Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.

Trong ngày làm việc hôm qua, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội (QH). Buổi chiều, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu ý kiến làm rõ thêm những vấn đề liên quan và trực tiếp trả lời chất vấn của các đại biểu QH.

 

Nâng cao hiệu quả Luật Phòng, chống tham nhũng Tiếp tục trả lời câu hỏi của đại biểu Đỗ Văn Đương (TP Hồ Chí Minh) và một số đại biểu khác về vấn đề thi hành án của các vụ án kinh tế, vụ án tham nhũng quy mô lớn, Bộ trưởng Tư pháp cho biết: Thực tế cho thấy, kết quả thu hồi tài sản của các vụ án tham nhũng rất ít, vì nước ta chưa có hệ thống đăng ký tài sản minh bạch, việc mua bán trả tiền qua thẻ tín dụng chưa nghiêm. Hiện, vẫn có sự "cắt khúc" trong quá trình xử lý vụ án: Điều tra một khúc, truy tố một khúc, xét xử một khúc, hoạt động thi hành án lại tách biệt khỏi hoạt động tố tụng... Về giải pháp khắc phục những hạn chế này, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan đang nghiên cứu, đề xuất các quy định để có sự kết nối, liên thông của cơ quan thi hành án dân sự với các khâu trong quá trình điều tra, tố tụng, đặc biệt là vấn đề liên quan việc áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với tài sản để bảo đảm thi hành án.

Đối với vấn đề thay đổi chính sách hình sự đối với tội tham nhũng được các đại biểu nêu ý kiến, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết: Liên quan tội phạm tham nhũng, các cơ quan chức năng đang nghiên cứu, đề nghị bổ sung một số tội danh liên quan hành vi này, và nội luật hóa một số tội trong công ước quốc tế về chống tham nhũng mà Việt Nam là thành viên.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường cũng làm rõ yếu tố trái pháp luật của 312 văn bản; cụ thể, trong số 312 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật thì 186 văn bản sai về căn cứ và hình thức, 64 văn bản sai về hiệu lực, 11 văn bản sai thẩm quyền, 54 văn bản sai nội dung. Bộ trưởng cũng khẳng định, không có văn bản nào vi hiến. Nhiều văn bản sai luật sau khi bị phát hiện đã được chỉnh sửa ngay.

Chú trọng hiệu lực của hoạt động thanh tra Tiếp đó, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã trả lời chất vấn của các đại biểu QH.

Các đại biểu: Nguyễn Anh Sơn (Nam Định), Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa - Vũng Tàu); Nguyễn Văn Rinh (Hải Dương) đặt câu hỏi về công tác kê khai tài sản, thu nhập.

Về vấn đề này, Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết: Việc kê khai tài sản thu nhập được thực hiện từ năm 2008 đến nay, có kê khai lần đầu và bổ sung cho đối tượng phát sinh, tài sản thu nhập. Năm 2012, hơn 98% số đối tượng đã kê khai.

Đến nay, có 106 đơn vị đã hoàn thành việc kê khai, hơn 919 nghìn đối tượng kê khai. Qua đó, có 3.000 người có dấu hiệu kê khai không trung thực đã được xác minh lại, 88 cán bộ bị xử lý kỷ luật vì kê khai không trung thực và chậm kê khai.

Nhiều đại biểu QH quan tâm và đặt câu hỏi về việc giải quyết 528 vụ việc khiếu nại, khiếu kiện tồn đọng kéo dài, phức tạp trong thời gian qua. Về vấn đề này, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết, Thanh tra Chính phủ cùng các cơ quan liên quan thành lập 28 tổ công tác và tiến hành rà soát trong sáu tháng.

Sau đó, ngành thanh tra đã thống nhất với các cấp, các ngành về những phương án giải quyết hiệu quả nhất. Tiếp đó, các cơ quan chức năng đã tổ chức đối thoại trực tiếp với nhân dân cùng sự có mặt của các cơ quan, đoàn thể liên quan, có vụ việc đã mời luật sư cùng tham dự. Kết quả giải quyết những vụ việc này được thông tin công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trong 528 vụ việc tồn đọng, kéo dài này, có nhiều vụ việc các cơ quan thẩm quyền xử lý chưa đúng, ảnh hưởng quyền lợi của nhân dân. Và công tác đền bù cho nhân dân đã được triển khai.

Lý giải về nguyên nhân của tình trạng khiếu nại, tố cáo ngày càng phức tạp, Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết: Qua theo dõi những năm gần đây cho thấy, việc khiếu nại hằng năm đã giảm về số vụ, số người và số đơn nhưng tính chất có nhiều vụ việc còn phức tạp, gay gắt, thậm chí có những vụ việc manh động. Nguyên nhân của việc này là do cơ chế chính sách trong thời gian qua có bất cập; công tác chỉ đạo, thực hiện trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cấp có thẩm quyền chưa đến nơi đến chốn; ý thức tuân thủ pháp luật của người dân chưa cao...

Đại biểu Lê Trọng Sang (TP Hồ Chí Minh) cùng một số đại biểu khác quan tâm công tác xử lý các vụ án tham nhũng và thu hồi tài sản vi phạm còn chưa đạt hiệu quả tốt. Trả lời nội dung này, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh cho biết: Quy định của pháp luật về thu hồi tài sản từ tham nhũng chưa rõ ràng, chưa đầy đủ cho nên việc triển khai thực hiện còn hạn chế. Bên cạnh đó, người vi phạm chưa tự giác nộp trong khi chế tài xử lý chưa đủ mạnh. Một trong những giải pháp khắc phục hạn chế nêu trên là ngành thanh tra cần phối hợp chặt chẽ các cơ quan chức năng thực hiện đồng bộ các giải pháp để có thể thu hồi tài sản. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ rất khó khăn. Cùng với đó, cần tăng cường hiệu lực, hiệu quả của lực lượng thi hành án đối với những vụ án đã được xét xử.

Một số đại biểu QH quan tâm về kết quả xử lý trách nhiệm người đứng đầu trong thực thi chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết: Năm 2012, ngành đã xử lý kỷ luật đối với 44 trường hợp và năm 2013 là 41 trường hợp người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thiếu trách nhiệm trong phòng, chống tham nhũng tại đơn vị mình. Tuy nhiên, nhìn chung việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu chưa đạt hiệu quả tốt do quy định của pháp luật về vấn đề này chưa rõ ràng. Có tình trạng người đứng đầu nể nang, né tránh, chưa mạnh dạn, chưa quyết liệt trong đấu tranh, phòng, chống tham nhũng.

Phát biểu kết luận phần trả lời chất vấn của Tổng Thanh tra Chính phủ, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ: Các câu hỏi chất vấn của đại biểu QH đi thẳng trọng tâm những vấn đề quan trọng; phần trả lời của Tổng Thanh tra rộng, sâu và thẳng thắn. Dù đã có những chuyển biến tích cực nhưng thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng của chúng ta chưa đạt yêu cầu. Do vậy, các lực lượng đấu tranh, phòng, chống tham nhũng cần tích cực hơn nữa ngăn chặn, đẩy lùi nạn tham nhũng, chống thất thoát, lãng phí. Ngành thanh tra cần tập trung giải quyết triệt để, thấu tình, đạt lý các vụ việc khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, phức tạp.

Bên cạnh đó, hạn chế tối đa phát sinh các vụ việc mới.

Kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, xây dựng nền kinh tế tự chủ Sau khi kết thúc phần chất vấn các bộ trưởng, trưởng ngành, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày báo cáo giải trình thêm và làm rõ một số vấn đề các đại biểu QH quan tâm. Phó Thủ tướng nêu rõ, nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 tiếp tục chuyển biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực. Thời gian tới, kinh tế - xã hội nước ta dự báo có thể bị ảnh hưởng trên một số lĩnh vực với mức độ khác nhau tùy thuộc vào diễn biến tình hình quan hệ Việt Nam - Trung Quốc và các đối sách, nỗ lực của chúng ta. Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp phát huy kết quả đạt được, khắc phục hạn chế, yếu kém; tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ, tăng cường phối hợp thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra; theo dõi sát diễn biến tình hình, chủ động các phương án ứng phó, phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 mà QH đã đề ra.

Trả lời chất vấn trực tiếp các đại biểu QH liên quan biện pháp đấu tranh yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương - 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Phó Thủ tướng khẳng định, thế giới ủng hộ Việt Nam trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc vì chúng ta có chính nghĩa. Việt Nam kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình thông qua biện pháp chính trị, ngoại giao và xem xét các khía cạnh luật pháp có liên quan.

Đề cập các biện pháp xây dựng nền kinh tế tự chủ, tự lực, gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh, Phó Thủ tướng cho biết, chúng ta không phụ thuộc về kinh tế vào bất cứ quốc gia nào. Tuy nhiên, trong thế giới hội nhập không thể hoàn toàn độc lập về kinh tế, nhưng phải xây dựng nền kinh tế tự chủ, tự lực. Giải pháp là đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đặc biệt là chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng hiệu quả. Thu hút đầu tư mạnh mẽ hơn và thu hút đầu tư có chọn lọc hơn theo hướng nâng cao hiệu quả. Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, người dân nhằm nâng cao năng lực nội tại. Đa dạng hóa, mở rộng thị trường xuất khẩu, nhưng không phụ thuộc vào thị trường cụ thể nào. Cùng với đó, khai thác thị trường nội địa hiệu quả hơn. Việt Nam tiếp tục giữ quan hệ kinh tế thương mại với Trung Quốc trên tinh thần hai bên cùng có lợi.

Liên quan giải quyết vụ việc một số kẻ xấu lợi dụng người dân biểu tình, phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương -981, gây ra tình trạng mất an ninh, trật tự tại một số địa phương, Phó Thủ tướng cho biết, ngay sau khi xảy ra sự việc, Chính phủ đã chỉ đạo các ngành chức năng lập lại trật tự nhanh chóng và xử lý nghiêm minh những đối tượng vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, Chính phủ, các cấp, các ngành thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp, người lao động bị thiệt hại thông qua chi trả bảo hiểm, giảm thuế, giãn thời gian nộp tiền thuê đất... giúp doanh nghiệp nhanh chóng trở lại sản xuất, kinh doanh. Đến nay, 100% các doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường. Những biện pháp nêu trên của Chính phủ đã tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài, yên tâm đầu tư tại Việt Nam. Chính phủ kiên quyết không để tình trạng mất trật tự tái diễn, đồng thời tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư.

Đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị) đặt câu hỏi về các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác bảo đảm an ninh trật tự, phòng, chống tham nhũng. Phó Thủ tướng cho rằng, Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp bảo đảm trật tự an toàn xã hội, với nhiều vụ việc bị phát hiện xử lý nghiêm minh. Tuy nhiên, Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các giải pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng, chống, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật, làm tốt hơn công tác dự báo nắm tình hình, đấu tranh ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm, góp phần mang lại đời sống bình yên cho nhân dân. Đối với tội phạm tham nhũng, sẽ tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ, liên tục, kịp thời, nhằm từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng có hiệu quả cao.

Trong đó, cùng với việc kiện toàn đội ngũ, hoàn thiện thể chế pháp luật, sẽ quy trách nhiệm trực tiếp của người đứng đầu những nơi xảy ra tham nhũng. Tiếp tục thực hiện hiệu quả việc kê khai tài sản và công khai để người dân tham gia giám sát.

Phó Thủ tướng cũng trả lời câu hỏi của các đại biểu QH liên quan công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hỗ trợ nông dân ổn định sản xuất, nâng cao đời sống, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động và tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.

Phát biểu ý kiến kết luận toàn bộ phiên chất vấn các thành viên Chính phủ, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, phiên chất vấn diễn ra trên tinh thần dân chủ, cởi mở, cầu thị và đã kết thúc tốt đẹp. Mặc dù, nhiều vấn đề "nóng" được đặt ra, nhưng các đại biểu QH cũng như các thành viên Chính phủ bình tĩnh, sáng suốt, thẳng thắn, giải quyết thấu đáo với những giải pháp cụ thể và nhận được sự đồng tình ủng hộ của cử tri, nhân dân cả nước.

Chủ tịch QH đề nghị, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương nghiêm túc thực hiện các giải pháp đã đề ra với mục tiêu hoàn thành thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh năm 2014 đã được QH thông qua.

Chính phủ đang khẩn trương xây dựng Nghị định liên quan 10 nghìn tỷ đồng hỗ trợ ngư dân vay đóng mới hoặc cải hoán tàu để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, đồng thời thực hiện bảo vệ chủ quyền đất nước trên biển Đông. Dự kiến, đầu tháng 7-2014 sẽ hoàn thiện Nghị định và triển khai cho ngư dân vay. Chính phủ giao Chủ tịch UBND 28 tỉnh có biển thực hiện tốt việc cho ngư dân vay theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngư dân.

NGUYỄN XUÂN PHÚC Phó Thủ tướng Chính phủ

Dù có thể làm mất lòng chính quyền địa phương, đơn vị nhưng ngành thanh tra đã mạnh dạn đề nghị phải sửa sai đối với những sai phạm, thiếu sót của các cơ quan chức năng, qua đó bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Trong thời gian tới, các cơ quan chức năng nếu làm sai sẽ tiếp tục phải sửa sai, không làm ảnh hưởng quyền lợi, cuộc sống của nhân dân.

HUỲNH PHONG TRANH Tổng Thanh tra Chính phủ

Lãng phí, "tham nhũng vặt" xảy ra rất phổ biến và tồn tại trong ngõ ngách của đời sống xã hội và làm suy yếu bộ máy chính quyền. Nếu chúng ta chỉ tập trung "bắt" tham nhũng lớn là chưa đủ. Rất nhiều "tham nhũng vặt" cộng hưởng tác động rất xấu đến xã hội và làm mất niềm tin của người dân. Ở nước ta, chế tài xử lý chưa nghiêm, cộng thêm tâm lý dễ cho qua, cho nên lãng phí, "tham nhũng vặt" đương nhiên tồn tại.

Tôi muốn nhấn mạnh trách nhiệm của người đứng đầu. Người đứng đầu mà nghiêm túc thì cấp dưới không thể có tư tưởng hoặc không dám có hành vi lãng phí, tham nhũng. Bắt đầu từ hướng này, việc giải quyết tình trạng lãng phí, "tham nhũng vặt" có thể sẽ được xử lý triệt để.

Đại biểu TRẦN NGỌC VINH (Hải Phòng)

 
 
                                                                         Theo Báo ND
 
 

Các tin khác


Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đại biểu đã bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục