Đại biểu QH tỉnh thảo luận tại tổ.
(HBĐT) - Sáng ngày 28/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 Luật Doanh nghiệp; Việc đàm phán, ký kết thỏa thuận cấp Chính phủ giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam – Lào. Về nội dung và sự cần thiết của việc sửa đổi, bổ sung của hai dự thảo Luật và việc đàm phán, ký Thỏa thuận cấp Chính phủ giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam – Lào, các đại biểu thống nhất cao với việc sửa đổi bổ sung và ký kết là cần thiết. Đồng thời các đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình có ý kiến cụ thể:
Đại đại biểu Bùi Văn Tỉnh, nhận định và có một số ý kiến đề nghị Dự thảo cần xem xét đó là: Nhìn chung, tình hình biên giới giữa hai nước cơ bản ổn định, an ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương, góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào. Bên cạnh đó, hai bên cũng nhận định vẫn còn một số vấn đề tồn tại trong công tác quản lý biên giới, cần có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ hơn nữa của các bộ, ngành và địa phương hữu quan hai bên để giải quyết. Đặc biệt là trong công tác quản lý qua lại biên giới; tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, thương mại khu vực biên giới; giải quyết vấn đề dân di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước. Tuy nhiên, giải quyết vấn đề này, e rằng sẽ tạo ra tiền lệ khi sự việc tương cũng xảy ra với các nước khác thì chúng ta giải quyết như thế nào? và vấn đề an ninh có được đảm bảo không ?.
Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, có ý kiến cho rằng: Qua 10 năm thực hiện, Luật phòng cháy và chữa cháy đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác phòng cháy, chữa cháy, nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy. Hiện cả nước đã thành lập được gần 123.000 đội dân phòng và đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở với gần 1,5 triệu cán bộ, đội viên và 185 đội cảnh sát phòng cháy, chữa cháy chuyên nghiệp. Công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy được tăng cường. Cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vi phạm trong công tác phòng cháy, chữa cháy. Tuy nhiên, Luật đã bộc lộ những vướng mắc, bất cập cần được sửa đổi, bổ sung. Đó là: đề nghị Dự thảo cần xác định rõ tiêu chí thế nào là nhà cao tầng, siêu cao tầng, quy định hệ thống cơ sở hạ tầng các khu vực này như thế nào để bảo đảm việc PCCC; bổ sung quy định về PCCC đối với tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, hầm ngầm, khai thác mỏ dầu khí... Về quy định phân biệt, tách các đối tượng cụ thể, phân loại rõ chủ rừng nào thì phải thực hiện như theo quy định của dự thảo Luật, chủ rừng nào thì được lực lượng PCCC chuyên trách tại địa phương hướng dẫn thực hiện hoặc phối hợp hỗ trợ việc xây dựng phương án chữa cháy. Đề nghị dự thảo quy định chính sách hỗ trợ cho các đối tượng trực tiếp tham gia chữa cháy tại chỗ khi có đám cháy xảy ra. Đồng thời, đối chiếu Luật ngân sách nhà nước và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân về thẩm quyền trình phương án phân bổ ngân sách để quy định cho phù hợp. Đề nghị Dự thảo quy định chặt chẽ và cụ thể hơn về điều kiện hoạt động kinh doanh tại các cơ sở này cũng như điều kiện về tiêu chuẩn và kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của người phụ trách ngành, nghề kinh doanh lĩnh vực này ngay trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC.
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải, đại biểu Nguyễn Cao Sơn có ý kiến cho rằng Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật Doanh nghiệp lần này nhằm tạo cơ sở pháp lý để khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa đăng ký lại thực hiện dự án đầu tư mới và đầu tư mở rộng tại Việt Nam. Tuy nhiên, đề nghị cần rà soát cụ thể và chỉ cho phép doanh nghiệp đăng ký lại hoặc mở rộng ngành nghề nếu hoạt động đầu tư không vi phạm pháp luật (về bảo vệ môi trường, về thực hiện nghĩa vụ thuế...), phù hợp với quy hoạch, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Nhà nước. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc doanh nghiệp không thực hiện thủ tục đăng ký, là do một số doanh nghiệp muốn tiếp tục duy trì mô hình hoạt động cũng như phương thức quản lý đã tồn tại ổn định trong nhiều năm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này không lường trước được việc không được phép gia hạn hoạt động hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh nếu không đăng ký lại trong thời hạn quy định. Ngoài ra, một số doanh nghiệp không đạt được nhất trí giữa các bên liên doanh trong việc thực hiện thủ tục đăng ký lại vì theo điều lệ doanh nghiệp, việc gia hạn hoặc tổ chức lại doanh nghiệp phải thực hiện theo nguyên tắc nhất trí phù hợp với quy định tại Luật Đầu tư nước ngoài trước đây. Do đó, việc không thực hiện thủ tục đăng ký lại của doanh nghiệp có vốn FDI đã làm phát sinh nhiều khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp cũng như công tác quản lý nhà nước. Đồng thời các đại biểu cũng chỉ ra rằng, nội dung này đã được sửa đổi, gia hạn thời gian một lần năm 2009, nay tiếp tục sửa đổi sẽ không thể hiện được tính tôn nghiêm pháp luật. Dự án Luật doanh nghiệp (sửa đổi) cũng đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, dự kiến trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào kỳ họp thứ 7, do vậy, đề nghị Dư thảo xem xét đến việc cần thiết hay chưa cần thiết phải sửa đổi riêng Điều 170 của luật này.
Bùi Mạnh Cường
(Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh)
(HBĐT) - Những ngày cuối tháng 5, chúng tôi có dịp tham gia các hoạt động hưởng ứng chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2013 do Thành đoàn Hòa Bình tổ chức tại xã Hoà Bình (thành phố Hoà Bình). Giữa những ngày cao điểm nắng nóng, mới 7 giờ sáng, nắng đã dát vàng trên sân trường tiểu học của xã, song trên khuôn mặt của hơn 400 ĐV-TN đến từ các cơ sở đoàn, đoàn trực thuộc không hề hiện lên sự mệt mỏi, ai nấy đều hào hứng, sẵn sàng tham gia các hoạt động hưởng ứng.
(HBĐT) - Báo Hoà Bình phối hợp với Sở NN & PTNT vừa chính thức phát động Cuộc thi viết về chủ đề Xây dựng nông thôn mới trên Báo Hoà Bình năm 2013-2014.
(HBĐT) - Ngày 24/5, BTV Thành ủy Hòa Bình đã tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TƯ, ngày 4/9/2012 của Ban Bí thư T.Ư Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”; NQ số 21-NQ/TƯ, ngày 22/11/2012 của BCHT.Ư Đảng (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020”. Dự hội nghị có gần 250 đại biểu là các đồng chí UVBCH Đảng bộ thành phố khóa XI; lãnh đạo các phòng, ban, ngành, MTTQ, đoàn thể CT-XH; lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND các xã, phường và bí thư các chi, Đảng bộ cơ sở.
(HBĐT) - Ông Hoàng Thế Quỳnh, Phó chủ tịch LĐLĐ huyện Lương Sơn cho biết: Là huyện trọng điểm về phát triển CN-TTCN, các doanh nghiệp Nhà nước đã được cổ phần hóa, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển mạnh. Từ năm 2009, huyện có 777 cơ sở sản xuất CN-TTCN. Đến nay, toàn huyện có 1 KCN (và đang hình thành KCN Nam Lương Sơn), 840 cơ sở sản xuất CN-TTCN, các doanh nghiệp lớn, nhỏ đang hoạt động, thu hút hàng nghìn lao động.
(HBĐT) - Sáng 23/5, tại Văn phòng Tỉnh ủy, Đoàn công tác của T.Ư Hội Người mù Việt Nam do ông Cao Văn Thành, Chủ tịch T.Ư Hội Người mù Việt Nam làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực Tỉnh ủy về việc thực hiện Kết luận số 73 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 51, ngày 12/4/1989 của Ban Bí thư T.Ư Đảng (khóa VI) về việc giúp đỡ Hội Người mù Việt Nam (Gọi tắt là Kết luận 73). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, UBMTTQ tỉnh và một số sở, ban, ngành.