Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng phát biểu ý kiến khai mạc phiên họp. Ảnh: NHAN SÁNG (TTXVN)

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng phát biểu ý kiến khai mạc phiên họp. Ảnh: NHAN SÁNG (TTXVN)

Sáng 15-5, tại Hà Nội, phiên họp thứ 28, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) đã khai mạc, do Chủ tịch Quốc hội (QH) Nguyễn Sinh Hùng chủ trì.

 

Phát biểu ý kiến khai mạc, Chủ tịch QH nêu rõ, phiên họp thứ 28 nhằm đánh giá lại lần cuối các nội dung trình ra kỳ họp thứ 7 của QH sẽ khai mạc trong tuần tới. Ðồng thời, đề nghị các thành viên của Ủy ban TVQH tập trung phân tích tình hình kinh tế- xã hội, công tác đối ngoại của đất nước, hoàn thiện các báo cáo trình QH theo các nội dung kế hoạch của kỳ họp.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm, lạm phát được kiểm soát

Các Ủy viên Ủy ban TVQH đã cho ý kiến về Báo cáo bổ sung của Chính phủ đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2013; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN những tháng đầu năm 2014.

Theo Báo cáo bổ sung của Chính phủ, trong tổng số 15 chỉ tiêu chủ yếu QH đã đề ra trong Nghị quyết phát triển KT-XH năm 2013, có 10 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch; ba chỉ tiêu đạt xấp xỉ kế hoạch; hai chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch là tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP và tỷ lệ giảm hộ nghèo. Lạm phát được kiểm soát tốt nhất trong 10 năm qua, giá cả thị trường ổn định.

Qua thảo luận, nhiều ý kiến bày tỏ quan ngại sâu sắc trước sự việc những ngày vừa qua, tại một số địa phương đã xảy ra một số vụ phá hoại tài sản, cơ sở vật chất của doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài. Ðiều đó làm ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH của đất nước trong năm 2014 và môi trường đầu tư của nước ta trong thời gian tới.

Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Ðầu tư Bùi Quang Vinh, những vụ phá hoại tài sản, cơ sở vật chất của doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài vừa qua là vấn đề rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong nhân dân. Bộ đã ký công hàm gửi các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, UBND các tỉnh, thành phố, đồng thời trình Chính phủ về vấn đề này.

Chủ nhiệm Ủy ban Ðối ngoại của QH Trần Văn Hằng, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Ðức Hiền, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách của QH Phùng Quốc Hiển đề nghị Báo cáo của Chính phủ cần có tính thời sự hơn; qua đó phân tích ảnh hưởng, tác động từ biến động về QP- AN đến diễn biến nội bộ trong nước và thiệt hại của nền kinh tế. Từ đó, có dự báo và đề xuất phương án tháo gỡ, đề ra các giải pháp căn cơ về tình hình đến cuối năm và những năm tiếp theo để đối phó với các tình huống tương tự, bảo đảm phát triển KT-XH, duy trì môi trường đầu tư và sự phát triển bền vững của đất nước.

Các đại biểu kiến nghị Báo cáo của Chính phủ cần đánh giá chi tiết hơn những khó khăn của doanh nghiệp, phân tích cụ thể, thấu đáo để có biện pháp tháo gỡ. Ðồng thời, trước những diễn biến trên Biển Ðông, cần nêu những biện pháp giải quyết khó khăn, hỗ trợ kịp thời, căn cơ đối với bà con ngư dân tiếp tục yên tâm phát triển kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Từ đó làm căn cứ xây dựng các chỉ tiêu phát triển phù hợp trình QH cho ý kiến.

Tại phiên họp, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định: Những hình ảnh tự phát như vừa rồi đã làm xấu đi hình ảnh môi trường đầu tư ở Việt Nam. Chúng ta đang có chính nghĩa, đang được bạn bè quốc tế ủng hộ. Nếu những hình ảnh tự phát như vậy không được chấn chỉnh kịp thời sẽ làm dư luận quốc tế và giới đầu tư nước ngoài lo ngại.

Kết quả giảm nghèo chưa vững chắc

Chiều qua, các Ủy viên Ủy ban TVQH đã thảo luận kết quả giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo, giai đoạn 2005 - 2012". Qua đó, đề xuất những giải pháp, định hướng về cơ chế, chính sách giảm nghèo cho nhiều năm tới.

Trình bày báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của QH Trương Thị Mai nêu rõ: Trong nhiều năm qua, mục tiêu giảm nghèo là chủ trương lớn, quan trọng của Ðảng và Nhà nước. Nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo đã từng bước được thể chế hóa thông qua việc xây dựng pháp luật, kế hoạch phát triển KT-XH, mục tiêu và chính sách cụ thể với phương châm mang tính nguyên tắc. Các thành tựu về giảm nghèo của Việt Nam vẫn được khẳng định qua kết quả của các chỉ tiêu KT-XH, được cộng đồng quốc tế đánh giá và ghi nhận.

Báo cáo giám sát của Ủy ban TVQH cũng đã nêu rõ những hạn chế trong thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo trong giai đoạn thực hiện vừa qua. Ðó là sự chồng chéo về chính sách, nguồn lực đầu tư dàn trải...

Nhiều ý kiến của các đại biểu đã đề cập nhiều nội dung chủ yếu trong báo cáo giám sát, trong đó nhấn mạnh cần đổi mới về xây dựng chính sách, nâng cao hiệu quả, chất lượng triển khai các chương trình giảm nghèo. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước đề nghị: Trong báo cáo cần làm rõ hơn chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng tại các vùng nông thôn miền núi còn nhiều yếu kém. Ðến nay, hàng nghìn làng, bản chưa có đường ô-tô vào đến nơi. Chất lượng giáo dục ở khu vực này vẫn thấp, nguồn lực tại chỗ chưa đủ sức vươn lên. Hiện chưa đến 5% lao động vùng miền núi, dân tộc thiểu số được đào tạo nghề, đây là con số rất thấp. Thời gian tới, đại biểu cho rằng, "cần bước đột phá về tư duy", bên cạnh đó hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với các doanh nghiệp đầu tư vào vùng này, nhằm tạo công ăn việc làm cho nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số.

Một số đại biểu cho rằng cần phân tích rõ mối liên hệ qua lại trong thực hiện chính sách, mức tăng trưởng, nguồn lực đầu tư và giảm nghèo. Về xây dựng chính sách, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý nêu rõ, qua tổng hợp, có hơn 100 văn bản liên quan giảm nghèo. Một số đại biểu đề nghị nên chăng cần sớm rà soát các chính sách giảm nghèo, để tạo động lực giảm nghèo cho người dân, và khuyến khích người dân chủ động vươn lên.

 

                                                                    Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục