Niềm vui của ông Bùi Văn Nhơn bên vườn bưởi đỏ đang vào kỳ thu họach.

Niềm vui của ông Bùi Văn Nhơn bên vườn bưởi đỏ đang vào kỳ thu họach.

(HBĐT) - Về xã Thanh Hối (Tân Lạc) thời gian này, dễ dàng bắt gặp những vườn bưởi đỏ, bưởi da xanh trĩu quả vào mùa thu hoạch. Ở đây, người dân ai cũng biết về ông Bùi Văn Nhơn, đảng viên gương mẫu đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng và là người luôn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ ai muốn phát triển kinh tế từ cây bưởi.

 

Là đảng viên phải gương mẫu đi đầu

 

Ông Nhơn là một trong những người đầu tiên của xã trồng thử nghiệm giống bưởi đỏ, bưởi da xanh từ tháng 6/ 2010. Khi đó, ông trồng thử nghiệm 150 cây bưởi đỏ và 20 cây bưởi da xanh trong khi bà con tập trung trồng mía tím, keo, những loại cây trồng quen thuộc. ý tưởng trồng bưởi đến với ông cũng tình cờ. Trong một lần qua xã Đông Lai thăm bạn, nhìn thấy vườn bưởi đỏ sai, đều quả và ăn rất ngọt. Nhẩm tính với giá thành bán, 1 ha bưởi có giá trị kinh tế cao hơn hẳn các loại cây trồng lúc bấy giờ. Về nhà, ông quyết định trồng thử nghiệm tại vườn với mong muốn sẽ tìm ra một loại cây trồng mới kinh tế hơn.

 

Đây không phải là lần tiên phong đầu tiên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ những năm 1990, ông đã thử nghiệm trồng nhiều nhãn Hương Chi, vải thiều. Mặc dù lần đó không thành công nhưng lần này, ông vẫn quyết tâm đầu tư vào một loại cây trồng hoàn toàn mới. Đặc biệt, khi có Nghị quyết số 10 của BCH huyện Tân Lạc về phát triển sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh trên địa bàn, mặc dù lứa bưởi đầu tiên trồng chưa có quả nhưng ông vẫn mở rộng diện tích. Vì giá thành mỗi cây giống lên đến 50.000 đồng, để giảm chi phí cho đầu tư ban đầu ông và các con tự học cách chiết cành từ những cây bưởi đã trồng trong vườn. Đến nay, gia đình ông đã trồng được 1.200 cây bưởi với diện tích 3 ha. Riêng năm nay, gia đình ông trồng được 600 cây.

 

Học Bác Hồ đức tính cần cù, siêng năng, trong 3 năm đầu chưa cho thu nhưng cây bưởi lại cần nhiều công chăm sóc, ông cùng các con cần mẫn chăm bón, với diện tích rộng nhưng gia đình không phải thuê thêm người nên giảm được rất nhiều chi phí nhân công lao động. ông thường xuyên tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm trồng, kỹ thuật chăm bón trên sách, báo và của mọi người. Tuy nhiên, theo ông học hỏi nhưng không được áp dụng luôn mà phải nghiên cứu, chắt lọc kiến thức phù hợp để thực hiện trên cây trồng. Có như vậy mới tránh được rủi ro tối đa.

 

 

Sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ

 

Năm nay, vườn bưởi của gia đình ông Nhơn bắt đầu cho thu. Mỗi cây đều có trên 100 quả, với giá bán từ 26.000 - 30.000 đồng /quả sẽ cho thu hoạch 5 - 7 triệu đồng /cây. Thấy được giá trị kinh tế của cây bưởi, nhân dân trong xóm đến hỏi thăm và làm theo ông nhiệt tình giúp đỡ người dân về cây giống, kỹ thuật trồng.

 

Đã có nhiều lần, ông hỗ trợ trồng cây cho bà con, ông Bùi Văn Im ở xóm Tam 4, xã Thanh Hối đến mua cây giống của ông, thấy gia đình ông Im thiếu người lao động, bản thân ông Im cũng ốm yếu, ông đã vận chuyển và trồng giúp 50 cây bưởi đỏ. Ông thường xuyên thăm vườn và nhiều lần giúp ông Im phát hiện, điều trị bệnh cho cây kịp thời, tránh được rủi ro. Cùng với ông Im, ông đã hỗ trợ nhiều người trong xã trồng bưởi như bà Bùi Thị Bẹt, ông Bùi Văn Mận xóm Tam 3... Riêng xóm Chiềng Đông 2, nơi ông sinh sống có 80 hộ dân, gần 40 hộ được ông hỗ trợ cây giống và kỹ thuật trồng. Từ chỗ làm ăn uy tín, trách nhiệm, hầu hết người dân trong xóm đều đến tìm mua cây giống nhà ông khi có nhu cầu. Nhờ đó, diện tích trồng bưởi toàn xã có trên 54 ha, riêng năm nay có 24, 8 ha trồng mới.

 

Đồng chí Bùi Văn Phon, Phó Bi thư Thường trực Đảng ủy xã Thanh Hối cho biết: ông Nhơn là điển hình của đảng viên gương mẫu đi đầu học tập và làm theo lời Bác. Với đức tính cần cù, dám nghĩ, dám làm, ông là tấm gương để thế hệ trẻ học tập, phấn đấu noi theo.

 

 

                                                                              Hồng Nhung

 

 

 

Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục