Sinh viên Bùi Kim Thanh đứng thứ 5 hàng trước từ trái sang.
(HBĐT) - Đầu xuân 1956, tôi được lãnh đạo cơ quan Ngân hàng tỉnh Hòa Bình chọn cử đi học trường Kinh tế - Tài chính (KT-TC) Trung ương - tiền thân là trường đại học Kinh tế quốc dân ngày nay. Địa điểm trường KT-TC ở trong khu vực Nhà hát Nhân dân thành phố Hà Nội (nay là Cung văn hóa Hữu nghị). Nơi đây trước năm 1956 là trường Đại học nhân dân Việt Nam, khi kết thúc khóa học có khoảng 50% sinh viên được chọn ở lại cùng với số sinh viên mới đến để học KT-TC. Do vậy, biển hiệu cổng trường có tên là: Đại học nhân dân Việt Nam - trường Kinh tế - Tài chính.
Điều may mắn với trường KT-TC là trong hai mùa xuân 1956 - 1957, T.Ư Đảng và Thành ủy Hà Nội tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2, mời Bác Hồ đến dự và nói chuyện với đại biểu các tầng lớp nhân dân Thủ đô tại Nhà hát Nhân Dân Hà Nội, trong đó có đông đủ thầy trò trường KT-TC đến dự.
Rút kinh nghiệm lần trước, khi kết thúc buổi nói chuyện, Bác Hồ giơ tay bát nhịp bài hát “Kết đoàn”, khán giả đang vui thì Bác từ từ rút lui dần vào hậu trường, xuống cầu thang phía sau lên xe ô tô lặng lẽ ra về. Lần này, một số anh em sinh viên chúng tôi nháy nhau ra phía cổng trường đón và tiễn Bác. Chúng tôi chạy đến đúng lúc Bác sắp lên xe, các đồng chí bảo vệ ngăn anh em đến gần Bác. Có 1 bạn đứng đằng sau nói to: “Chúng cháu là sinh viên trường kinh tế xin được tiễn Bác Hồ và chúc Bác mạnh khỏe, sống lâu”, thì ngay lúc đó, Bác dừng lại nói: Các cháu học kinh tế thì sau này nhất định phải làm ra kinh tế để cho dân no ấm, không còn đói, nghèo... Bác lại hỏi: ở đây có cháu nào từ tỉnh miền núi về học không?” Một bạn đứng cạnh nhanh miệng chỉ vào tôi: “Thưa Bác, anh này ở miền núi Hòa Bình ạ”. Bác liền quay mặt sang phía tôi và hỏi: “Cháu là dân tộc nào?” “Thưa Bác, cháu là dân tộc Mường ạ”. Nghe xong, Bác ân cần dạy bảo: “Cháu phải học tập thật tốt để khi ra trường trở về phục vụ đồng bào các dân tộc của mình, đừng xa dân tộc và miền núi”. “Dạ thưa Bác, cháu nhớ và xin hứa thực hiện lời Bác dạy ạ!” Tôi nói vừa dứt lời, Bác vẫy tay mãi cho đến khi xe ô tô Bác đi khuất vào dãy phố có lùm cây xanh.
Ngày nay, khi đã ở tuổi ngoài bát thập niên, nhớ lại giây phút thiêng liêng 58 mùa xuân trước, may mắn được gặp Bác, được nghe giọng nói ấm áp, giản dị dễ hiểu, dễ nhớ khi Bác dạy bảo. Nhân kỷ niệm 125 năm ngày sinh Bác Hồ kính yêu (19/5/1890 - 19/5/2015), tôi suy ngẫm lại xem mình đã thực hiện lời hứa với Bác đến chừng mực nào trong suốt giai đoạn từ khi ra trường trở về địa phương công tác cho đến nay.
Trở về cơ quan cũ - Ngân hàng Hòa Bình, tôi hăng say làm việc không những phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn mà còn dành phần lớn thời gian ngoài giờ hành chính để hoạt động công tác Đoàn thanh niên, công đoàn, tự vệ cơ quan rất sôi nổi và có hiệu quả, do vậy, tôi được vinh danh là “Thanh niên tích cực lao động xã hội chủ nghĩa” tại Đại hội điển hình tiên tiến do tỉnh Đoàn Hòa Bình tổ chức cuối năm 1959. Những năm tiếp theo, tôi được cử làm Giám đốc Ngân hàng các huyện Mai Châu, Tân Lạc, Kỳ Sơn vào thập kỷ 60. Do tích cực phấn đấu tại môi trường mới nên được bầu là chiến sĩ thi đua cấp tỉnh và toàn ngành Ngân hàng, được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt
Với những nỗ lực, cố gắng nói trên cùng với việc trưởng thành, phát triển trí tuệ, năng lực quản lý, tôi đã có một bước ngoặt bất ngờ, khó khăn, thách thức là UBHC tỉnh Hòa Bình điều động sang công tác tại một Trường trung học phổ thông vừa học, vừa làm mang tên ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu - trường 19/5 tại tỉnh Hòa Bình. Với cương vị Hiệu Phó rồi Hiệu trưởng, tôi đã làm việc với cường độ lao động tối đa phục vụ “Vì lợi ích trăm năm trồng người” rồi được cử vào vị trí lãnh đạo ngành GD&ĐT tỉnh Hòa Bình đến GD&ĐT tỉnh Hà Sơn Bình. Trụ lại ngành GD&ĐT được gần 2 thập kỷ. Tỉnh ủy Hà Sơn Bình có quyết định điều động và chỉ định tôi làm Bí thư Huyện ủy Kim Bôi. Sau những năm tháng trăn trở, chăm lo công tác xây dựng Đảng bộ huyện Kim Bôi trong sạch - vững mạnh, có được đội ngũ cán bộ chủ chốt từ các cơ sở Đảng bộ xã, thị trấn đến huyện khá vững vàng đúng vào thời điểm tỉnh Hoà Bình được tái lập. Huyện Kim Bôi đã sẻ chia một lực lượng nòng cốt đáng kể góp sức với tỉnh khi thiếu hụt cán bộ lực lượng còn lại vẫn đảm bảo tính kế thừa và phát triển đến ngày nay. Tôi được HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XI bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh, góp sức xây dựng tỉnh bước vào trang sử mới đầy khó khăn, thách thức nhưng đã vượt qua.
Nhìn lại hơn 4 thập kỷ, trải nghiệm qua 4 lĩnh vực công tác (Ngân hàng, GD&ĐT, xây dựng Đảng, quản lý chính quyền tỉnh), tôi đều nêu cao tinh thần và ý chí quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ, không phụ lòng cấp trên tin tưởng giao phó, không làm thất vọng mọi người khi mong muốn mình có mặt để tăng thêm sức mạnh và làm thay đổi cục diện theo hướng tích cực, tiến bộ. Sự trưởng thành của tôi trong học tập và công tác là do nỗ lực bản thân. Tôi tự hào đã may mắn được gặp Bác Hồ lúc còn trẻ và được đón nhận lời dạy ân cần của Người để rồi phấn đấu suốt đời không mệt mỏi nhằm thực hiện lời Bác dạy góp phần tích cực của mình vào sự nghiệp xây dựng và phát triển KT-XH.
Trở về với đời thường, hơn hai thập kỷ qua, tôi vẫn hăng hái góp tiếng nói có trọng lượng và việc làm có ích trong tổ chức Đảng, các đoàn thể quần chúng nơi cư trú, xứng đáng với danh hiệu NCT mẫu mực khi được Hội NCT phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình trao tặng.
Bùi Kim Thanh
(Nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh)
(HBĐT) - Chúng tôi gặp ông Hoàng Công Đoài, GĐ Công ty Nam Ninh - một điển hình tại Đại hội thi đua yêu nước huyện Yên Thủy. Ông Đoài là quân nhân xuất ngũ, có 3 con học đại học, hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Nắm bắt phân khúc thị trường xây dựng có cơ hội phát triển, năm 2001, ông vay vốn thành lập DN xây dựng dân dụng và hạ tầng trên địa bàn.
(HBĐT) - Năm 2015, cấp uỷ và UBKT các cấp huyện Cao Phong đã triển khai thực hiện toàn diện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Đảng theo chương trình kế hoạch đề ra. Đồng thời, Huyện uỷ đã tập trung chỉ đạo UBKT Huyện ủy cùng cấp ủy và UBKT các cấp tăng cường kiểm tra, giám sát phục vụ Đại hội Đảng các cấp; giải quyết dứt điểm, kịp thời những tố cáo đối với tổ chức Đảng và đảng viên, nhân sự cấp ủy khóa mới và đại biểu Đại hội Đảng bộ các cấp.
(HBĐT) - Sáng 11/5, Đảng bộ Sở VHTT&DL đã tổ chức đại hội lần thứ IX, nhiệm kỳ 2015-2020.
Ngày 9-5, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 1, Ðoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII tại các quận Ba Ðình và Tây Hồ; báo cáo với cử tri dự kiến chương trình, nội dung kỳ họp tới; thông báo nội dung trả lời của các cơ quan chức năng về những vấn đề cử tri kiến nghị tại các buổi tiếp xúc lần trước; lắng nghe, tiếp thu ý kiến và nguyện vọng của cử tri.
* Hội kiến Tổng thống LB Nga V.Pu-tin và Tổng thống Ai Cập A.Xi-xi
Sáng 9-5, trong không khí cả nước Nga hướng về Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân cùng Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến Ðiện Crem-li. Tổng thống Nga Pu-tin đã đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân cùng với nguyên thủ các nước, mời Chủ tịch nước lên vị trí danh dự chứng kiến lễ duyệt binh qua Quảng trường Ðỏ, thủ đô Mát-xcơ-va, LB Nga. Trước đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân đã dự lễ đặt vòng hoa tại Ðài tưởng niệm các liệt sĩ vô danh. Ðây là nơi tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại với biểu tượng Ngọn lửa vĩnh cửu trong vườn A-lếch-xan-đrốp-xki, gần điện Crem-li.
(HBĐT) - Chung sức xây dựng NTM - chương trình huy động sự vào cuộc của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân các dân tộc huyện Kim Bôi. Góp sức cho chương trình lớn này, tuổi trẻ nơi đây đã xung kích, phát huy tinh thần “đâu cần thanh niên có”, dốc sức đảm nhiệm những phần việc “đâu khó có thanh niên”.