Ngày 28-5, Quốc hội đã nghe tờ trình về dự án Luật Trưng cầu ý dân. Theo đó, các cuộc trưng cầu ý dân được thực hiện trên phạm vi cả nước.

 

Trưng cầu ý dân những vấn đề quan trọng của đất nước

Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, Luật Trưng cầu ý dân tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, tham gia rộng rãi, trực tiếp vào những vấn đề trọng đại của đất nước thông qua các cuộc trưng cầu ý dân được tổ chức theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Nội dung của Luật Trưng cầu ý dân phải phù hợp với các quy định của Hiến pháp và các luật có liên quan, góp phần bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Việc xây dựng Luật Trưng cầu ý dân phải bảo đảm cơ sở thực tiễn, các quy định của Luật phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phản ánh đúng các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam hiện nay và phải tính đầy đủ các điều kiện bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành của Luật.

Dự thảo Luật Trưng cầu ý dân gồm chín chương, 56 Điều.

Về những vấn đề đề nghị trưng cầu ý dân, Hiến pháp năm 2013 tại Khoản 15 Điều 70, quy định Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân và Khoản 4 Điều 120, quy định việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.

Ban soạn thảo nhất trí, chỉ quy định về mặt nguyên tắc, khái quát những vấn đề nào được đề nghị để Quốc hội quyết định đưa ra trưng cầu ý dân. Bởi vì, vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân là những vấn đề quan trọng của đất nước và việc đưa vấn đề nào ra thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội. Nếu quy định quá cụ thể có thể sẽ không bao quát hết được.

Dự thảo quy định các cuộc trưng cầu ý dân được thực hiện trên phạm vi cả nước. Điều này phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 về thẩm quyền quyết định trưng cầu ý dân của Quốc hội. Đồng thời, những vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân phải là những vấn đề có ý nghĩa ở tầm quốc gia đưa ra để toàn dân quyết định, còn những vấn đề mang tính địa phương hoặc khu vực thì áp dụng hình thức lấy ý kiến nhân dân trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Tạo cơ sở pháp lý cho người dân tham gia vào công việc của Nhà nước

Báo cáo Thẩm tra từ Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Trưng cầu ý dân nhằm kịp thời cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, tạo cơ sở pháp lý cho người dân tham gia vào các công việc của Nhà nước, trực tiếp thể hiện quyền làm chủ của mình đối với các vấn đề quan trọng của đất nước.

Ủy ban Pháp luật thấy rằng, nội dung đưa ra trưng cầu ý dân có ý nghĩa quan trọng, liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền dân chủ trực tiếp của người dân trong tham gia vào các công việc của Nhà nước. Luật nên quy định một cách khái quát, mang tính nguyên tắc những vấn đề có thể được đề nghị đưa ra trưng cầu ý dân như đã thể hiện tại Điều 6 của dự thảo Luật. Theo đó, những vấn đề đề nghị Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân là những vấn đề về Hiến pháp và những vấn đề quan trọng khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội nhưng Quốc hội tôn trọng dân quyết định. Đồng thời, để có cơ sở cho các chủ thể đề nghị và Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân, đề nghị dự thảo Luật cần bổ sung các điều kiện và tiêu chí đối với vấn đề được đề nghị trưng cầu ý dân.

Ủy ban Pháp luật nêu rõ, nội dung quy định của dự thảo Luật vì điều này thống nhất với thẩm quyền quyết định trưng cầu ý dân là thuộc về Quốc hội đã được quy định trong Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội; đồng thời phù hợp với nguyên tắc các vấn đề được đưa ra trưng cầu ý dân phải là các vấn đề có tầm quan trọng lớn, ảnh hưởng đến lợi ích chung của quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của đông đảo nhân dân trong xã hội. Đối với các vấn đề liên quan đến đời sống của nhân dân ở một số địa phương hoặc vùng lãnh thổ nhất định thì hiện nay pháp luật đã quy định cơ chế bảo đảm có sự tham gia ý kiến của người dân trực tiếp chịu tác động (thí dụ như việc cần lấy ý kiến của nhân dân địa phương trong trường hợp nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, lấy ý kiến nhân dân về xây dựng nhà máy điện hạt nhân…). Tính chất và giá trị pháp lý của các hình thức lấy ý kiến nhân dân theo nhóm đối tượng hay địa bàn này khác so với trưng cầu ý dân thực hiện trên quy mô toàn quốc. Do đó, đề nghị trong Luật chỉ quy định phạm vi trưng cầu ý dân trên toàn quốc mà không tiến hành ở phạm vi địa phương.

Chủ thể đề nghị trưng cầu ý dân đã được Quốc hội thảo luận và cân nhắc kỹ tại kỳ họp thứ 8 khi xem xét, thông qua Luật Tổ chức Quốc hội. Theo đó, “Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân về Hiến pháp hoặc về những vấn đề quan trọng khác theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội” (khoản 1 Điều 19). Do vậy, để bảo đảm tầm quan trọng của việc đề nghị trưng cầu ý dân và để thống nhất với Luật Tổ chức Quốc hội, đề nghị quy định chủ thể có quyền đề nghị trưng cầu ý dân như phương án 1 của dự thảo Luật.

Dự thảo Luật giao trách nhiệm cụ thể cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và chỉ thành lập tổ trưng cầu ý dân ở các khu vực bỏ phiếu biểu quyết mà không cần thiết phải thành lập thêm một cơ quan phụ trách việc tổ chức trưng cầu ý dân ở Trung ương.

Ủy ban Pháp luật đồng tình quy định cuộc trưng cầu ý dân hợp lệ phải được quá nửa tổng số cử tri có tên trong danh sách cử tri đi bỏ phiếu. Phương án trưng cầu ý dân được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành được công bố để thi hành.

Theo dự kiến, Quốc hội sẽ thảo luận về dự thảo Luật Trưng cầu ý dân vào ngày 3 và 23-6 tới.

* Cho đến nay, đã có 167/214 (chiếm khoảng 78%) quốc gia và vùng lãnh thổ có luật hoặc các quy định pháp lý về trưng cầu ý dân. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng về kinh tế và chính trị với các nước trong khu vực và trên thế giới, ban hành Luật Trưng cầu ý dân là cần thiết, tạo điều kiện để nhân dân có thể tham gia sâu hơn, có tính quyết định với tư cách chủ thể vào những vấn đề quan trọng của đất nước, xây dựng đất nước công bằng, dân chủ, văn minh, góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững trong quá trình hội nhập quốc tế.

 

 

                                                                                Theo Báo ND

 

 

 

Các tin khác

Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Bỏ phiếu bầu BCH Đảng bộ BQL các KCN khoá II, nhiệm kỳ 2015- 2020.
Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận.
Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận buổi làm việc.

Lãnh đạo tỉnh gặp mặt đại biểu tiêu biểu tham dự Đại hội cháu ngoan Bác Hồ tỉnh lần thứ VIII

(HBĐT) - Chiều 27/5, tại hội trường Tỉnh ủy, lãnh đạo tỉnh đã có buổi gặp mặt đại biểu tiêu biểu dự Đại hội cháu ngoan Bác Hồ tỉnh lần thứ VIII, giai đoạn 2015- 2020. Tham dự có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy cùng 30 em thiếu nhi tiêu biểu đại diện cho 178 đại biểu Đại hội cháu ngoan Bác Hồ tỉnh.

Đại lễ Phật đản năm 2015

(HBĐT) - Sáng 27/5, tại chùa Hoà Bình Phật Quang- Khu văn hoá tâm linh, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh đã tổ chức Đại lễ kính mừng đức Phật đản sinh Phật lịch năm 2559, dương lịch năm 2015 và lễ vào hè cầu nguyện quốc thái, dân an. Dự đại lễ có lãnh đạo MTTQ tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể và hàng nghìn tăng ni, phật tử trong và ngoài tỉnh.

Cử tri tỉnh ta kỳ vọng những quyết sách của Quốc hội sát với thực tiễn

(HBĐT) - Trong những ngày này, cử tri và nhân dân tỉnh ta đang quan tâm theo dõi những diễn biến của kỳ họp thứ 9, Quốc hội (QH) khóa XIII. Ngay trong những ngày đầu diễn ra kỳ họp, nhiều vấn đề “nóng” đã được đưa ra bàn thảo. Bên cạnh những vấn đề chung của cả nước, cử tri tỉnh ta cũng đã gửi gắm đến QH nhiều vấn đề từ thực tiễn.

Đẩy mạnh tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm về Đại hội Đảng các cấp

(HBĐT) - Góp phần vào sự thành công của Đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương trên toàn tỉnh đã đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, tăng cường tuyên truyền về Đại hội Đảng và những quan điểm, chủ trương, định hướng của Đảng trong CB, ĐV và nhân dân, góp phần tạo sự thống nhất về chính trị, tư tưởng, hành động trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội.

Thực hiện quy chế dân chủ ở xã, thị trấn để huy động sức dân

(HBĐT) - Gần 80% hệ thống đường GTNT xóm Khăm, xã Bình Sơn (Kim Bôi) đã được bê tông hóa. Nhà văn hóa xóm mới được đầu tư xây dựng khang trang trị giá hơn 100 triệu đồng. Từ một xóm nghèo, xóm Khăm đang dần vươn lên, có nhiều đổi thay, khởi sắc. Có được kết quả đó là nhờ cấp ủy, chính quyền, hội, đoàn thể xóm Khăm đã nghiêm túc thực hiện QCDC ở cơ sở, đảm bảo cho người dân được tham gia bàn bạc, quyết định, giám sát các hoạt động của KDC.

Đổi mới công tác tuyên truyền pháp luật cho người lao động

(HBĐT) - Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động đã có chuyển biến tích cực, xây dựng được mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong mỗi doanh nghiệp. Từ đó người lao động có ý thức chấp hành và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, hạn chế được hiện tượng kiện tụng, tranh cãi... trong mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp với công nhân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục