Phóng viên Báo Hòa Bình trao đổi kinh nghiệm, nâng cao chất lượng ảnh báo chí.

Phóng viên Báo Hòa Bình trao đổi kinh nghiệm, nâng cao chất lượng ảnh báo chí.

(HBĐT) - Cứ vào cuối tháng 8, khi sắc trời xanh và nắng vàng rực rỡ, những người làm báo trong ngôi nhà Báo Hoà Bình lại xốn xang nhớ về ngày Báo Hoà Bình ra số đầu tiên (2/9/1962). Chặng đường 51 năm, từ thời Báo Hoà Bình sơ khai có trụ sở ở khu Đoàn Kết (nay thuộc phường Phương Lâm) những năm 60 đến thời Hà Sơn Bình có tên Báo Hà Sơn Bình (1976-1991), đóng đô ở thủ phủ Hà Đông... Biết bao thế hệ cán bộ, phóng viên của Báo với những đóng góp cụ thể làm nên truyền thống và lịch sử của tờ báo Đảng tỉnh Hoà Bình. Họ là những chiến sĩ xung kích, vững vàng trên mặt trận VH-TT; một lòng vì sự nghiệp báo chí cách mạng.

 

Với những người trong cuộc sau thời kỳ tái lập tỉnh (năm 1991), kỷ niệm về những ngày làm báo đã qua luôn sáng bừng trong ký ức ấm áp và đáng nhớ. Trong đó, thế hệ làm báo thứ 2 sau sự kiện tái lập tỉnh, mỗi khi có dịp hàn huyên lại có nhiều điều để nhắc và nhớ mãi. Nói là thế hệ thứ 2 là để tôn vinh và trân trọng lớp nhà báo thứ nhất của Báo Hoà Bình sau năm 1991 là nhà báo tiến sĩ Bùi Ỉnh (nguyên TBT), nhà báo Lê Thưởng (nguyên Phó TBT), cố nhà báo Bùi Tiến Thịnh (nguyên Phó TBT) và nhà báo Trần Sĩ Thập (nguyên Trưởng phòng phóng viên, nguyên Phó Chủ tịch TT Hội Nhà báo tỉnh).  Với sự dìu dắt, chỉ báo ân tình của các nhà báo từ Báo Hà Sơn Bình “thượng sơn” vừa nói đến trên, một lớp phóng viên thứ hai đã được hình thành khi được bước vào ngôi nhà Báo Hoà Bình (khu đồi 79, làng chuyên gia, phường Hữu Nghị, thành phố Hoà Bình). Ở trong lòng mỗi người có sự hồi hộp, lo âu nhưng đầy quyết tâm và khát vọng khi đứng trước con đường báo chí nhiều thách thức. 7-8 con người trẻ tuổi, có người mới rời giảng đường đại học, có người từ các ngành nghề khác chuyển sang. Điều chung nhất đó là vốn liếng nghề báo, kinh nghiệm tác nghiệp làm báo chuyên nghiệp họ chưa từng kinh qua. Để rồi họ cùng chung “ngôi nhà nhỏ” - phòng phóng viên (Báo Hoà Bình) do nhà báo Trần Sĩ Thập làm Trưởng phòng. Số phóng viên này thích ứng nhanh với công việc và sớm có những nhập cuộc bằng những kết quả cụ thể. Những ngày đầu đó, nhuận bút không nhiều, thu nhập ở mức làng nhàng nhưng đội ngũ phóng viên khi ấy không nề hà bất cứ việc gì: đi đọc morát, gửi báo biếu và hăng hái đi cơ sở. Có phóng viên ngủ lại vài ba ngày ở Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn, Lạc Thủy...

 

Lật giở lại các số báo cuối năm 1991 và đầu năm 1992, những bài viết còn thô vụng nhưng chứa chất tâm huyết của một lớp phóng viên trẻ yêu nghề và có nhiều quyết tâm. Những con người và cuộc sống gian khó ở vùng lòng hồ sông Đà (Đà Bắc, Mai Châu); vùng gió ngàn Cao Phong với mùa cam, mùa mía; những đêm văn nghệ quần chúng của người dân Mường Vang, Mường Động, hay những điển hình về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở Lạc Thuỷ, Kỳ Sơn... Mỗi gương mặt, mỗi vùng đất đều được ghi dấu bằng những bức ảnh, bài viết cụ thể, sinh động. Chưa có những vấn đề, đề tài thật to tát nhưng chính những trải nghiệm đầu đời nghề báo đó cho họ kinh nghiệm, cách tiếp cận và thấy mình gắn bó hơn với công việc để qua đó có những bài viết hay và phát triển nghề nghiệp về sau này.

 

Theo thời gian, báo Đảng tỉnh ngày càng lớn mạnh. Cùng với tờ báo in truyền thống (phát hành 6.500 tờ/kỳ với 1 tuần 5 kỳ, in 4 màu), Báo Hoà Bình điện tử đã làm công tác tuyên truyền của Báo Hoà Bình thêm phong phú, hấp dẫn và nhanh, hiệu quả hơn (nay đã có trên 66 triệu lượt người truy cập). Phòng phóng viên một thời nay đã được cơ cấu bố trí thành nhiều phòng chuyên môn. Cùng 2 phòng Thư ký - Toà soạn, Hành chính - trị sự, Báo Hoà Bình đã có 5 phòng chuyên môn gắn với công tác hoạt động tác nghiệp của các phóng viên: Văn hoá - xã hội, kinh tế, xây dựng Đảng - nội chính, Bạn đọc - tư liệu và Báo Hoà Bình điện tử. Trên 20 phóng viên cả cũ, cả mới, dù là trưởng, phó phòng hay các phóng viên mới đều đã trưởng thành hơn trong nhận thức nghề nghiệp cũng như những khát vọng về cống hiến; biết phát huy truyền thống lịch sử Báo Hoà Bình 51 năm để phấn đấu, vươn lên. Trong số này, 100% đều đã tốt nghiệp đại học, nhiều người là cử nhân báo chí; nhiều người có 2 bằng đại học, có bằng cao cấp, trung cấp lý luận chính trị.

 

Lớp phóng viên trẻ hôm nay nhanh nhạy và hơn các đàn anh lớp trước về sự tinh thông nghề nghiệp, giỏi ngoại ngữ và tự trang bị cho mình nhiều phương tiện hành nghề (tất cả các phóng viên trẻ đều có máy ảnh kỹ thuật số, máy tính xách tay, thạo sử dụng CNTT...). Các vấn đề mà nhà báo trẻ hôm nay đề cập đến gai góc và nhiều chiều hơn. Nhiều bạn trẻ đã ghi dấu vào lòng bạn đọc những bài phóng sự, điều tra, ghi chép hay các bức ảnh có chất lượng, giàu thông tin và có tính định hướng. Đó cũng là một sự tiếp nối đáng trân trọng.

 

Dù là lớp phóng viên thứ 2 hay thứ 3, thứ 4 gì chăng nữa, mỗi người làm Báo Hoà Bình hôm nay đều luôn tự hào là phóng viên báo Đảng trong hành trình phấn đấu và phát triển 51 năm của Báo Hoà Bình nơi đất Mường Hoà Bình.

 

 

                                                                                  Bùi Huy

 

 

 

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục