Chợ Pà Cò (Mai Châu) được đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu giao lưu, mua bán, trao đổi hàng hóa cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Chợ Pà Cò (Mai Châu) được đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu giao lưu, mua bán, trao đổi hàng hóa cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

(HBĐT) - Huyện Mai Châu có 7 dân tộc anh em và có tới 88,4% là người dân tộc thiểu số định cư tại 138 xóm, bản, KDC ở 23 xã, thị trấn. Trong đó có 8 xã đặc biệt khó khăn và 8 xóm ở xã vùng 2 diện đầu tư Chương trình 135.

 

Thực hiện chính sách đào tạo cán bộ cơ sở và cộng đồng dân cư, từ năm 2012 đến nay, Chương trình 135 kéo dài đã cấp cho huyện Mai Châu trên 2,4 tỷ đồng và mở được 25 lớp đào tạo, bồi dưỡng, 28 lớp tập huấn cho 2.378 lượt người. Thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, học viên được tiếp thu các nội dung về các chính sách phát triển KT-XH vùng dân tộc và miền núi, tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt, quy chế dân chủ ở cơ sở. Ngoài ra, từ năm 2006 đến nay đã có 47 học sinh trong huyện được xét cử tuyển tại các trường đại học. Trong đó, 4 sinh viên đã tốt nghiệp được bố trí làm việc phù hợp với chuyên ngành đã đào tạo tại trường học, bệnh viện trong huyện.

 

Từ các nguồn vốn Chương trình 134, 135 kéo dài, chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, dự án phát triển vùng hồ sông Đà, các xóm, xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện đã được đầu tư trên 33,1 tỷ đồng, xây dựng 66 công trình hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội như trạm y tế, trạm phát lại truyền hình, công trình nước sinh hoạt, thủy lợi, GTNT, nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà lớp học, nhà ở giáo viên... Các công trình sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng đều phát huy hiệu quả.

 

Trong 2 năm 2012 - 2013, toàn huyện có 417 hộ được vay vốn với số tiền trên 2 tỷ đồng để phát triển sản xuất theo Quyết định 32 và 126 của Chính phủ về chính sách vay vốn đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

 

Nhờ thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án và chính sách dân tộc KT-XH trên địa bàn huyện không ngừng phát triển, ANCT - TTATXH luôn ổn định, giữ vững. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các thôn, bản đặc biệt khó khăn từng bước được cải thiện và nâng cao, giảm dần khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và các vùng trong huyện. Các công trình hạ tầng KT-XH đều phát huy hiệu quả đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH và đời sống dân sinh trên địa bàn, tạo diện mạo các làng, bản ngày càng khang trang. Người dân đã từng bước nâng cao kỹ năng, trình độ thâm canh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. Theo đó, toàn huyện không còn hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 49% (năm 2006) xuống còn 25,8% (năm 2012). Năm 2006, trên địa bàn huyện còn 56 thôn, bản đặc biệt khó khăn, đến năm 2013 giảm xuống còn 46 thôn, bản.

 

 

                                                                        Đức Phượng

 

 

 

Các tin khác

Đại biểu QH Đinh Thế Huynh phát biểu tại buổi thảo luận tổ.
Đồng chí Hoàng Việt Cường – Bí thư Tỉnh ủy trao quyết định luân chuyển cán bộ cho đồng chí Bùi Đức Hinh.
Đoàn kiểm tra kiểm tra việc niêm yết công khai tại bộ phận “Tiếp công dân” của Sở Công thương.
Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ cùng các đồng chí trong đoàn công tác trồng cây lưu niệm tại Khu di tích lịch sử cách mạng Mường Diềm.

Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 13, khóa XV

(HBĐT) - Ngày 28/10, BCH Đảng bộ tỉnh khóa XV đã họp hội nghị lần thứ 13, thảo luận và thông qua các dự thảo: Kế hoạch của Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 64-KL/TƯ, ngày 28/5/2013 Hội nghị lần thứ 7 BCH T.Ư Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ T.Ư đến cơ sở”; Kế hoạch của Tỉnh ủy thực hiện NQ số 24-NQ/TƯ, ngày 3/6/2013 của Hội nghị lần thứ 7 BCH T.Ư Đảng (khóa XI) về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”; Chương trình hành động (CTHĐ) của Tỉnh ủy thực hiện NQ số 25-NQ/TƯ, ngày 3/6/2013 của Hội nghị lần thứ 7 BCH T.Ư Đảng (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện CTHĐ số 14-CTr/TU, ngày 31/10/2008 của Tỉnh ủy về thực hiện NQ số 25-NQ/TƯ Hội nghị lần thứ 7 BCH T.Ư Đảng (khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH”; Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện CTHĐ số 16-CTr/TU, ngày 31/10/2008 của Tỉnh ủy về thực hiện NQ số 27-NQ/TƯ Hội nghị lần thứ 7 BCH T.Ư Đảng (khóa X) về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước”; thông báo nhanh kết quả Hội nghị T.Ư 8 (khóa XI) và một số công tác khác. Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Bồi dưỡng lý luận chính trị cho 81 đảng viên mới

(HBĐT) - Ngày 28/10 Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới. Tham dự có 81 học viên thuộc 27 chi, Đảng bộ cơ sở thuộc Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh.

Hội Người cao tuổi huyện Tân Lạc: Tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền

(HBĐT) - Hội NCT huyện Tân Lạc có 8.665 hội viên, sinh hoạt trong 24 cơ sở Hội, 231 chi hội. Trong những năm qua, bằng kinh nghiệm và uy tín, các cấp Hội NCT huyện đẩy mạnh tuyên truyền vận động, phát huy vai trò NCT trong xây dựng Đảng, chính quyền.

Hội Phụ nữ huyện Lương Sơn: Đẩy mạnh truyền thông về Luật Bình đẳng giới

(HBĐT) - Khi Luật Bình đẳng giới được Quốc hội thông qua và có hiệu lực, Hội Phụ nữ huyện Lương Sơn đã tham mưu cho BTV Huyện uỷ xây dựng Kế hoạch số 79-KH/HU ngày 11/8/2008 triển khai đến toàn chi, Đảng bộ và cán bộ, đảng viên, nhân dân. Đồng thời, Hội Phụ nữ huyện xây dựng kế hoạch triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới tới cán bộ, hội viên. Từ đó đã nâng cao nhận thức, tăng cường sự phối hợp chỉ đạo đồng bộ giữa các cấp, ngành, tổ chức, đoàn thể về công tác bình đẳng giới; tạo diễn đàn chia sẻ hiểu biết chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn - Đồng chí Nguyễn Thị Duyên, Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Lương Sơn cho biết.

Tử Nê (Tân Lạc): Hiệu quả thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị

(HBĐT) - Trong thời gian qua, Đảng bộ xã Tử Nê (Tân Lạc) đã tích cực vận động cán bộ, nhân dân thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, góp phần tạo sự chuyển biến trên các lĩnh vực, nhất là phát triển kinh tế.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo

(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 12/8/2008 BTV Tỉnh ủy về việc tiếp tục thực hiện NQT.Ư 7 (khóa IX) về “Phát huy sức mạnh ĐĐK dân tộc, công tác dân tộc, công tác tôn giáo” đã nâng cao được nhận thức của CB, ĐV và nhân dân trong tỉnh về vai trò, ý nghĩa của việc phát huy sức mạnh khối ĐĐK toàn dân tộc trong công cuộc đổi mới. Qua đó đã khơi dậy và phát huy dân chủ, truyền thống đoàn kết, ý thức tự lực, tự cường của nhân dân trong LĐSX, góp phần củng cố lòng tin của đồng bào vùng dân tộc, tôn giáo vào sự lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục