Đặt các chậu hoa tươi trang trí đường phố Hà Nội nhân kỷ niệm 60 năm Ngày giải phóng Thủ đô. Ảnh: LÊ MINH

Đặt các chậu hoa tươi trang trí đường phố Hà Nội nhân kỷ niệm 60 năm Ngày giải phóng Thủ đô. Ảnh: LÊ MINH

Sáng 5-10, Thành đoàn Hà Nội, Ban Liên lạc Thanh niên xung phong tiếp quản Thủ đô tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Ðội Thanh niên xung phong tiếp quản Thủ đô.

 

Hơn 100 đại biểu, đại diện hơn 300 đội viên thanh niên xung phong làm nhiệm vụ tiền trạm, tuyên truyền, vận động nhân dân chuẩn bị đón chào bộ đội trở về Thủ đô tháng 10-1954, cùng với bộ đội tiếp quản các cơ sở hành chính, quân sự..., đã tới dự và cùng nhau ôn lại truyền thống hào hùng 60 năm về trước. Hiện nay, mặc dù tuổi cao, nhưng các cựu thanh niên xung phong tiếp quản Thủ đô vẫn có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng Thủ đô, giáo dục, động viên thế hệ trẻ tích cực tham gia các phong trào thanh niên tình nguyện.

Cùng ngày, Thành đoàn Hà Nội tổ chức ra quân các đội hình thanh niên tình nguyện tham gia phục vụ kỷ niệm 60 năm Ngày giải phóng Thủ đô.

* Từ ngày 9 đến 11-10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội tổ chức 60 buổi biểu diễn nghệ thuật phục vụ các tầng lớp nhân dân tại 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn. Các chương trình nghệ thuật tập trung vào nội dung ca ngợi Ðảng, Bác Hồ, ca ngợi Thủ đô và đất nước trong quá trình chiến đấu, xây dựng và phát triển. Ngoài ra, còn có nhiều chương trình nghệ thuật truyền thống đặc sắc như: chèo, cải lương, các loại hình dân ca. Một số chương trình nổi bật như: "Việt Nam, đất nước mùa xuân" tại trung tâm quận Ba Ðình; "Duyên xuân trên quê hương" tại quận Long Biên hay vở tuồng "Thất huyền quyền" tại huyện Ba Vì... Chương trình do các nhà hát, đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của Hà Nội, Trung ương, và các tỉnh bạn thực hiện, giúp quần chúng nhân dân thêm hiểu, thêm tự hào về truyền thống văn hoá, truyền thống cách mạng của quân dân Thủ đô nói riêng, cả nước nói chung.

* Bắn pháo hoa tại 30 điểm: Tối 10-10, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa, kỷ niệm 60 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10-10-1954 - 10-10-2014). Pháo hoa được bắn tại 30 điểm, trong đó có năm điểm tầm cao và 25 điểm tầm thấp. Năm điểm bắn tầm cao gồm: hồ Hoàn Kiếm (quận Hoàn Kiếm), công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng), vườn hoa Lạc Long Quân (quận Tây Hồ), hồ Văn Quán (quận Hà Ðông), sân vận động quốc gia Mỹ Ðình (quận Nam Từ Liêm). Thời gian bắn từ 21 giờ đến 21 giờ 15 phút.

* Ngày 5-10, tại Ngôi nhà di sản số 87 phố Mã Mây, Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội đã khai mạc trưng bày không gian một gia đình trung lưu ở Hà Nội trước năm 1954. Với hàng trăm hiện vật được trưng bày, gồm: không gian tiếp khách, không gian làm việc, không gian bếp... Khách tham quan được sống lại những ký ức gia đình xưa của người Hà Nội. Những đồ vật thân thuộc với những gia đình Hà Nội trước đây, như các loại tủ, bàn ghế, các dụng cụ nhà bếp... và cả một số đồ vật được coi là "hiện đại" thời bấy giờ như quạt máy, máy đánh chữ... cũng được Ban Tổ chức sắp xếp, giới thiệu sao cho gần với cuộc sống người Hà Nội trước đây nhất. Qua đó, người xem cảm nhận được rõ nét thanh lịch, tao nhã của người Hà Nội trong đời sống hằng ngày.

* Ngày 4-10, Công ty cổ phần dịch vụ Môi trường Thăng Long đã khánh thành giai đoạn hai Nhà máy xử lý chất thải Sơn Tây, tại xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây (Hà Nội). Nhà máy có công suất xử lý 400 tấn rác/ngày đêm, được xây dựng trên khoảng diện tích 2 ha (chưa bao gồm khu hạ tầng kỹ thuật phụ trợ), với tổng mức đầu tư 160 tỷ đồng. Nhà máy áp dụng công nghệ đốt rác có thu hồi nhiệt, một công nghệ mới trong xử lý rác thải, giảm diện tích chôn lấp rác và tình trạng ô nhiễm môi trường. Công trình được gắn biển Công trình kỷ niệm 60 năm Ngày giải phóng Thủ đô.

* Sau chín đêm diễn (từ 26-9 đến 4-10), Hội đồng Giám khảo Liên hoan sân khấu Thủ đô lần thứ nhất năm 2014 đã lựa chọn trao 19 giải Vàng và 23 giải Bạc cho các diễn viên đến từ chín đơn vị nghệ thuật Thủ đô tham gia; đồng thời, trao giải thưởng trị giá 15 triệu đồng/giải cho ba vở diễn xuất sắc nhất liên hoan, bao gồm: Cánh chim trắng trong đêm (Nhà hát Chèo Hà Nội), Hà Nội gió mùa (Nhà hát Cải lương Việt Nam), Những người con Hà Nội (Nhà hát Kịch Hà Nội).

* Sáng 4-10, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội tổ chức kỷ niệm 60 năm Ngày giải phóng Thủ đô và đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì.

Qua các cuộc kháng chiến giành độc lập, giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, phường Bưởi đã có hơn 200 liệt sĩ, gần 200 thương binh, bệnh binh, có 12 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và hàng nghìn người có công đóng góp xương máu cho dân tộc. Những năm qua, Ðảng bộ và nhân dân phường Bưởi đã đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đoàn kết một lòng, vượt khó khăn, thách thức và thu được nhiều thành tựu quan trọng.

 

                                                                        Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục