Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân. (Ảnh: thanhnien.com.vn)

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân. (Ảnh: thanhnien.com.vn)

Hơn 1.100 ý kiến của nhân dân gửi tới Quốc hội tập trung vào năm vấn đề lớn: sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Luật Đất đai, kinh tế - xã hội, y tế - môi trường, an toàn giao thông và phòng, chống tham nhũng.

 

Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân do Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện.

Nhiều ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Luật Đất đai

Cử tri và nhân dân bày tỏ mong muốn Quốc hội chân thành lắng nghe ý kiến của nhân dân, tiếp thu tối đa những ý kiến hợp lý, những quy định của Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp cần được kế thừa; những vấn đề có tính nguyên tắc, thuộc về bản chất của chế độ chính trị và Nhà nước ta cần tiếp tục khẳng định như: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ; đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều kiến nghị tập trung vào vấn đề thu hồi đất. Quy định về thu hồi đất với trường hợp vì mục đích quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, công cộng được tán thành cao. Tuy nhiên, còn nhiều băn khoăn và chưa thật sự đồng tình với mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, nhiều ý kiến kiến nghị Quốc hội, Chính phủ cần có quy định chặt chẽ bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, nhân dân và nhà đầu tư khi thu hồi đất.

Cần cơ chế hỗ trợ trực tiếp cho nông dân

Cử tri và nhân dân kiến nghị Quốc hội, Chính phủ cần có các cơ chế, chính sách hỗ trợ trực tiếp hơn, hiệu quả hơn cho nông dân như: cung cấp giống chất lượng cao, vay vốn hoặc trợ giá mua máy móc nông nghiệp, cung cấp thông tin về giá cả và thị trường để người nông dân có định hướng sản xuất phù hợp và nâng cao giá trị hàng hóa nông sản. Năm 2014 cần tập trung kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi sản xuất và buôn bán phân bón, thuốc thú y, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc giả; hỗ trợ đào tạo nghề hiệu quả hơn cho nông dân, tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng như thuỷ lợi, đường giao thông, điện, nước; tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ liên kết tiêu thụ nông sản hàng hoá; hướng sản xuất nông nghiệp tới xuất khẩu; có chính sách để người nông dân không bỏ ruộng; triển khai mạnh các chương trình xoá đói giảm nghèo, phát triển nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…

Thời gian qua, đời sống người dân một số địa phương gặp khó khăn, mất mát do thiên tai, nhất các tỉnh miền trung và một số nơi như Cà Mau, Lào Cai. Đặc biệt, các cơn bão số 10, số 11 đổ bộ vào khu vực miền trung vừa qua đã gây thiệt hại rất nghiêm trọng đòi hỏi sự giúp đỡ kịp thời, thiết thực của Chính phủ, các bộ ngành và toàn xã hội để giúp nhân dân và chính quyền các địa phương sớm khắc phục hậu quả sau bão .

Từ thực tế này, cử tri và nhân dân kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các ngành, các cấp đặc biệt quan tâm tăng cường công tác bảo vệ rừng, công tác thuỷ lợi và phòng chống lụt bão; quản lý chặt chẽ và quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan trong việc đảm bảo chất lượng công trình và an toàn các hồ chứa nước, đập thủy điện, nhất là ở khu vực miền Trung, tránh tình trạng người dân vừa phải chịu bão, lũ vừa phải chịu ảnh hưởng do xả lũ gây úng ngập; nâng cao năng lực dự báo sớm bão, lũ và các hiện tượng thiên tai khác để kịp thời ứng phó.

Bên cạnh đó, hiện nay, ở nhiều địa phương còn tồn đọng các trường hợp chưa giải quyết chính sách đối với người có công, nhất là lực lượng thanh niên xung phong, người chiến đấu và hoạt động ở vùng có chất độc da cam chưa được giải quyết dứt điểm; một số chế độ chính sách giữa các đối tượng người có công còn bất cập, chưa công bằng.

Cử tri kiến nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát nhằm giải quyết dứt điểm các tồn đọng về thực hiện chính sách người có công, đặc biệt là thanh niên xung phong trong các thời kỳ cách mạng, người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc da cam, người tham gia hoạt động bí mật, quy tập hài cốt các liệt sĩ...

Bức xúc với bất cập của ngành y tế

Thời gian qua, nhiều vụ việc trong ngành y tế gây bức xúc trong nhân dân xuất phát từ sự thiếu trách nhiệm của lãnh đạo một số bệnh viện, sự quản lý chưa chặt chẽ của cơ quan chức năng dẫn đến một số vi phạm nghiêm trọng. Điển hình như: vụ “nhân bản” xét nghiệm máu tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức (Thành phố Hà Nội); sử dụng vaccine viêm gan B dẫn đến chết người tại Quảng Trị và một số địa phương; quản lý và sử dụng không đúng vật tư y tế, tài chính của một số cơ sở y tế.

Cử tri và nhân dân kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế và chính quyền các địa phương làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm những vi phạm của từng cơ quan, cá nhân trong từng cấp quản lý; có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn hoạt động của các bệnh viện, cơ sở y tế, quản lý và lưu thông thuốc chữa bệnh, giá thuốc; nâng cao y đức trong các cơ sở khám chữa bệnh. Ngành y tế cần triển khai quyết liệt hơn các giải pháp giảm quá tải ở các bệnh viện.

Ngoài ra, vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành nỗi lo thường trực của người dân trước tình trạng sử dụng hóa chất độc hại, không rõ nguồn gốc trong bảo quản thực phẩm; phun quá liều lượng thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất không được phép sử dụng lên rau xanh; dùng chất độc huỳnh quang trong sản xuất bún; tình trạng tiêu thụ sản phẩm thiu thối, không rõ nguồn gốc, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về dịch, bệnh... Cử tri và nhân dân kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chính quyền các cấp triển khai quyết liệt các giải pháp đồng bộ, khả thi, hiệu quả; xử lý nghiêm và công bố công khai người vi phạm rộng rãi trên các phương tiện truyền thông.

Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi diễn ra ngày càng trầm trọng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Ô nhiễm môi trường đang nảy sinh nhiều hệ lụy phức tạp, điển hình như vụ chôn lấp hóa chất bị cấm và thuốc bảo vệ thực vật hết hạn không đúng quy trình, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của Công ty Cổ phần Nicotex Thanh Thái trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; vụ vận chuyển, xử lý phân, rác thải từ máy bay ở sân bay Nội Bài và nhiều vụ việc khác được báo chí nêu ra và công luận đang rất bức xúc hiện nay.

Cử tri và nhân dân kiến nghị cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc buông lỏng quản lý về môi trường; tăng mức xử phạt và xử lý nghiêm các cá nhân là lãnh đạo các doanh nghiệp có hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường.

An toàn giao thông - vận tải chưa khả quan

Tai nạn giao thông vẫn là vấn đề nhức nhối. Số vụ tai nạn và số người bị thương từ đầu năm 2013 đến nay tuy giảm, nhưng số người chết lại tăng hơn so với cùng kỳ.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là việc quản lý nhà nước, đặc biệt là ở các địa phương, đối với các doanh nghiệp vận tải và việc đào tạo, sát hạch lái xe còn nhiều vấn đề bất cập; nhiều cơ sở đào tạo không đủ tiêu chuẩn theo quy định, công tác giáo vụ yếu kém; việc kiểm tra, kiểm soát về an toàn giao thông còn chưa chặt chẽ; tình trạng nhồi nhét khách và chuyên chở quá tải vẫn diễn ra thường xuyên nhưng xử lý còn hạn chế.

Cử tri và nhân dân kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ Công an, Bộ Xây dựng, các bộ ngành hữu quan và chính quyền các cấp quan tâm hơn tới việc quy hoạch, quản lý chất lượng các công trình giao thông; xử lý nghiêm việc xe quá tải phá hỏng đường; kiểm tra chặt chẽ việc đào tạo và sát hạch lái xe; xử lý nghiêm, kể cả đình chỉ, rút giấy phép các cơ sở vi phạm; xử phạt nghiêm khắc những người cố tình vi phạm luật lệ giao thông; giải quyết dứt điểm tình trạng nhồi nhét khách, chở quá tải và lộn xộn tại nhiều bến xe hiện nay; thống kê, phân loại các công trình giao thông thi công dở dang, ưu tiên vốn để sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình trọng điểm, thật sự cần thiết.

Xử lý tham nhũng còn hạn chế

Cử tri và nhân dân quan tâm và hoan nghênh việc Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng thành lập bảy đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, giám sát, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng phức tạp vừa qua và hy vọng trong thời gian tới công tác phòng, chống tham nhũng sẽ có những chuyển biến rõ rệt, đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI), đáp ứng niềm tin của nhân dân vào quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng vẫn còn hạn chế. Tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu giảm. Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng nhiều nơi thực hiện còn hình thức, hiệu quả thấp. Các vụ tham nhũng chủ yếu bị phát giác thông qua tố cáo của người dân và các cơ quan báo chí; việc tự phát hiện và phát hiện qua thanh tra, kiểm tra còn rất hạn chế. Việc xử lý hành vi tham nhũng có biểu hiện nương nhẹ, vẫn còn tình trạng lạm dụng xử lý kỷ luật hành chính để không khởi tố vụ án, đình chỉ vụ án, bị can, bỏ lọt tội phạm.

Cử tri và nhân dân kiến nghị đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra, điều tra truy tố, xét xử và xử lý nghiêm, dứt điểm các vụ án tham nhũng lớn đã được phát hiện, đặc biệt là với mười vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp .

 

Ba kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Cùng với những kiến nghị nêu trên của cử tri và nhân dân, Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiến nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo, báo cáo rõ hơn cho Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước về kết quả của ba hoạt động sau: dạy nghề và khắc phục những bất cập, hạn chế của công tác đào tạo nghề 2012-2013, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nông dân ở những nơi bị thu hồi đất; ba năm thực hiện phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi và vấn đề đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non; việc thương lái nước ngoài thu mua nông sản, mang tính lũng đoạn thị trường gây nhiều thiệt hại cho nông dân.

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, trong hai năm 2014, 2015, nước ta sẽ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 70 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 40 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. Bên cạnh các hoạt động thi đua kỷ niệm thiết thực các ngày lịch sử này, việc Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tổng rà soát việc thực hiện chính sách người có công trong cả nước, tập trung cao nhất cho việc giải quyết đúng chính sách người có công cho các đối tượng chưa được hưởng đầy đủ các chính sách người có công hiện hành là một quyết định có ý nghĩa to lớn.

 

                                                                            Theo Báo ND

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Ảnh: website Quốc hội.
Không có hình ảnh
Lãnh đạo Hội nhà báo Sơn La trao cờ luân lưu cho lãnh đạo Hội nhà báo thành phố Hà Nội.

Tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị của Chính phủ về phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Sáng 19/10, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 06/2008/CT-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phát huy vai trò của người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (Chỉ thị số 06). Đồng chủ trì hội nghị có các đồng chí: Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử; Thứ trưởng Bộ Công an Tô Lâm; Phó Chủ tịch UBT.Ư MTTQ Việt Nam Lê Bá Trình.

Hội LHPN tỉnh: Đẩy mạnh các phong trào thi đua, CVĐ gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM

(HBĐT) - Cụ thể hóa chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM vào các phong trào, CVĐ do T.Ư Hội LHPN Việt Nam phát động, sau 3 năm triển khai, phong trào “Phụ nữ Hòa Bình chung sức xây dựng NTM” đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, đóng góp không nhỏ trong việc đem lại diện mạo mới cho các thôn, xóm, bản, làng, KDC trên địa bàn tỉnh. Nhân kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930- 20/10/2013), phóng viên Báo Hòa Bình đã có buổi trao đổi với đồng chí Nguyễn Thị Oanh, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh về vấn đề này.

Gần 400 cán bộ, đoàn viên Khối Đoàn trường học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X

(HBĐT) - Vừa qua, tại trường THPT Ngô Quyền, Thành đoàn Hòa Bình đã tổ chức hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, nhiệm kỳ 2012 - 2017 và hướng dẫn quy trình triển khai, phương pháp đánh giá việc thực hiện Chương trình rèn luyện đoàn viên (RLĐV) trong thời kỳ mới năm học 2013- 2014 cho 399 cán bộ, đoàn viên khối các Đoàn trường THPT, Trung tâm GDTX trực thuộc.

Gặp mặt kỷ niệm 83 năm Ngày truyền thống Văn phòng cấp uỷ

(HBĐT) - Ngày 18/10, Văn phòng Tỉnh uỷ tổ chức gặp mặt kỷ niệm 83 năm ngày truyền thống Văn phòng cấp uỷ Đảng (18/10/1930 - 18/10/2013) và 66 năm ngày thành lập Văn phòng Tỉnh uỷ (1/11/1947 - 1/11/2013). Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh dự và động viên hệ thống Văn phòng cấp uỷ.

Diễn tập phương án đánh bắt khủng bố, giải cứu con tin, cứu hộ và chữa cháy

(HBĐT) - Ngày 18/10, tại Nhà máy nước, Công ty CP nước sạch Vinaconex (xã Phú Minh - Kỳ Sơn), Ban chỉ đạo phòng - chống khủng bố (PCKB) tỉnh đã tổ chức diễn tập phương án đánh bắt khủng bố, giải cứu con tin, cứu hộ và chữa cháy tỉnh năm 2013. Tới dự có Trung tướng Tô Lâm, UVT.Ư Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban chỉ đạo PCKB Bộ Công an; lãnh đạo các cơ quan thuộc Bộ Công an; Bộ Tư lệnh Quân khu 3; Công an các tỉnh, thành phố. Về phía tỉnh có các đồng chí: Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ PCKB tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương và 250 CBCS công an, quân đội tỉnh, huyện, xã Phú Minh và cán bộ Công ty CP nước sạch Vinaconex.

Văn phòng cấp uỷ các cấp tỉnh tăng cường đổi mới nâng cao hơn nữa chất lượng tham mưu, giúp việc cho cấp uỷ

(HBĐT) - Trải qua 66 năm xây dựng và phát triển, Văn phòng Tỉnh uỷ Hoà Bình đã không ngừng lớn mạnh. Từ khi mới thành lập, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cũng như trải qua hai cuộc kháng chiến, với cơ sở vật chất, phương tiện làm việc còn nhiều thiếu thốn, đội ngũ cán bộ làm công tác Văn phòng phải vừa làm, vừa học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục