Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp. Ảnh: TRẦN HẢI

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp. Ảnh: TRẦN HẢI

Ngày 29-9, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 9 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

 

Về tình hình kinh tế - xã hội, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư cho biết, chín tháng qua, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt gần 96,5 tỷ USD, tăng 15,7%; tổng kim ngạch nhập khẩu gần 96,6 tỷ USD, tăng 15,5% so cùng kỳ năm 2012; nhập siêu khoảng 124 triệu USD, bằng 0,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; tổng vốn đầu tư xã hội ước thực hiện đạt 755,9 nghìn tỷ đồng, tăng 6,1% so cùng kỳ năm 2012. Tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) lũy kế đến ngày 15-9 ước đạt 509,7 nghìn tỷ đồng, đạt 62,5% dự toán năm (cùng kỳ năm 2012 đạt 63,3%). Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện ước đạt 8,62 tỷ USD, tăng 6,4%. Tăng trưởng GDP chín tháng ước đạt 5,14%, cao hơn mức tăng cùng kỳ năm trước (5,1%). Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ghi nhận sự phục hồi đáng kể của ngành chế biến, chế tạo, quý III tăng 8% so cùng kỳ năm trước. Chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục giảm, tại thời điểm ngày 1-9 ước tăng 9,3%, giảm mạnh so mức 21,5% thời điểm ngày 1-1-2013. So cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới có xu hướng tăng. Số DN tạm ngừng hoạt động đã trở lại hoạt động cũng tăng qua từng tháng, chín tháng qua có khoảng 11,3 nghìn DN trở lại hoạt động.

Phiên họp cũng nghe và thảo luận: Báo cáo dự kiến phương án phát hành và sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016 và kế hoạch năm 2014; Báo cáo về vốn đầu tư NSNN năm 2014; tình hình thực hiện Ðề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế... Tại phiên họp, các thành viên Chính phủ tập trung thảo luận nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh kiến nghị phát hành thêm trái phiếu Chính phủ để đối ứng các dự án sử dụng vốn ODA, dự án hợp tác đối tác công-tư (PPP); khẩn trương sửa đổi cơ chế, chính sách liên quan PPP, đẩy mạnh cổ phần hóa các DN nhà nước; đối với vấn đề tái cơ cấu nông nghiệp, cần chú ý làm tốt việc liên chỉnh dồn dập các loại giá, nhất là giá dịch vụ thiết yếu... Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị mức đầu tư các công trình sử dụng vốn ngân sách và trái phiếu Chính phủ năm 2014 cần phải duy trì mức cao hơn năm 2013, góp phần tạo chuyển biến tăng trưởng kinh tế. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân kiến nghị hết sức lưu ý công tác giải ngân, nhất là giải ngân vốn ODA, vốn FDI; rà soát lại việc đóng thuế ở các khu vực kinh tế nhằm đề ra các giải pháp hiệu quả chống gian lận thuế.

Phát biểu ý kiến kết luận phiên họp về tình hình kinh tế - xã hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Tình hình chín tháng qua cho thấy có chuyển biến tích cực, khá toàn diện trên các lĩnh vực, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần tập trung xử lý, phấn đấu cao nhất đạt mục tiêu đề ra năm 2013, làm tiền đề cho tăng trưởng năm 2014. Thủ tướng lưu ý, từ nay đến cuối năm, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục bám mục tiêu chung, giải pháp đã đề ra, nhất là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, không được chủ quan, lơ là; phấn đấu duy trì chỉ số lạm phát (CPI) năm nay ở mức khoảng 7%.

Thủ tướng nhận định, tình hình kinh tế vĩ mô ổn định, đang đi đúng hướng, việc cấp bách hiện nay là cần làm tốt cân đối thu chi ngân sách. Thủ tướng giao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chịu trách nhiệm quyết liệt xử lý nợ xấu, sớm đưa công ty mua bán nợ xấu vào hoạt động, ưu tiên cho các DN tiếp cận vốn... Các bộ, ngành cần đẩy mạnh hỗ trợ xuất khẩu, tăng cường đề ra các hàng rào kỹ thuật bảo vệ hàng hóa trong nước trên cơ sở không vi phạm các cam kết, thông lệ quốc tế. Thủ tướng khẳng định, Chính phủ kiên quyết điều hành giá xăng, dầu theo cơ chế thị trường, do đó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương cần sớm hoàn thiện dự thảo nghị định mới thay thế Nghị định 84/2009/NÐ-CP về kinh doanh xăng, dầu để trình Chính phủ thông qua. Thủ tướng cũng chỉ đạo, thời gian tới, chưa tăng giá điện nhưng có điều chỉnh lại cách tính cho hộ nghèo trên cơ sở minh bạch, rõ ràng để bảo đảm quyền lợi của người dân cũng như nêu cao ý thức tiết kiệm điện.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, phấn đấu đạt tăng trưởng GDP năm nay khoảng 5,4%; hết sức quan tâm tới DN từng việc cụ thể; bảo đảm cân đối nguồn hàng cho dịp Tết Dương lịch và Tết Âm lịch ngay từ bây giờ; quyết liệt ngăn chặn hàng giả, hàng nhập lậu, gian lận thương mại, nhất là phát huy kinh nghiệm, kết quả đạt được trong việc ngăn chặn gà nhập lậu để áp dụng cho các lĩnh vực, hàng hóa khác. Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng các công trình trọng điểm, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Ðề cập việc giải quyết tình trạng quá tải ở các bệnh viện đầu ngành tuyến trên, Thủ tướng nhấn mạnh: Do nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân ngày càng cao, cho nên Chính phủ quyết định đầu tư xây dựng mới bệnh viện tuyến T.Ư tập trung vào năm chuyên khoa gồm tim mạch, chấn thương chỉnh hình, ung bướu, sản, nhi. Việc này hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân, đồng thời tăng cường chuyển giao công nghệ đào tạo y, bác sĩ cho các bệnh viện tuyến dưới. Chính phủ quyết tâm huy động nguồn vốn lớn để đầu tư xây dựng dứt điểm các bệnh viện này đi đôi việc tăng cường quản lý dự án hiệu quả.

Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu các cấp, các ngành tập trung làm tốt công tác an sinh xã hội, an ninh, quốc phòng, hội nhập quốc tế; công tác đối ngoại tập trung đẩy nhanh, sớm hoàn thành đàm phán các Hiệp định Tự do thương mại (FTA), nhất là đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA với EU, Bắc Âu, Liên minh Thuế quan Nga - Bê-la-rút - Ca-dắc-xtan, Hàn Quốc... Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo xử lý quyết liệt tình trạng xe chở quá tải làm hỏng các tuyến quốc lộ.

* Chiều 29-9, Văn phòng Chính phủ tổ chức Họp báo thường kỳ dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Ðức Ðam. Cùng dự, có đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành. Sau khi thông báo vắn tắt những nội dung chính của phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Vũ Ðức Ðam và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành trả lời câu hỏi của các nhà báo.

Về việc điều chỉnh mức bội chi ngân sách, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Vũ Ðức Ðam cũng cho biết, Chính phủ đã đề nghị Quốc hội nâng trần bội chi ngân sách năm 2013 từ 4,8 lên 5,3% do yêu cầu đầu tư rất lớn. Nghị quyết 11/NQ-CP, và vừa rồi là Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN, trái phiếu Chính phủ được ban hành thì hàng loạt công trình trước đây chúng ta đầu tư nay phải siết lại, không đủ vốn để làm. Trong khi đó, dù kinh tế vẫn phát triển, tăng trưởng ở mức hơn 5%, nhưng bằng rất nhiều các giải pháp hỗ trợ DN trong đó có giãn, lui một số thuế, một số biện pháp hỗ trợ khác nên thu ngân sách dù vẫn tăng nhưng mức tăng không đáp ứng được nhu cầu... Nếu theo đúng quy định thì bội chi ngân sách năm nay là 4,8%, Quốc hội đồng ý cho tăng mức bội chi lên 5,3%, cộng với toàn bộ thu từ tiền đất, cộng với một phần thu từ khoáng sản và một phần xổ số kiến thiết là phải chi cho đầu tư hết nhưng vì năm gần đây chúng ta phải tháo gỡ khó khăn cho DN, phải giảm, giãn một số sắc thuế, do đó, đến bây giờ, tiền thu từ đất không dành được hết cho đầu tư mà phải dành cho chi sự nghiệp. Chính phủ khi đề ra bất kỳ biện pháp nào, chỉ tiêu nào đều cân nhắc rất kỹ lưỡng. Khi trình Quốc hội nâng mức bội chi ngân sách từ 4,8% lên 5,3%, Chính phủ đã xem xét đầy đủ các mối quan ngại. Khi Chính phủ làm chính sách, trước hết đều có sự tham mưu từ các cơ quan tham mưu, sau đó lấy ý kiến chuyên gia, ý kiến nhân dân qua báo chí. Khi đề nghị nâng lên 5,3% là Chính phủ đã tính đầy đủ để bảo đảm mức trần nợ công.

Về vấn đề "loạn" giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Vũ Ðức Ðam thông báo, sáng 29-9, ông vừa ký văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế trước ngày 5-10 phải ban hành danh mục sữa và sản phẩm từ sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định của Luật Giá, theo đó các sản phẩm này phải thuộc diện kiểm soát giá. Dựa trên danh mục đó, Bộ Tài chính phải kiểm tra chặt, trên tinh thần không thể để cho những sản phẩm rất cần cho trẻ em lại bị "làm giá". Thái độ của Chính phủ là rất nghiêm túc, quyết liệt. Bộ trưởng Y tế cũng cam kết với Chính phủ đến ngày 5-10 sẽ hoàn thành chỉ đạo của Thủ tướng...

 

                                                         Theo Báo Nhandan

 

 

Các tin khác

Đoàn ĐBQH tỉnh gặp gỡ với cử tri huyện Lương Sơn.
Cán bộ, chiến sỹ Ban CHQS huyện Kim Bôi luôn đi đầu trong việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách hiệu quả. Ảnh: CB-CS Ban CHQS huyện hướng dẫn người dân xóm Bãi Tam, xã Đú Sáng xóa bỏ vườn tạp, đưa cây mít Thái Lan có hiệu quả kinh tế cao vào trồng.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Kiểm tra thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XI) tại huyện Tân Lạc 

(HBĐT) - Ngày 30/9, đoàn công tác của BTV Tỉnh ủy do đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với BTV Huyện ủy Tân Lạc kiểm tra việc thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

Mai Hạ: Khi cán bộ gần dân, sát địa bàn, nắm sâu cơ sở

(HBĐT) - Mặc dù lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu phát triển KT- XH theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ khóa XXI (nhiệm kỳ 2010 - 2015) trong điều kiện gặp nhiều khó khăn nhưng luôn quán triệt phương châm “Mỗi CBĐV phải luôn gần dân, sát địa bàn, nắm sâu cơ sở”, Đảng bộ xã Mai Hạ (Mai Châu) đã từng bước tháo gỡ khó khăn, phát huy tốt vai trò lãnh đạo nhân dân tập trung phát triển kinh tế góp phần đưa Mai Hạ trở thành một trong những điểm sáng của huyện về chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi.

Sơ kết 7 năm thực hiện Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị (khóa IX)

(HBĐT) - Ngày 27/9, Đảng ủy Quân sự (ĐUQS) tỉnh đã tổ chức sơ kết 7 năm thực hiện Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị (Khóa IX) về Tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người Chỉ huy gắn với thực hiện chế độ Chính ủy, Chính trị viên trong quân đội nhân dân Việt Nam. Dự hội nghị có Thiếu tướng Phạm Hồng Hương, Tham mưu Trưởng, Phó Tư lệnh Quân khu 3; các đồng chí là Bí thư ĐUQS, Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban CHQS huyện, thành phố, đơn vị trực thuộc ĐUQS tỉnh; đại diện các cơ quan xây dựng Đảng... Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư ĐUQS tỉnh chủ trì hội nghị.

Hoàn thành học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết T.Ư 7 (khoá XI)

(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 61-KH/TU, ngày 21/6/2013 của Tỉnh uỷ về học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị T.Ư 7 (khoá XI). Đến ngày 10/9, các Huyện, Thành uỷ, Đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ đã hoàn thành việc tổ chức học tập,  quán triệt  cho cán bộ chủ chốt.

Đảng bộ xã Vĩnh Đồng quan tâm phát triển đảng viên mới

(HBĐT) - Đảng bộ xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) hiện có 17 chi bộ với 153 đảng viên. Trong những năm qua, ngoài việc việc lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế, xã hội xây dựng NTM, Đảng bộ xã luôn coi trọng, làm tốt công tác phát triển đảng viên. Nhất là các đảng viên trẻ, có trình độ. Đây được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đảng tại địa phương.

Phụ nữ Lạc Sơn học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

(HBĐT) - “Việc thực hiện Chỉ thị 03 – CT/TƯ của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của đông đảo chị em hội viên, từ đó xuất hiện ngày càng nhiều những tấm gương tiêu biểu, điển hình cho việc “làm theo”. Đó là ý kiến đánh giá của đồng chí Bùi Thị Ngợi, Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Lạc Sơn về việc thực hiện Chỉ thị 03 trong Hội Phụ nữ các cấp trên địa bàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục