Đồng chí Nguyễn Trung Dũng, Giám đốc Sở LĐ -TB&XH tặng quà Tết cho các gia đình chính sách tại xã Liên Hòa (Lạc Thûy).
(HBĐT) - Trong sự nghiệp đấu trang giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, tỉnh ta đã động viên hàng chục vạn lượt con em các dân tộc của tỉnh lên đường tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở các chiến trường, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn, thống nhất đất nước. Toàn tỉnh có trên 30.000 người có công với cách mạng, trong đó có 3.713 thương binh; 1.395 bệnh binh; 5.997 liệt sỹ; 2.473 người nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp và 64 mẹ Việt Nam anh hùng.
Phát huy truyền thống Uống nước nhớ nguồn, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, chế độ và vận động toàn dân chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công cũng như quan tâm giải quyết có hiệu quả những tồn đọng về chính sách sau chiến tranh, giúp thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng ổn định cuộc sống. Đối với tỉnh ta, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản nhằm tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo với công tác thương binh, liệt sĩ, chăm sóc người có công và phong trào đền ơn - đáp nghĩa. Đồng thời, tỉnh cũng ban hành nhiều chính sách ưu đãi về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho con thương - bệnh binh... Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp, hưởng ứng có hiệu quả của MTTQ, các đoàn thể, đơn vị kinh tế và nhân dân, công tác chăm sóc đời sống người có công trong tỉnh đã trở thành hoạt động chính trị, xã hội có ý nghĩa sâu sắc và đạt được kết quả quan trọng. Việc thực hiện chính sách ưu đãi được quan tâm đầy đủ, kịp thời, các chế độ trợ cấp thường xuyên, trợ cấp 1 lần và ưu đãi khác như: hỗ trợ xây nhà ở, cấp BHYT, điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe, miễn giảm học phí... với kinh phí 190 tỷ đồng.
Phong trào Đền ơn - đáp nghĩa được phát động sâu rộng tới các cơ quan, đơn vị và nhân dân góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các gia đình liệt sỹ, thương, bệnh binh, các đối tượng chính sách nhằm động viên, tri ân, tôn vinh những đóng góp, hy sinh to lớn của người có công và thân nhân. Đã tặng 196 sổ tiết kiệm tình nghĩa trị giá 99 triệu đồng; từ nguồn quỹ Đền ơn - đáp nghĩa hỗ trợ của các doanh nghiệp đã xây mới được 83 nhà tình nghĩa, kinh phí 3, 5 tỷ đồng; sửa chữa, nâng cấp 60 nhà, kinh phí 1, 3 tỷ đồng; xây mới, nâng cấp 10 công trình gồm: nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm và nhà bia ghi tên liệt sỹ với kinh phí 7, 5 tỷ đồng; quỹ Đền ơn - đáp nghĩa các cấp đã vận động được 5, 2 tỷ đồng.
Đến nay, toàn tỉnh có 98% hộ gia đình chính sách đạt mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình so với dân cư cùng địa bàn cư trú; có 96% số xã, phường, thị trấn được công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công.
Kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên phủ (7/5/1954 - 7/5/2014), UBND tỉnh đã tổ chức gặp mặt, động viên với 160 đại biểu, thăm hỏi và tặng quà cho 1.294 người là CCB, cựu thanh niên xung phong và gia đình chính sách tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ và kháng chiến chống Pháp với kinh phí 647 triệu đồng.
Nhân kỷ niệm 67 năm ngày thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 -27/7/2014), Sở LĐ -TB&XH đã tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức các hoạt động thiết thực như: thăm hỏi, tặng quà các Mẹ Việt Nam anh hùng; gia đình liệt sĩ thương binh nặng tại các Trung tâm Điều dưỡng, thăm viếng Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, đường 9... Vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhận phụng dưỡng 16 bà mẹ liệt sỹ đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị Chủ tich nước phong tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Chuyển quà của Chủ tịch nước và của tỉnh tới người có công và thân nhân với số kinh phí trên 4 tỷ đồng.
Để thực hiện công tác người có công đạt kết quả, UBND tỉnh đã ban hành các kế hoạch: triển khai công tác chăm sóc người có công năm 2014 và tổ chức các hoạt động kỷ niệm 67 năm ngày thương binh - liệt sỹ; vận động xây dựng Quỹ Đền ơn - đáp nghĩa năm 2014; tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công; điều tra thông tin về liệt sỹ, thân nhân liệt sĩ, mộ liệt sỹ, nghĩa trang liệt sỹ; tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ đến năm 2020 và những năm tiếp theo; chỉ đạo triển khai xác nhận liệt sỹ; thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ...
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác chăm sóc người có công của tỉnh cũng có một số hạn chế, yếu kém, đó là: công tác tuyên truyền chưa được sâu rộng, việc quản lý hồ sơ ở một số nơi chưa tốt, công tác giải quyết chế độ chính sách của người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học còn thiếu chặt chẽ. Sự phối hợp giữa các cấp, ngành, đoàn thể chưa được thường xuyên; xã hội hóa chăm sóc người có công chưa cao. Đời sống của một số người có công còn gặp nhiều khó khăn...
Phát huy truyền thống Uống nước nhớ nguồn và thực hiện tốt hơn phong trào Đền ơn - đáp nghĩa ngành LĐ -TB&XH và các cấp, các ngành liên quan cần quan tâm thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền. Sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, cấp trong tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công.
Hai là, thực hiện tốt Pháp lệnh ưu đãi đối với người có công, đảm bảo mọi người có công đều được hưởng thụ đầy đủ chính sách ưu đãi của Nhà nước, có đời sống tinh thần tốt, điều kiện vật chất đảm bảo.
Ba là, triển khai đồng bộ, kịp thời hệ thống văn bản pháp luật, chính sách ưu đãi người có công tới cơ sở. Kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác chính sách người có công. Coi trọng quản lý Nhà nước, thanh, kiểm tra thực hiện chính sách ưu đãi với người có công.
Bốn là, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về truyền thống đạo lý Uống nước - nhớ nguồn của dân tộc. Tổ chức các phong trào thi đua sâu rộng trong thực hiện chính sách ưu đãi người có công nhằm không ngừng phát huy truyền thống cách mạng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Năm là, đẩy mạnh hơn nữa phong trào xây dựng xã phường, thị trấn làm tốt công tác thương binh - liệt sỹ, người có công; phong trào đền ơn - đáp nghĩa, kết hợp chặt chẽ phong trào này với CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC ở các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.
Nguyễn Trung Dũng
(Giám đốc Sở LĐ -TB&XH)
(HBĐT)- Nhân kỷ niệm 67 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947- 27/7/20 14), sáng 25/7, đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh do đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh dẫn đầu đã đặt vòng hoa, dâng hương tại Nghĩa trang liệt sỹ chiến dịch Hoà Bình. Dự lễ dâng hương còn có các đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ; Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, thành phố Hòa Bình và phường Phương Lâm.
(HBĐT) - Đảng bộ huyện Đà Bắc hiện có 49 chi, Đảng bộ trực thuộc Huyện ủy và 277 chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở, có tổng số 3.783 đảng viên.
(HBĐT) - Ngày 24/7, Đảng bộ Sở Công thương đã tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
(HBĐT) - Chiều 24/7, UBKT Đảng uỷ Khối các cơ quan tỉnh đã tổ chức sơ kết công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2014.
(HBĐT) - “Thực hiện tốt công tác dân vận là một trong những yếu tố quan trọng giúp xã thu hút đầu tư, xây dựng NTM, phát triển KT -XH, xóa đói giảm nghèo và đảm bảo AN - QP” - Đó là khẳng định của đồng chí Đinh Xuân Thao, Bí thư Đảng ủy xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) về công tác dân vận trên địa bàn xã thời gian qua.
(HBĐT) - Nhân kỷ niệm 67 năm, ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2014), chiều 24/7, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm, tặng quà cho 2 mẹ liệt sỹ trên địa bàn huyện Cao Phong.