Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu thảo luận tại tổ.
(HBĐT) - Sáng ngày 24/10, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình cùng với Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Cần Thơ, Hưng Yên thảo luận ở tổ tham gia đóng góp ý kiến vào Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2014 (kết hợp thảo luận về kết quả thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế); Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011 - 2015). Tại buổi thảo luận, các vị đại biểu Quốc hội của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình đã có ý kiến tham gia vào nhiều lĩnh vực cụ thể:
Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH khóa XIII, tỉnh Hòa Bình cho rằng, trước diễn biến mới của tình hình, ngay sau Đại hội XI, Đảng và Nhà nước ta đã kịp thời điều chỉnh mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm theo hướng tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội... Quốc hội đã ban hành các nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm. Chính phủ đã quản lý, điều hành quyết liệt thực hiện các nghị quyết của Đảng và Nhà nước phù hợp với thực tế tình hình. Đây là những quyết sách kịp thời, đúng đắn, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Báo cáo của Chính phủ đã nêu và nhận định, nhìn lại việc thực hiện kế hoạch năm 2013, trong 15 chỉ tiêu được Quốc hội thông qua, có 11 chỉ tiêu ước đạt và vượt kế hoạch, 2 chỉ tiêu xấp xỉ đạt và 2 chỉ tiêu không đạt. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn và phải tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và quốc phòng - an ninh, đạt được kết quả nêu trên là cố gắng lớn của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Tuy nhiên, đồng chí cũng chỉ ra là những chỉ tiêu này đều là những chỉ tiêu vô cùng quan trọng, có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn sau. “Lạm phát thấp, nhập khẩu giảm, nhập siêu không đáng kể không phải là tín hiệu phục hồi vững chắc của nền kinh tế”. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 3 năm 2011 - 2013 dự kiến ở mức 5,6%/năm, thấp nhất trong 13 năm trở lại đây, thấp xa so với chỉ tiêu tăng trưởng bình quân theo kế hoạch (6,5 - 7%). Đáng chú ý, sản xuất nông nghiệp được đánh giá là trụ đỡ trong lúc nền kinh tế khó khăn, nhưng tốc độ tăng trưởng đang có xu hướng giảm dần từ 3,3% giai đoạn 2006 - 2010, dự báo chỉ còn 2,81% trong năm 2013. Tình trạng sụt giảm cả về giá và sản lượng tiêu thụ có tác động tiêu cực đến đời sống người dân và tổng cầu của nền kinh tế. Giá lương thực năm 2012 giảm 5%, năm 2013 ước giảm 3% và sản lượng tiêu thụ năm 2012 và 9 tháng đầu năm 2013 giảm chủ yếu ở các sản phẩm lúa, gạo, cá tra, cà phê...
Về mục tiêu giảm nghèo “bền vững”, đồng chí còn nhiều băn khoăn cho rằng khái niệm “bền vững” có thể khiến cho công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nhiều địa phương có lý do để giảm tốc. Để thực hiện mục tiêu này cần tập trung nguồn lực, tăng cường phân cấp cho địa phương, chính sách hỗ trợ mới cần theo hướng mở rộng đối tượng là hộ mới thoát nghèo và hộ cận nghèo nhằm hạn chế tái nghèo….Về hoạt động của doanh nghiệp, về việc làm, thì tỷ lệ doanh nghiệp không hoạt động giải thể, phá sản, dừng hoạt động hoặc thành lập mới số lượng lớn sẽ liên quan và tác động đến tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm diễn ra gay gắt; Liên quan đến hàng tồn kho, liên quan đến giảm, hụt nguồn thu của ngân sách nhà nước, trong khi đó vốn vay được các ngân hàng chào mời ưu đãi, dễ tiếp cận, nhưng doanh nghiệp cho rằng không biết vay để làm gì?. Về an ninh, trật tự và an toàn xã hội còn nhiều mặt khó khăn, hoạt động tuyên truyền, lôi kéo, tập hợp lực lượng, kích động người dân gây rối của các thế lực thù địch và phản động diễn biến phức tạp. Tình hình an ninh trên các tuyến biên giới còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ổn định; tội phạm về ma túy, buôn bán người, tình trạng di cư tự do, xuất cảnh trái phép vẫn tiếp diễn….
Từ những vấn đề trên, cho thấy công tác dự báo chưa được chú trọng, chưa được quan tâm, nhất là vai trò của các nhà khoa học, các tổ chức, cá nhân, của cộng đồng doanh nghiệp và của nhân dân trong quá trình xây dựng và phản biện chính sách theo quy định. Trong khi đó lại ban hành nhiều chính sách, nhiều chương trình mục tiêu, nhưng thực tế nguồn lực thực tại lại không có, nhiều chương trình mục tiêu chỉ thực hiện được 2%...
Về thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tuy có ý kiến khác nhau về mặt được, mặt chưa được, nhưng cơ bản triển khai tái cơ cấu nền kinh tế đã đạt một số kết quả quan trọng, góp phần làm cơ cấu kinh tế chuyển hướng tích cực hơn; tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn còn hạn chế, chưa bám sát tinh thần Nghị quyết của Quốc hội là năm 2012 chuẩn bị các điều kiện để từ năm 2013 đến năm 2015 tạo được chuyển biến mạnh mẽ, cơ bản, có hiệu quả rõ rệt. Chưa có sự đột phá, mới dừng ở các Bộ ngành ở trung ương. Do đó, đề nghị khi tiến hành tái cơ cấu cần quan tâm đến các nội dung như: Cơ cấu nguồn nhân lực; Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, rà soát thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp cho địa phương đi đôi với quản lý chặt chẽ; Tái cơ cấu gắn liền với phát triển kinh tế vùng, lĩnh vực.
Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu thảo luận tại tổ.
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải cho rằng, vai trò định hướng giáo dục đạo đức, hoạt động văn hóa còn phản cảm của một số chương trình biểu diễn, ảnh hưởng và tác động không nhỏ trong thanh thiếu niên và còn tác động tới mọi tầng lớp nhân dân. Sự kết hợp giữa hai ngành Văn hóa - Thông tin truyền thông trong việc quản lý, liên hoan biểu diễn. Về đào tạo nghề, đào tạo đại học gây lãng phí rất lớn cho gia đình và xã hội, khi đào tạo xong không có việc làm. Đề nghị có sự phối hợp giữa Bộ Lao động , Thương binh và Xã hội với Bộ Giáo dục và Đào tạo để định hướng đào tạo theo ngành nghề. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay, là vấn đề nhức nhối nhưng chưa có sự phối hợp nhịp nhàng quyết liệt, giảm tối đa các vụ việc an toàn vệ sinh. Đề nghị Nhà nước tổ chức quản lý thống nhất trên các lĩnh vực, tăng cường sự phối kết hợp giữa các ngành để giải quyết, xử lý công việc đạt hiệu quả.
* Chiều cùng ngày, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại tổ về báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2013, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2014; Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011 - 2015); Kết quả thực hiện từ năm 2011 đến nay và phương hướng, giải pháp thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đến hết năm 2015. Cơ bản các ý kiến đều nhất trí với nội dung các báo cáo mà Chính phủ đã trình bày. Phát biểu tại phiên thảo luận, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình phát biểu, trong 9 tháng đầu năm, lạm phát tiếp tục được kiềm chế là nhờ thực hiện quyết liệt các biện pháp, chính sách về kinh tế vĩ mô. Đồng chí cho rằng, phải có đánh giá kỹ bài học kinh nghiệm của câu chuyện lòng vòng hình sin càng ngày càng doãn ra. Xuất phát từ mục tiêu chung, từ công tác chỉ đạo điều hành nên dẫn đến vấn đề đó. Nên chăng, ta tiếp tục quay lại vấn đề gắn kiềm chế lạm phát với tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng, cần phải xem xét và thực hiện cả hai nội dung này. Về đầu tư và sử dụng nguồn vốn đầu tư, đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước đã rất hạn hẹp nhưng chúng ta sử dụng nguồn vốn đó còn kém hiệu quả. Phải khắc phục việc phân tán nguồn lực, tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn rất cồng kềnh về thủ tục hành chính. Việc thẩm định nguồn vốn phải thực hiện rất nhiều văn bản lên Trung ương, từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính rất mất thời gian, việc điều chỉnh cơ cấu cũng phải trình các cơ quan Trung ương rất khó khăn, không linh hoạt là nguyên nhân kiềm chế. Tình trạng tăng giá đối với các công trình đầu tư xây dựng cơ bản, từ dự án nhỏ đến dự án lớn. Vì vậy, Quốc hội cần sớm thực hiện sửa đổi Luật đấu thầu. Thẩm quyền của chủ đầu tư là quá lớn, bản chất của chủ đầu tư chủ yếu là đi thuê từ tư vấn giám sát đến, tư vấn đấu thầu…Xem lại định mức kỹ thuật trong việc xây dựng đường, trước đây sử dụng công nghệ của Nga giá rẻ, chất lượng cao. Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu sử dụng công nghệ Mỹ, giá đắt nhưng hiện quả thấp đề nghị tiếp tục rà soát vấn đề này. Rà soát lại các doanh nghiệp Nhà nước, con số 13.000 doanh nghiệp nhà nước như hiện nay là quá lớn, trong khi hiệu quả thấp, chi phí cho các doanh nghiệp cao, đề nghị Chính phủ xem xét. Về cơ chế thu hút vốn đầu tư nước ngoài cần được quan tâm. Thu hẹp nguồn vốn ODA hiện nay, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Về SCIC của Bộ Tài chính, có nên tồn tại không? Hiện nay, các ngân hàng có nợ xấu thì SCIC có nợ xấu hay không, bản chất vẫn là kinh doanh vốn, tôi đề nghị bỏ hình thức này. Về giáo dục, chi phí cho bộ máy quản lý ngày càng tăng, do bộ máy cồng kềnh, gây lãng phí, đề nghị Chính phủ xem xét.
Bích Ngọc
(Văn phòng Đoàn ĐBQH và ĐBQH)
(HBĐT) - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, sáng ngày 23/10, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình cùng với Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Cần Thơ, Hưng Yên thảo luận ở tổ tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và dự thảo Nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp năm 1992.
(HBĐT) - Chiều 23/10, BCĐ thực hiện QCDC tỉnh do đồng chí Hoàng Thị Chiển, TVTU, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra thực hiện QCDC tại Sở Tư pháp.
(HBĐT) - Ngày 23/10, BCĐ thực hiện QCDC tỉnh do đồng chí Hoàng Thị Chiển, UVTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện QCDC tại BHXH tỉnh
(HBĐT) - Ngày 23/10, Uỷ ban MTTQ tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai đợt sinh hoạt chính trị và tuyên truyền ĐH MTTQ các cấp tiến tới ĐH đại biểu MTTQ Việt Nam lần thứ VIII. Tham dự hội nghị có lãnh đạo các Ban xây dựng Đảng tỉnh, các tổ chức thành viên của MTTQ, các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Sáng 23/10, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã chủ trì hội nghị liên tịch bàn thống nhất về nội dung, thời gian tổ chức kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2011 - 2016. Dự hội nghị có các đồng chí lãnh đạo HĐND, UBND, UB MTTQ tỉnh và các sở, ngành liên quan.
(HBĐT) - Chiều 22/10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng. Đồng chí Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội chủ trì buổi thảo luận. Phát biểu tại hội trường, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình đã phát biểu tập trung vào ba vấn đề: