Đại biểu QH Nguyễn Cao Sơn phát biểu tại hội trường.
(HBĐT) - Chiều 27/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về công tác tư pháp và thảo luận về dự án Luật Đầu tư công. Phát biểu tại Hội trường, đại biểu QH tỉnh Hoà Bình Nguyễn Cao Sơn cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư công là nhu cầu bức thiết. Do vậy, Luật Đầu tư công cần được sớm ban hành làm cơ sở pháp lý để quản lý các nguồn vốn đầu tư công.
Để Luật Đầu tư công thực sự đi vào cuộc sống và khắc phục các tồn tại, hạn chế hiện nay, tôi đề nghị các quy định trong Luật Đầu tư công cần cụ thể, chặt chẽ, bảo đảm tính đồng bộ với hệ thống pháp luật quản lý đầu tư công. Tính đồng bộ hệ thống pháp luật tôi đề cập ở đây không phải bắt buộc các quy định trong Luật Đầu tư công phải hoàn toàn giống như các quy định của các luật hiện hành; những quy định hiện hành nào nếu thấy bất cập, không phù hợp với điều kiện phát triển, không phù hợp với điều kiện thực tế, trong Luật Đầu tư công cần có các quy định mới để giải quyết các bất cập này; thậm chí cần thiết phải có các quy định mang tính đổi mới toàn diện để thực hiện các đột phá về tái cơ cấu đầu tư công, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, nâng cao hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công. Tôi nhất trí cao với nhiều nội dung được nêu trong Tờ trình của Chính phủ và dự thảo Luật Đầu tư công. Tôi thấy rằng các quy định trong Luật Đầu tư công nếu đọc lướt qua có thể thấy chỉ thiên về trình tự, thủ tục, hồ sơ; nhưng nếu đọc nghiên cứu kỹ thấy nhiều quy định trong luật này là hoàn toàn mới so với các quy định hiện hành và nếu thực hiện nghiêm theo quy định này sẽ khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí hiện nay. Các quy định mới có tác động tích cực tới việc quản lý hiệu quả nguồn vốn đầu tư công trong luật này, đó chính là các nội dung quy định tại chương II: Chủ trương đầu tư và lập, thẩm định, phê duyệt các chương trình, dự án đầu tư công; lập kế hoạch đầu tư trung hạn tại chương III: Lập kế hoạch đầu tư công.
Có thể nói rằng các quy định tại chương II về chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án trong dự thảo luật về cơ bản được quy định theo phân cấp hiện hành nhưng những nội dung quy định trong chương này hết sức mới mẻ, chưa được quy định tại bất cứ văn bản pháp luật nào. Thực hiện theo quy định này, chúng ta có thể mất thêm thời gian chuẩn bị, nhưng nếu thực hiện tốt sẽ khắc phục được việc phê duyệt chủ trương đầu tư tùy tiện, chủ quan như hiện nay dẫn đến nhiều dự án đầu tư không hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí nguồn lực. Đối với nội dung về lập, thẩm định phê duyệt chương trình, dự án cũng được quy định tại chương này (thì trừ các quy định về trình tự lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng được dẫn chiếu các quy định của Luật Xây dựng) các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt chương trình và các dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng là nội dung mới chưa được quy định ở các văn bản luật khác. Một điểm mới trong Luật này cũng cần được nhấn mạnh đó là luật hóa được các quy định về việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn. Trong các văn bản hiện hành của chúng ta, như Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đều quy định các dự án khi phê duyệt quyết định đầu tư phải xác định được nguồn vốn, nhưng trên thực tế trước khi triển khai thực hiện Chỉ thị 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ việc xác định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn không được quan tâm nên nhiều dự án phê duyệt nhiều năm vẫn không bố trí được vốn để thực hiện hoặc bố trí vốn nhỏ giọt kéo dài thời gian thi công, các dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, gây thất thoát, lãng phí nguồn lực. Với các quy định trong dự thảo luật sẽ khắc phục được các tồn tại hiện nay. Nhưng trong nội dung này tôi cũng đề nghị dự thảo luật cần bổ sung thêm các quy định làm rõ trách nhiệm và các chế tài cụ thể đối với các tổ chức, cá nhân thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn bảo đảm các dự án đã được thẩm định vốn phải cân đối được nguồn vốn để thực hiện. Ngoài ra, tôi cũng đánh giá cao các quy định về lập kế hoạch đầu tư trung hạn là các quy định các nước đã thực hiện khá lâu. Thực tế Quốc hội chúng ta cũng đã phê duyệt kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2012-2015 đối với đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ, Chính phủ cũng đã thông qua kế hoạch đầu tư trung hạn từ NSNN giai đoạn 2014-2015 và việc triển khai thực hiện khá tốt. Việc xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn sẽ giúp các bộ, ngành, địa phương cân đối được nguồn lực trong từng giai đoạn để chủ động lựa chọn các danh mục dự án đầu tư cần thiết, và việc bố trí vốn cho từng chương trình, dự án sẽ bảo đảm hoàn thành chương trình, dự án, khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải, cắt khúc hiện nay. Trong dự thảo luật này tôi cũng nhất trí với các nội dung quy định về theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch đầu tư công. Ngoài một số ý kiến nêu trên, tôi đề nghị Ban soạn thảo cần cân nhắc và bổ sung một số nội dung như sau:
Một là, trong dự thảo luật quy định phạm vi quản lý và sử dụng vốn đầu tư công. Vốn đầu tư công ở đây đã bao quát cơ bản được các nguồn vốn đầu tư Nhà nước, tuy nhiên đối với nguồn vốn đầu tư từ khu vực doanh nghiệp nhà nước không thuộc đối tượng điều chỉnh của dự thảo luật này, tôi thấy chưa hoàn toàn phù hợp. Trong thời gian vừa qua việc quản lý sử dụng vốn đầu tư của khu vực doanh nghiệp Nhà nước được đề cập tại nhiều phiên thảo luận của Quốc hội và trên các diễn đàn đều mong muốn quản lý chặt chẽ nguồn vốn này. Luật Đầu tư công cần phải quy định và có chế tài cụ thể đối với tất cả các nguồn vốn Nhà nước, trong đó có đầu tư của khu vực DNNN. Tôi đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bổ sung nguồn vốn này vào Luật Đầu tư công.
Hai là, cần bổ sung thêm các quy định về ứng trước vốn kế hoạch năm sau trong tổng thể kế hoạch đầu tư trung hạn, các quy định về sử dụng nguồn dự phòng ngân sách nhà nước cho đầu tư, sử dụng số vốn năm trước chưa giải ngân được, số vượt thu sử dụng cho đầu tư, khoản vay của ngân sách địa phương cho đầu tư,... đều phải được chế tài trong Luật này.
Ba là, các nội dung trong từng chương của luật đề nghị cần bổ sung quy định chi tiết hơn để hạn chế tối đa các văn bản hướng dẫn theo đúng yêu cầu của Luật ban hành văn bản pháp luật.
Bốn là, cần làm rõ hơn trách nhiệm và có các chế tài cụ thể đối với các tổ chức, cá nhân trong từng khâu lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án; theo dõi và đánh giá chương trình, dự án.
Ngày 28/11 buổi sáng Quốc hội biểu quyết thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và thông qua Nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013); buổi chiều Quốc hội thông qua Nghị quyết về phương án phát hành trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014 – 2016 và thảo luận tại Hội trường về Dự án Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Bích Ngọc – Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh (TH)
(HBĐT) - Những năm qua, Đảng bộ thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) được đánh giá là một trong những Đảng bộ TS-VM, luôn hoàn thành tốt vai trò lãnh đạo phát triển KT- XH. Kết quả này có sự đóng góp không nhỏ từ công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) của cấp uỷ và UBKT Đảng uỷ xã theo quy định của Điều lệ Đảng.
(HBĐT) - Trong tháng 10, các tổ chức cơ sở Đảng của TPHB đã kết nạp được 26 quần chúng ưu tú vào Đảng; công nhận đảng viên chính thức cho 26 đồng chí và tổ chức phát thẻ Đảng cho 60 đồng chí.
(HBĐT) - Sáng 26/11, đoàn công tác của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã tiến hành giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2013 tại Sở KH&ĐT. Tham gia đoàn giám sát có lãnh đạo các Ban của HĐND tỉnh và một số sở, ngành của tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 25/11, Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh tổ chức tập huấn công tác nhân quyền năm 2013. Đến dự có gần 200 đại biểu đại diện lãnh đạo, cán bộ phụ trách, cán bộ trực tiếp làm công tác nhân quyền các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, đơn vị liên quan; lãnh đạo, cán bộ các đơn vị chức năng công an tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 25/11, tại Văn phòng Tỉnh ủy, BTV Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị giao ban việc thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với các cơ quan Đảng, MTTQ và các đoàn thể (cụm số 1) gồm: Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, UBKT Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Báo Hòa Bình, Trường Chính trị tỉnh, Ban BVSK cán bộ tỉnh; UBMTTQ tỉnh; LĐLĐ tỉnh, Hội CCB, Hội Nông dân, Hội LHPN và Tỉnh đoàn Thanh niên. Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Là xã vùng cao cách trung tâm huyện Đà Bắc gần 100 km, thực hiện chương trình xây dựng NTM, Đồng Chum đã và đang gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Trước khi chương trình được phát động, xã đã có 2 tiêu chí đạt chuẩn đó là hệ thống tổ chức CT-XH vững mạnh (tiêu chí 18), an ninh trật tự xã hội được giữ vững (tiêu chí 19), đến nay, xã đạt thêm 2 tiêu chí về quy hoạch (tiêu chí 1) và trường học (tiêu chí 5). Vì xa trung tâm huyện, mặt bằng dân trí và đời sống nhân dân không đồng đều... đang là trở ngại lớn trên con đường xây dựng NTM ở Đồng Chum hiện nay.