Bà Nguyễn Thị Vuông, xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) giới thiệu với phóng viên về kỷ vật Bác Hồ tặng.
(HBĐT) - Một buổi sáng tháng 5, chúng tôi tìm gặp bà Nguyễn Thị Vuông ở xóm Gốc Đa, xã Hợp Thành (Kỳ Sơn). Dù đã bước vào tuổi xưa nay hiếm nhưng khi hỏi về kỷ niệm được gặp Bác Hồ, đôi mắt của bà linh hoạt lạ thường, giọng nói ấm áp: “Vinh dự nhất cuộc đời tôi là hai lần được gặp Bác”. Là phụ nữ dân tộc Mường, nghe theo lời kêu gọi của Bác Hồ, bà đã sớm giác ngộ cách mạng, tham gia du kích và đạt được nhiều thành tích. Nhờ đó, năm 1947, bà được kết nạp Đảng và tháng 4/1950 được đi dự Đại hội LHPN Việt Nam lần thứ I tại huyện Đại Từ (Thái Nguyên). Chính tại đây, lần đầu tiên bà được gặp Bác Hồ.
Không hẹn trước, không có sự chuẩn bị nhưng bao kỷ niệm về Bác cứ ùa về dạt dào. Bà kể rành rọt nhưng có lúc lại chậm rãi, rưng rưng xúc động: “Bác xuất hiện trước toàn thể đại hội trong màu áo nâu giản dị. Bác nói nhiều ý nhưng ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu về nhiệm vụ tích cực xây dựng Hội thành một Hội duy nhất của phụ nữ Việt Nam, việc cải thiện đời sống cho phụ nữ, nhi đồng và dồn sức chuẩn bị để tiến tới tổng phản công”. Sau đại hội, tôi bất ngờ khi được một cán bộ mời xuống nhà bếp ăn cơm cùng Bác. Cảm giác hồi hộp, lo lắng lắm nhưng khi được Bác mời ngồi cạnh, gắp thức ăn vào bát, tôi thấy Bác ân cần, gần gũi như một người cha. Rồi Bác động viên khi biết tôi đang ốm: “Ngày mai cháu sẽ khỏi thôi. Là con nhà du kích, khó khăn nào cũng vượt qua”.
Vừa ăn cơm, Bác vừa căn dặn, khi về phải cố gắng thuyết phục thanh niên tham gia vào bộ đội để giữ quê hương và vận động nhân dân sơ tán. Bác còn hỏi tôi, ở Hòa Bình đã được gặp ông Đinh Công Phủ chưa, khi về nhớ cho Bác gửi lời hỏi thăm. Sau đó, Bác nói: Cháu là một phụ nữ dân tộc Mường có công giết giặc, Bác tặng cháu cái này, rồi Bác đưa cho tôi một mẩu giấy có ghi dòng chữ: “Tặng cháu Nguyễn Thị Vuông, một nữ du kích kiểu mẫu 1 cái huy chương”, bên dưới ký tên Hồ Chí Minh. Tôi vô cùng xúc động về một vị lãnh tụ nhưng hết sức giản dị, quan tâm và hiểu từng người dân. Điều vui sướng nhất với tôi không phải chỉ để được Bác khen mà chính là nhận được tình cảm ấm áp từ một người cha và những lời dạy bảo ân cần, sâu sắc của một bậc vĩ nhân.
9 năm sau, vào năm 1959, tôi lại được gặp Bác Hồ tại Hà Nội khi cùng đoàn học sinh thuộc trường của Bộ Nội Vụ ở Bắc Ninh được lên dự họp Quốc hội khóa I. Lần này, tôi không kìm được nước mắt khi Bác nhìn thấy tôi, vẫn nhớ tên và hỏi: “Cháu Vuông đấy à, cháu về học có khỏe không? Cháu cứ nghe Quốc hội thảo luận, khi về trường cố gắng học để sau này làm việc cho tốt”. Đúng là hiếm thấy một bậc vĩ nhân nào như Bác, bao bộn bề việc nước vẫn nhớ, quan tâm dạy bảo từng con người.
Đối với tỉnh Hòa Bình, dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian nhiều lần về thăm. Đi đến đâu, gặp ai Bác cũng để lại những tình cảm sâu sắc. Với ông Nguyễn Văn Nông, xóm Chu, xã Trung Minh (TPHB), lần gặp Bác Hồ tại trường Hợp tác hoá nông nghiệp ở Bến Ngọc ngày 19/10/1958 là kỷ niệm nhớ nhất cuộc đời. Đây là lần đầu tiên Bác Hồ chính thức về thăm tỉnh. “Biết được đón Bác Hồ, cán bộ, nhân dân tỉnh ta đứng xếp hàng chờ tại cửa hội trường nhưng Bác lại đi thẳng xuống nhà bếp, xem cách thức nấu ăn cho giáo viên, học sinh. Bác đi ra chỗ rửa rau và hỏi các anh chị bếp rửa mấy lần, Bác còn cầm rau lên xem và đi xem chỗ úp bát. Gặp bếp trưởng, Bác dặn phải giữ gìn vệ sinh để giáo viên, học sinh đảm bảo sức khỏe học tập và cống hiến cho phong trào hợp tác hóa của tỉnh. Sau đó, Bác đi cửa khác lên thẳng bục trong hội trường. Mọi người bất ngờ quay vào thì Bác giơ tay chào và ra hiệu cho hơn 300 người ngồi xuống. Bác đến trong màu áo nâu và đôi dép cao su, thân thương như một người cha đến với các con. Bác hỏi thăm tình hình của trường, của tỉnh, chỉ ra những hạn chế và dặn dò phải biết tiết kiệm, hăng hái thi đua, đoàn kết các dân tộc. Trước khi rời hội trường, Bác bắt nhịp bài hát “Kết đoàn”, mọi người cùng hân hoan, phấn khởi cất cao lời ca. Trong chuyến thăm đó, Bác còn đến thăm một gia đình người dân tộc Mường. Bác bỏ dép dưới bậc thang nhà sàn và đi về phía bếp, nắm tay cụ già, ân cần hỏi thăm sức khoẻ, cuộc sống của gia đình. Một vị lãnh tụ sâu sát trong công việc, hiểu được phong tục bản địa, ứng xử có văn hóa và gần dân, thương dân vô cùng. Được gặp trong khoảng thời gian không nhiều nhưng đến tận bây giờ, ký ức về Bác vẫn vẹn nguyên, sáng mãi trong trái tim tôi” - ông Nguyễn Văn Nông tâm sự.
Bác Hồ đã đi xa nhưng hình ảnh, nhân cách của Người còn mãi đậm sâu trong trái tim nhân dân Việt
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Kỳ họp thứ 9, QH khóa XIII sẽ khai mạc vào ngày 20/5 và kết thúc vào ngày 25/6. Tại kỳ họp này, QH sẽ xem xét và quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước. Để hiểu rõ hơn chương trình và hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh ta tại kỳ họp thứ 9, phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh.
(HBĐT) - Đánh giá kết quả công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật (KT,GS & THKL) trong Đảng của Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, đồng chí Đoàn Văn Thu, Bí thư Đảng ủy cho biết: “Đa số cấp ủy và UBKT các cấp đã nhận thức rõ vị trí, vai trò quan trọng của công tác KT,GS & THKL trong Đảng. Từ đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Số lượng và chất lượng các cuộc KT,GS ngày càng được nâng lên, góp phần nâng cao chất lượng TCCS Đảng và đội ngũ CBĐV trong Đảng bộ”.
(HBĐT) - Ngày 18/5, Công an tỉnh (CAT) đã tổ chức Đại hội thi đua “Vì ANTQ” giai đoạn 2010 - 2015. Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh đã tới dự và chúc mừng Đại hội. Cùng dự có đại diện lãnh đạo Bộ Công an, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các Sở, ngành cùng 136 đại biểu đại diện cho toàn thể CBCS lực lượng CAT.
(HBĐT) - Xác định nhiệm vụ trọng tâm của năm 2015 là tăng cường công tác KT,GS phục vụ Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội XII của Đảng, ngay từ đầu năm, Phòng Nghiệp vụ V, UBKT Tỉnh uỷ đã chủ động tham mưu giúp UBKT Tỉnh ủy tham mưu cho BTV Tỉnh ủy thực hiện có hiệu quả công tác KT,GS, đặc biệt là kiểm tra công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp tại các Đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ, nhiệm kỳ 2015-2020.
Tối 16-5, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, TP Vinh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Làng Sen 2015. Dự lễ, có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Thế Trung, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận T.Ư; Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam; đại diện lãnh đạo nhiều bộ, ngành T.Ư; đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong cả nước; đại diện các cơ quan ngoại giao.