10 của BTV Tỉnh ủy đánh giá: Qua 5 năm thực hiện NQ, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, sự tham gia tích cực của nhân dân, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, công tác XHH các hoạt động y tế, giáo dục, văn hóa, TDTT của tỉnh đã đạt được một số kết quả quan trọng.
Về XHH các hoạt động GD&ĐT đã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động giáo dục. Trong giai đoạn 2007- 2012 tỷ trọng đầu tư cho GĐ&ĐT đạt khoảng 13% từ các nguồn lực. Việc huy động học sinh đến trường ở các ngành học, cấp học đạt kết quả cao. Công tác thu hút đầu tư từ các nguồn vốn ngoài NSNN cho phát triển hệ thống giáo dục trong và ngoài công lập bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định.
Đối với XHH các hoạt động y tế, các cơ sở y tế công lập được quan tâm đầu tư, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động các dịch vụ, đảm bảo hoạt động KCB cho nhân dân; tăng cường huy động các nguồn lực từ cá nhân, doanh nghiệp, tài trợ nước ngoài để phát triển các hoạt động y tế. Các loại hình, dịch vụ KCB được đa dạng hóa.
Về XHH các hoạt động văn hóa, TDTT, 5 năm qua, tỉnh ta đã chú trọng xây dựng và phát triển đời sống văn hóa ở cơ sở, đời sống tinh thần của nhân dân được cải thiện, việc vận động toàn dân tham gia xây dựng đời sống văn hóa được coi trọng góp phần giữ gìn và phát huy vốn văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó, phong trào TDTT đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân. Việc thu hút đầu tư từ nguồn NSNN và các nguồn vốn khác cho phát triển TDTT được tăng cường.
Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện NQ vẫn còn những tồn tại, yếu kém như: Nhận thức về XHH ở các lĩnh vực này của một số cơ quan, đơn vị, địa phương và một bộ phận nhân dân còn hạn chế. Các chính sách ưu đãi đầu tư, các đề án, quy hoạch chưa được thể chế kịp thời. Việc hình thành, phát triển các cơ sở ngoài công lập còn gặp khó khăn về mặt bằng xây dựng, nhất là ở khu vực thành thị... Do đó, đến nay về GD&ĐT vẫn còn 5/6 chỉ tiêu không đạt so với NQ đề ra; lĩnh vực y tế 3/5 chỉ tiêu không đạt; văn hóa 2/3 chỉ tiêu không đạt và TDTT có 5/6 chỉ tiêu không đạt.
Cho ý kiến vào dự thảo báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện NQ số 10, các đồng chí UVBTV Tỉnh ủy và lãnh đạo các sở liên quan đã đánh giá, phân tích, làm rõ hơn những mặt đạt được, chưa được, nguyên nhân những tồn tại, hạn chế. Trong đó nhiều ý kiến cho rằng: Mặc dù là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, nguồn lực hạn chế, song tỉnh ta đã nỗ lực đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận. Do vậy, báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện NQ nên có sự đánh giá cụ thể, sâu sắc hơn những thành tựu đã đạt được trên các lĩnh vực GD&ĐT, y tế, văn hóa, TDTT, cần nêu lên những đơn vị, địa phương có những cách làm hay, mô hình tốt để biểu dương nhân ra diện rộng. Đồng thời, trong đánh giá của báo cáo phải bám sát những tiêu chí xây dựng NTM để từ đó có cơ sở rà soát, bổ sung lại quy hoạch, kế hoạch phát triển KT - XH cho phù hợp.
Phát biểu ý kiến chỉ đạo đối với nội dung này, đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị: Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện NQ số 10-NQ/TU ngày 31/7/2007 của BTV Tỉnh ủy cần có sự đánh giá chung mặt bằng tổng quan đã đạt được trên cả 4 lĩnh vực GD&ĐT, y tế, văn hóa, TDTT; phải phân tích và làm rõ hơn nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động tới các chỉ tiêu không hoàn thành và rút ra được những bài học kinh nghiệm để có sự lãnh đạo, chỉ đạo tốt hơn trong thời gian tiếp theo. Báo cáo cũng nên bổ sung định hướng hoạt động đến năm 2020 dựa trên cơ sở NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và một số NQ chuyên đề về các lĩnh vực có liên quan...
* Về dự thảo báo cáo sơ kết 1 năm thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” nêu rõ: Việc học tập, quán triệt, triển khai thực hiện NQ đã được các cấp, các ngành trong tỉnh chú trọng thực hiện với trên 97% CBĐV tham gia học tập. Việc tổ chức kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo tinh thần NQ được thực hiện nghiêm túc theo đúng kế hoạch, hướng dẫn của cấp trên. Các nơi đều tổ chức lấy ý kiến góp ý theo đúng quy định và tổng hợp, tập hợp đầy đủ, chính xác, khách quan các ý kiến góp ý đối với tập thể, cá nhân cấp ủy, lãnh đạo quản lý cơ quan. Hầu hết các ý kiến đều thể hiện sự tâm huyết, trách nhiệm, có tính xây dựng, là cơ sở để tập thể, cá nhân được góp ý kiểm điểm sâu sắc, sát thực hơn. Đối với việc chuẩn bị báo cáo kiểm điểm, các tập thể, cá nhân đã thực hiện chu đáo, bám sát vào 3 vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng theo nội dung NQ đưa ra. Sau 1 năm thực hiện NQ T.Ư 4 (khoá XI) cho thấy tập thể và cá nhân được kiểm điểm (từ tỉnh đến cơ sở) đã có nhận thức sâu sắc, đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng của thực hiện NQ, đồng thời đã có những biện pháp khắc phục, sữa chữa khuyết điểm, yếu kém được chỉ ra, từ đó đã nâng cao ý thức, trách nhiệm của CBĐV trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Cho ý kiến vào dự thảo báo cáo trên, các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy đề nghị: Báo cáo cần nêu sâu hơn việc lấy ý kiến đóng của các tập thể, cá nhân để xây dựng báo cáo kiểm điểm; nêu rõ được vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của BTV Tỉnh ủy trong quá trình kiểm điểm, tự phê bình và phê bình đối với các đảng bộ, các sở, ban, ngành, đoàn thể. Đặc biệt, báo cáo phải nêu bật kết quả đạt được sau 1 năm thực hiện NQ. Trong đó, có việc khắc phục bước đầu những hạn chế, yếu kém đã chỉ ra trong quá trình kiểm điểm, tự phê bình và phê bình.
Kết luận đối với vấn đề này, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu: Trong báo cáo sơ kết 1 năm thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XI) cần bổ sung nội dung BTV Tỉnh ủy báo cáo kết quả kiểm điểm, tự phê bình và phê bình trước BCH Đảng bộ tỉnh; việc BTV Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo thực hiện tốt công tác quy hoạch BCH, BTV Tỉnh ủy và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, nhiệm kỳ 2015 - 2020 theo đúng Hướng dẫn số 15 của Ban Tổ chức T.Ư. Đồng chí cũng nhấn mạnh, phải đánh giá rõ hơn kết quả thực hiện NQT.Ư 4, nhất là việc khắc phục, sửa chữa những khuyết điểm, yếu kém trong công tác cán bộ đã quan tâm nhiều hơn tới cán bộ trẻ, cán bộ nữ và kịp thời bổ xung cán bộ lãnh đạo quản lý ở những nơi còn thiếu.
Đồng chí, Bí thưu Tỉnh uỷ đã tiếp thu ý kiến đóng góp của các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy, giao Văn phòng Tỉnh ủy bổ sung, chỉnh sửa lại báo cáo cho đầy đủ.
Hoàng Nga
(HBĐT) - Chiều 19/3, Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư NL -TM - XD Hoàng Sơn; Bạch Thị Hương Thủy, chuyên viên VKSND tỉnh đã tiến hành giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm chất lượng và chương trình, SGK giáo dục phổ thông tại UBND tỉnh và Sở GD-ĐT. Tham gia đoàn giám sát có lãnh đạo và chuyên viên các sở, ban, ngành của tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 19/3, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo T.Ư, Bộ Thông tin-Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức hội nghị cán bộ báo chí toàn quốc và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2013. Các đồng chí: Lê Hồng Anh, UV Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Đinh Thế Huynh, UV Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư dự và chỉ đạo hội nghị. Về phía tỉnh, Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủyáỉơ TT&TT, Báo Hòa Bình và Đài PT-TH tỉnh.
(HBĐT) - Khi nói về công tác xây dựng Đảng của ngành, đồng chí Hà Văn Cươm, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mai Châu cho biết: Một thời, ở huyện đã có tình trạng trường không có đảng viên, cán bộ quản lý chưa là đảng viên. Vì thế, công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong trường học chưa đạt hiệu quả như mong muốn; chất lượng giáo dục cũng vì thế mà thiếu sự khởi sắc.
(HBĐT) - Chế định về quyền con người, quyền công dân là những nội dung quan trọng của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Chương II Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân tiếp tục khẳng định, làm rõ hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bảo đảm được tính khoa học về kỹ thuật lập hiến; tạo thuận lợi cho việc hiểu và thực thi các quyền này. Đồng thời đã bổ sung một số quyền mới là kết quả của quá trình đổi mới ở nước ta, phù hợp với các điều ước quốc tế về quyền con người mà nước ta là thành viên.
(HBĐT) - Sáng 18/3, Thành đoàn Hoà Bình đã phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị Thành phố tổ chức khai mạc lớp Bồi dưỡng Lý luận chính trị cho đối tượng Đảng là đoàn viên ưu tú năm 2013.