Các đồng chí: Giàng Seo Phử, UVT.Ư Đảng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; lãnh đạo các ban, ngành thăm và động viên nhân dân xã Quý Hòa (Lạc Sơn). Ảnh: T.L

Các đồng chí: Giàng Seo Phử, UVT.Ư Đảng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; lãnh đạo các ban, ngành thăm và động viên nhân dân xã Quý Hòa (Lạc Sơn). Ảnh: T.L

Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh  

Là tỉnh tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, cửa ngõ vùng Tây Bắc có vị trí chiến lược quan trọng, tỉnh ta có bề dày lịch sử hàng nghìn năm, miền đất của sử thi “Đẻ đất, đẻ nước” với nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng, nơi sinh sống của 6 dân tộc chủ yếu là các dân tộc: Mường, Kinh, Dao, Tày, Thái, Mông. Mỗi dân tộc có những bản sắc văn hóa độc đáo và tốt đẹp. Điểm chung trong văn hóa của đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình là đức tính cần cù lao động, thật thà, chân chất, giàu lòng nhân ái, mến khách, tình cảm gắn bó keo sơn, nghị lực trong cuộc sống và tinh thần đoàn kết trong công cuộc bảo vệ và xây dựng quê hương.

 

Trong mỗi giai đoạn lịch sử của cách mạng, đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh luôn vững tin đi theo Đảng, nêu cao tinh thần yêu nước, đoàn kết thống nhất, sát cánh, dũng cảm chiến đấu chống giặc ngoại xâm giành độc lập cho Tổ quốc và xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước. Trong những tháng năm khởi đầu của cách mạng và 2 cuộc kháng chiến trường kỳ, đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh Hòa Bình một lòng theo Đảng, không tiếc công sức, tiền của và cả tính mạng của mình cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Nhiều người con ưu tú của đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh đã chiến đấu, hy sinh anh dũng, trở thành những tấm gương chói lọi của dân tộc, làm rạng rỡ thêm truyền thống quê hương Hòa Bình kiên cường cách mạng.

Trong công cuộc đổi mới, nhất là những năm gần đây, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã phát huy truyền thống quê hương kiên cường cách mạng, tinh thần đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện tốt các chủ trương, Nghị quyết của BCH T.Ư Đảng, của Chính phủ và đã đạt được những thành tựu mới lớn lao và đáng tự hào trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, QP-AN. 

 

Qua 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, một số chỉ tiêu chủ yếu đã đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, phát huy được lợi thế tiềm năng của tỉnh. Công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc, các chương trình, dự án, chính sách đầu tư, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và tổ chức đoàn thể quan tâm và tổ chức  triển khai thực hiện có hiệu quả. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung đầu tư phục vụ đắc lực cho đời sống và sản xuất nhân dân. Đến nay, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm, 100% xã vùng đặc biệt khó khăn có trường tiểu học và THCS. 100% xã có trạm y tế, bảo đảm công tác phòng dịch và khám - chữa bệnh ban đầu. Hòa Bình là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về đạt phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi. Tỉnh ta có tỷ lệ số người dân tham gia BHYT cao so với toàn quốc. Đời sống đồng bào các dân tộc trong tỉnh không ngừng được cải thiện. Trên địa bàn tỉnh không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 18,7%, thu nhập bình quân đạt 20, 74 triệu đồng/người. Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được bảo tồn và phát huy, khối đại đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ngày càng được củng cố và phát triển. Nhân dân các dân tộc thiểu số trong tỉnh tin tưởng vào đường lối đổi mới, sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; tích cực thi đua lao động, sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, bảo đảm QP -AN và TTATXH.

 

Bên cạnh những thành tích đã đạt được là cơ bản, song chúng ta cũng thẳng thắn nhìn nhận rằng công tác dân tộc cũng còn những mặt hạn chế, đó là: kết cấu hạ tầng còn thiếu và yếu, nhất là hạ tầng giao thông, nước sinh hoạt hợp vệ sinh... Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo tiềm ẩn. Hệ thống chính trị vùng dân tộc một số nơi còn yếu, một bộ phận cán bộ cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác trong tình hình mới.

 

Để thực hiện tốt công tác dân tộc, chính sách dân tộc, thực hiện chủ đề Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình lần thứ II năm 2014 là “Cộng đồng các dân tộc tỉnh Hòa Bình bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau, phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh cùng cả nước phát triển". Thời gian tới, các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, các ban, ngành đoàn thể cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:

 

Một là:  Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền tới các tầng lớp nhân dân Nghị quyết hội nghị Trung ương 7 (khoá IX) về công tác dân tộc. Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ cán bộ là người dân tộc thiểu số. Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về các xã vùng khó khăn công tác. Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở các vùng dân tộc theo Nghị quyết T.Ư 5 (khoá IX) về kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở; đẩy mạnh phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc.

 

Hai là: Tập trung đầu tư phát triển kinh KT -XH các vùng dân tộc, miền núi, vùng có nhiều khó khăn, vùng tỷ lệ hộ nghèo cao; trọng tâm là thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc; Chương trình MTQG xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững. Trong những năm trước mắt, cần trợ giúp đồng bào nghèo giải quyết ngay những vấn đề như: thiếu nước sinh hoạt, nhà tạm, không đủ tư liệu, dụng cụ sản xuất; quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KT -XH một cách đồng bộ.

 

Ba là: Tăng cường củng cố hệ thống chính trị, xây dựng và giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống mọi biểu hiện cục bộ, gây chia rẽ bè phái mất đoàn kết giữa các dân tộc, chống mê tín dị đoan và truyền đạo trái phép; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, những người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc tham gia bảo vệ và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

 

Bốn là: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển văn hóa, giáo dục. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; mở rộng quy mô các trường dân tộc nội trú; khuyến khích dạy tiếng dân tộc trong trường học, gia đình, thôn bản. Thực hiện tốt chính sách cử tuyển đào tạo con em các dân tộc để sau này trở về địa phương công tác; nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô dạy nghề và gắn với giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số. Làm tốt công tác nghiên cứu, sưu tầm, giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc thiểu số; nâng cao hơn nữa chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc, miền núi.

 

Năm là: Đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra những điểm nóng về an ninh, trật tự xã hội ở vùng dân tộc. Thực hiện tốt chính sách tín ngưỡng, tôn giáo, kịp thời đấu tranh ngăn chặn và làm thất bại các âm mưu phá hoại, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch.

 

           

 

 

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục