Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường trình bày Tờ trình của Chính phủ.
Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 21-4, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến vào các nội dung dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự.
Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường nhấn mạnh: Thi hành án dân sự (THADS) có vai trò quan trọng trong hoạt động tố tụng nói chung và quá trình giải quyết vụ án nói riêng. Đây là công đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng, bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được chấp hành nghiêm chỉnh, góp phần tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước. Qua đó, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước.
Theo báo cáo, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác thi hành Luật THADS bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, thậm chí yếu kém. Kết quả THADS có tăng lên so với trước khi có Luật nhưng chưa thật bền vững: Năm 2013 đạt thấp hơn so với năm 2012 và chưa hoàn thành chỉ tiêu theo Nghị quyết số 37/2012/QH13 của Quốc hội).
Lượng án tồn đọng tuy có giảm nhưng số việc và tiền chuyển kỳ sau vẫn còn rất lớn và có xu hướng tăng lên: Năm 2013 còn tồn 239.144 việc, tăng so với năm 2012 tồn 211.832 việc.
“Việc xây dựng Luật Thi hành án dân sự sửa đổi sẽ tháo gỡ một cách căn bản những vấn đề vướng mắc trong tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự hiện nay, thiết thực làm giảm án tồn đọng, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, tạo điều kiện cho kết quả hoạt động thi hành án dân sự bền vững”. (Theo Báo cáo đánh giá tác động của Bộ Tư pháp). |
Với những quy định được sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Luật Sửa đổi lần này, việc phân công trách nhiệm giữa Tòa án với cơ quan thi hành án trong việc thi hành bản án, quyết định của tòa án là rõ ràng, hợp lý; đồng thời bảo đảm để Tòa án - cơ quan thực hiện quyền tư pháp - có đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn và công cụ pháp lý để kiểm soát đầu vào (quyết định đưa bản án, quyết định có hiệu lực ra thi hành), đầu ra (báo cáo, thống kê về án thi hành xong) của quá trình thi hành án.
Về xã hội hóa hoạt động thi hành án dân sự, dự thảo Luật bổ sung quy định về xã hội hóa trong hoạt động THADS, theo đó Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thực hiện việc xã hội hóa trong hoạt động THADS.
Về tương trợ tư pháp trong thi hành án dân sự, dự thảo Luật quy định cụ thể hơn về thẩm quyền, trình tự, thủ tục yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự trong thi hành án, việc tiếp nhận và xử lý ủy thác tư pháp về thi hành án của nước ngoài trong thi hành án (khoản 75 Điều 1).
Theo đó, cơ quan THADS trong quá trình thi hành bản án, quyết định có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thực hiện tương trợ tư pháp, cơ quan THADS tiếp nhận và xử lý yêu cầu tương trợ tư pháp của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài liên quan đến THADS.
Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện cho rằng: Trong dự thảo, cần xác định những vấn đề thật sự cấp thiết, phát sinh trong thực tiễn đã và đang ảnh hưởng lớn đến hiệu lực, hiệu quả của công tác THADS.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý yêu cầu cần rà soát lại thật kỹ tính hợp hiến, tính hợp pháp của Dự thảo luật.
“Các nội dung sửa đổi, bổ sung phải bảo đảm thống nhất, tương thích với hệ thống pháp luật, với Hiến pháp, nhất là các đạo luật liên quan trực tiếp đến hoạt động THADS” - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nêu rõ.
Các ủy viên Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về năm vấn đề còn có ý kiến khác nhau, về: Phạm vi sửa đổi, bổ sung; Trách nhiệm, quyền hạn của TAND trong THADS; Trách nhiệm xác minh điều kiện thi hành án; Về khoản tiền chậm thi hành án...
“Theo pháp luật xử lý vi phạm hành chính, mức phạt hành chính đối với hành vi trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp có điều kiện thi hành án là từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Mức phạt này không đủ sức răn đe đối với những trường hợp phải thi hành án khoản tiền lớn.” (Theo Tờ trình của Bộ Tư pháp). |
(HBĐT) - Với phương châm: Mình vì mọi người; sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội; sống có lý tưởng cao đẹp; tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng... CVĐ “Thanh niên sống đẹp, sống có ích” đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của đông đảo thanh niên trên địa bàn xã Trung Sơn (Lương Sơn).
Sáng 17-4, tại Hà Nội, tiếp tục chương trình làm việc, các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2012, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
(HBĐT) - Ngày 17/4, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức hội nghị (bất thường) để hiệp thương dân chủ cử thay thế Ủy viên Ủy ban MTTQ tỉnh, hiệp thương dân chủ cử thay thế chức Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh khóa XIII. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Lam, Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh và các Ủy viên Ủy ban MTTQ tỉnh khóa XIII.
Ngày 16-4, Báo Hànộimới tổ chức trọng thể lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động. Đây là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên Báo Hànộimới, đồng thời cũng là dịp để đông đảo bạn bè, đồng nghiệp chia sẻ niềm vui lớn với tập thể những người làm báo Đảng Thủ đô.
(HBĐT) - Là xã vùng xa, đặc biệt khó khăn của huyện Đà Bắc, những năm qua, điều kiện KT-XH của xã Giáp Đắt đã có những bước chuyển đáng kể, đời sống người dân từng bước được nâng lên. Có được kết quả đó là do Đảng bộ xã Giáp Đắt đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở (TCCS) Đảng, phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ.
(HBĐT) - Ngay từ những ngày đầu năm, các hoạt động hưởng ứng Năm thanh niên tình nguyện 2014 đã diễn ra sôi nổi trên khắp các Huyện, Thành đoàn của tỉnh. Với đỉnh cao là tháng TN, hàng loạt các chương trình tình nguyện quy mô, ý nghĩa, thiết thực đã được tổ chức, tạo sức lan toả mạnh mẽ trong cộng đồng, hứa hẹn Năm TN tình nguyện thành công để lại dấu ấn đẹp trong lòng nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh.