Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện một số sở, ngành liên quan tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Viện Chăn nuôi và các chuyên gia Nhật Bản.

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện một số sở, ngành liên quan tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Viện Chăn nuôi và các chuyên gia Nhật Bản.

(HBĐT) - Ngày 11/8, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã làm việc với Đoàn công tác của Viện Chăn nuôi và các chuyên gia Nhật Bản bàn về xây dựng dự án “Thành lập ngân hàng gien đông lạnh cho các nhóm lợn bản địa của Việt Nam và phát triển hệ thống chăn nuôi lợn bền vững bảo vệ đa dạng sinh học”. Tham gia tiếp Đoàn công tác có đại diện một số sở, ngành liên quan.

 

Tại buổi làm việc, Đoàn công tác đã nghe báo cáo tổng quan tóm tắt về chiến lược phát triển chăn nuôi lợn bản địa, tiềm năng, lợi thế cũng như những bất cập hiện nay trong việc phát triển giống lợn bản địa của tỉnh. Trao đổi với lãnh đạo UBND tỉnh cũng như các sở, ngành về hoạt động nghiên cứu bảo tồn nguồn gien đối với lợn bản địa của tỉnh, Đoàn công tác của Viện Chăn Nuôi và các chuyên gia Nhật Bản mong muốn thông qua tổ chức JICA sớm tiến hành thành lập xây dựng hệ thống bảo tồn nguồn gien đối với lợn bản địa, qua đó có thể khôi phục và phát triển những nguồn giống lợn đạt chất lượng. Mặt khác, chủ động trong công tác phòng - chống các bệnh truyền nhiễm, đảm bảo giữ được nguồn gien đối với lợn bản địa của tỉnh không bị lai tạp, ảnh hưởng đến chất lượng chăn nuôi. Trong thực hiện dự án, phía Nhật Bản sẽ cử những nhà nghiên cứu là các chuyên gia tham gia nghiên cứu thực địa, đón tiếp những cán bộ nghiên cứu của Việt Nam sang Nhật Bản cũng như cung cấp trang thiết bị và dụng cụ cần thiết cho dự án…

   Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã cảm ơn sự quan tâm của các chuyên gia Nhật Bản trong việc phát triển chăn nuôi của tỉnh Hòa Bình. Đồng chí đánh giá cao ý tưởng xây dựng và bảo tồn nguồn gien đối với lợn bản địa trên địa bàn tỉnh, góp phần bảo tồn nguồn gien quý của lợn bản địa, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế đối với những hộ dân vùng khó khăn. Để đảm bảo dự án được thực hiện hiệu quả, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các chuyên gia Nhật Bản cũng như Viện Chăn nuôi sớm có những bước đi cụ thể mang tính thiết thực đảm bảo cho việc thực hiện dự án được khả thi nhất như xác định chi tiết rõ nguồn vốn của nhà tài trợ, nguồn vốn của Trung ương cũng như vốn đối ứng của địa phương…

 

  Cùng ngày, Đoàn công tác của Viện Chăn nuôi và chuyên gia Nhật Bản đã đi thực tế tại một số gia trại, hộ chăn nuôi lợn bản địa tại huyện Đà Bắc nhằm khảo sát đánh giá tình hình thực tế trong chăn nuôi của tỉnh.

 

 

  

                                                              Hồng Trung

 

 

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục