Cán bộ Phòng LĐ -TB&XH huyện Kỳ Sơn đến thăm gia đình Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Sự, xóm Múc, xã Hợp Thành.
(HBĐT) - Kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cùng cán bộ Phòng LĐ -TB&XH huyện Kỳ Sơn, chúng tôi có dịp đến thăm mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Sự ở xóm Múc, xã Hợp Thành. Mẹ Sự đã 98 tuổi, nhưng hàng ngày vẫn đỡ đần con cháu việc nhà và bốc thuốc nam chữa bệnh cứu người.
Bác Nguyễn Thành Chung, con trai thứ 5 của mẹ cho biết: Sáng nào cũng vậy, mẹ dậy từ sớm giúp con cháu quét dọn nhà cửa. Mẹ tâm sự: Mẹ có 7 người con. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với khí thế hừng hực quyết tâm ra trận, người con trai thứ 3 Nguyễn Văn Diệu, sinh năm 1945, nhập ngũ năm 1966, hy sinh năm 1968 ở chiến trường miền Nam. Nỗi đau chưa kịp nguôi ngoai thì năm 1971, người con thứ 4 là Nguyễn Hùng Chước, sinh năm 1953 lại xung phong tòng quân, 1 năm sau thì có giấy báo tử hy sinh tại chiến trường Buôn Ma Thuột. Nỗi đau chồng chất nỗi đau, mẹ như không còn trụ vững. Nhưng được Đảng ủy, chính quyền, các đoàn thể ở xã, bà con hàng xóm thường xuyên qua lại động viên, mẹ dần vượt qua đau thương, mất mát. Mẹ Sự cho rằng đến giờ mẹ chưa một lần cảm thấy ân hận vì sự hy sinh, cống hiến đó. Bởi nỗi đau, sự mất mát của mẹ được đổi lại bằng hòa bình, độc lập cho dân tộc thì nỗi đau đó đã biến thành niềm tự hào. Và vinh dự, xúc động hơn khi mẹ được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu vinh dự Bà mẹ Việt
Chị Đinh Thị Thiết, cán bộ làm công tác người có công huyện Kỳ Sơn cho biết: Trên địa bàn huyện hiện có 3 mẹ Việt Nam anh hùng, đó là mẹ Nguyễn Thị Sự và mẹ Nguyễn Thị Bì, xóm Đan Phượng, xã Mông Hóa, mẹ Đồng Thị Lai, xóm Trung Thành, xã Hợp Thịnh. Suốt mấy chục năm qua, dù chưa được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng nhưng trong tâm thức của người dân trong vùng các mẹ đã là những anh hùng bởi đức tính nhân hậu, bao dung, sự hy sinh và kiên trung. Những phong trào, hoạt động đền ơn - đáp nghĩa với gia đình người có công, đặc biệt là các bà mẹ có chồng, con hy sinh trong kháng chiến luôn được quan tâm và có sự chung tay của cả cộng đồng xã hội. Khi các mẹ nhận được danh hiệu vinh dự của Nhà nước, ngoài được hưởng các chế độ, chính sách, 3 mẹ đã được các cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng. Cùng với đó, vào các ngày lễ, Tết, các mẹ còn được các đoàn của tỉnh, của huyện đến thăm hỏi, tặng quà động viên kịp thời.
Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhiều người mẹ đã tích cực đóng góp cho kháng chiến. Nhiều mẹ đã hiến dâng những người con thân yêu của mình cho độc lập, tự do của dân tộc. Vẫn biết rằng nỗi đau, sự mất mát của những người mẹ có con hy sinh trong kháng chiến là không gì bù đắp nổi. Tuy nhiên, với các mẹ, những danh hiệu hay các chế độ trợ cấp kịp thời, sự thăm hỏi, động viên của chính quyền địa phương là điều thật ý nghĩa. Việc phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng thể hiện được ý Đảng, lòng dân, sự ghi nhận của Tổ quốc đối với sự hy sinh vô bờ bến của các mẹ. Hiện nay, tỉnh ta có 13 bà mẹ mới được phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt
Hương Lan
(HBĐT) - Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phong trào “Ba sẵn sàng” (sẵn sàng nhập ngũ, chiến đấu đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược; Sẵn sàng hy sinh bảo vệ miền Bắc XHCN, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; Sẵn sàng làm bất cứ việc gì, đi bất cứ nơi đâu mà Đảng, nhân dân, Tổ quốc cần đến mà không đòi hỏi đãi ngộ) đã hun đúc nên một thế hệ thanh niên với những phẩm chất tốt đẹp, lòng yêu nước, biết hy sinh, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc... góp phần to lớn cùng dân tộc làm nên những kỳ tích vĩ đại, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(HBĐT) - Trong thời kỳ đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc, hưởng ứng phong trào “Ba đảm đang”, phụ nữ tỉnh ta đã hăng hái tham gia với những việc làm thiết thực, góp phần đánh thắng giặc Mỹ. Ở thời điểm đó, những người phụ nữ ở hậu phương vừa đảm đang sản xuất, công tác, nuôi dạy con, vừa tích cực tham gia dân quân tự vệ và trực tiếp chiến đấu, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, giúp đỡ bộ đội. Ngay sau khi phát động phong trào đã có 47.926 hội viên phụ nữ trong tỉnh đăng ký phấn đấu đạt phụ nữ ba đảm đang...
(HBĐT) - Ngày 27/4, Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức buổi gặp mặt kỷ niệm 69 năm ngày truyền thống cơ quan QLNN về công tác dân tộc (3/5/1946- 3/5/2015).
(HBĐT) – Trong 2 ngày 23 - 24/4, Đảng bộ xã Hưng Thi đã tổ chức Đại hội điểm Đảng bộ xã của huyện Lạc Thủy. Đây là 1 trong 2 đảng bộ cơ sở (gồm xã Hưng thi, huyện Lạc thủy và xã Mai Hịch, huyện Mai Châu) trong toàn đảng bộ tỉnh đăng ký thực hiện thí điểm đại hội trực tiếp bầu Ban thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ nhiệm kỳ 2015-2020.
(HBĐT) - Trong 2 ngày 24 - 25/4, Đảng bộ Báo Hòa Bình đã tổ chức Đại hội lần thứ IX, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Đoàn Văn Thu, TUV, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh.
(HBĐT) - Hơn 13 năm làm Trưởng xóm với biết bao khó khăn đã vượt qua, càng ngày ông Bùi Văn Lư, xóm Rộc, xã Nật Sơn (Kim Bôi) càng thấm thía lời dạy của Bác Hồ: “Là cán bộ, đảng viên (CB-ĐV) thì cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh...”. Thực tế nhiều năm công tác đã giúp ông Lư hiểu rằng, sự gương mẫu, tiên phong của đội ngũ CB -ĐV có vai trò rất lớn để đưa đường lối, chủ trương của Đảng đi sâu vào cuộc sống, giúp dân hiểu, dân tin và kiên định làm theo.