Công ty TNHH Sankoh Việt Nam chuyên sản xuất phụ kiện điện tử cảm biến công nghệ cao tại KCN bờ trái sông Đà (TPHB), bình quân mỗi năm sản xuất khoảng 200 triệu sản phẩm, doanh thu đạt khoảng 2 triệu USD.

Công ty TNHH Sankoh Việt Nam chuyên sản xuất phụ kiện điện tử cảm biến công nghệ cao tại KCN bờ trái sông Đà (TPHB), bình quân mỗi năm sản xuất khoảng 200 triệu sản phẩm, doanh thu đạt khoảng 2 triệu USD.

(HBĐT) - Với vị trí địa lý thuận lợi, môi trường đầu tư không ngừng được cải thiện, tỉnh ta đã và đang là điểm đến đối với nhiều nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Trong đó có nhiều quốc gia, tập đoàn đa quốc gia, thương hiệu toàn cầu như Nhật Bản, Hàn Quốc... đến đầu tư tại các khu công nghiệp (KCN) của tỉnh. Bên cạnh những mặt hàng công nghiệp truyền thống, tỉnh ta đang hướng vào thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT). Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Hòa Bình đã trao đổi với đồng chí Trần Văn Phúc, Trưởng BQL các KCN tỉnh.

 

PV: Được xác định là một trong những lĩnh vực quan trọng trong thu hút đầu tư của tỉnh, xin đồng chí cho biết những kết quả nổi bật trong việc thu hút đầu tư ngành CNHT của tỉnh ta thời gian qua?

 

Đồng chí Trần Văn Phúc: Trong  những năm qua, với hàng loạt các chính sách ưu đãi hấp dẫn về đất đai, thuế, đào tạo nhân lực, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng, tỉnh ta đã đạt được những kết quả nhất định trong việc thu hút đầu tư, đặc biệt là các dự án thuộc lĩnh vực CNHT. Nhiều dự án lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc đầu tư tại tỉnh đã đi vào hoạt động, tạo ra sản phẩm cạnh tranh, giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Trong đó đáng chú ý là có một số dự án CNHT có mức đầu tư lớn tại các KCN như: dự án nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô Nissin - Nhật Bản; Nhà máy sản xuất nhôm của Tập đoàn Almine Nhật Bản; nhà máy sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử hỗ trợ cho Tập đoàn Sam Sung Doosung Tech - Hàn Quốc,  Nhà máy sản xuất Modul camera điện thoại di động HNT Vina.... Phần lớn các nhà máy đã đi vào hoạt động và có sản phẩm xuất khẩu. Trước đó, các dự án sản xuất thấu kính quang học và sản xuất linh kiện điện tử của Nhật Bản đã hoạt động ổn định trên 10 năm tại tỉnh. Các nhà đầu tư nói chung, nhà đầu tư CNHT nói riêng, ngay từ khi tiếp cận với môi trường đầu tư của tỉnh đã nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các cơ quan chức năng, nhà đầu tư hạ tầng. Việc tạo điều kiện kết nối với sở, ban, ngành liên quan trong quá trình tiến hành thủ tục đầu tư, xây dựng hạ tầng sản xuất đã giúp các nhà đầu tư rút ngắn được thời gian thực hiện, nhanh chóng đưa dự án đi vào hoạt động.

 

Tỉnh ta hiện có 8 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào quy hoạch phát triển KCN Việt Nam. Tính đến tháng 5, các KCN của tỉnh đã thu hút được 63 dự án với số vốn đăng ký gần 390 triệu USD và 7.521 tỷ đồng. Năm 2014, doanh thu của các dự án đạt 2.738 tỷ đồng, nộp ngân sách 210, 5 tỷ đồng. Trong số này, có 13 dự án thuộc các ngành CNHT, trong đó có 9 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 180, 5 triệu USD và 4 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký 183 tỷ đồng.

 

PV: Để thu hút đầu tư phát triển ngành CNHT, yếu tố nguồn nhân lực tay nghề cao được coi là vấn đề quan trọng. Đồng chí đánh giá thế nào về nguồn nhân lực hiện nay của tỉnh?

 

Đồng chí Trần Văn Phúc: Tỉnh ta hiện có khoảng 500.000 người trong độ tuổi lao động, trong đó có gần 13.000 người đang làm việc tại các KCN của tỉnh. Tính riêng các dự án thuộc lĩnh vực CNHT trong các KCN có khoảng 5.500 lao động, chiếm hơn 1/3 số lao động tại các KCN. Dự kiến đến năm 2020, các KCN sẽ có khoảng 25.000 lao động, trong đó, số lao động làm việc trong lĩnh vực CNHT vào khoảng 10.000 người.

 

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề của tỉnh ước tính đạt khoảng 40% (số liệu năm 2012 là 32%).Trước mắt, lao động của tỉnh ta hiện đáp ứng được yêu cầu của các ngành CNHT ở mức trung bình khá, thể hiện qua thực tế là việc tuyển lao động của các dự án CNHT đều thuận lợi. Đó là, Công ty Doosung Tech Việt Nam  sản xuất, lắp ráp linh kiện điện thoại di động tại KCN Lương Sơn có trên 1.500 lao động; Công ty HNT VINA  sản xuất linh kiện điện tử, máy ảnh dùng cho điện thoại di động (camera module) có trên 1.000 lao động đều vượt số lượng đăng ký ban đầu.  Các dự án có nhu cầu tuyển lao động trình độ cao, số lượng ít như: Công ty Nissin Manufacturing Việt Nam sản xuất các bộ phận của máy móc, thiết bị vận tải; Công ty Almine Việt Nam sản xuất các sản phẩm nhôm dùng làm dây dẫn điện  đều tuyển được đủ lao động có trình độ đạt yêu cầu.

 

Tuy nhiên, vấn đề lao động chất lượng cao vẫn còn là sự băn khoăn của tỉnh cũng như các nhà đầu tư. Nhìn chung, các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh mới chỉ đào tạo được nhân lực đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp trong nước, do vậy, nhiều lao động đã qua đào tạo khi vào làm việc tại các dự án CNHT của doanh nghiệp  đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chủ sử dụng lao động lại phải đào tạo tại từ đầu.

 

PV: Để ngành CNHT phát triển bền vững, xin đồng chí cho biết, trong thời gian tới, tỉnh ta cần có những giải pháp thế nào?

 

Đồng chí Trần Văn Phúc: Xác định nguồn vốn FDI đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho tỉnh phát triển theo hướng CNH -HĐH. Vì vậy, bên cạnh đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại và thực hiện nhiều biện pháp thu hút các dự án FDI trọng điểm, tỉnh không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, tập trung quy hoạch, xây dựng và phát triển các KCN. Trong đó, phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp ưu tiên, tạo nền tảng để phát triển doanh nghiệp CNHT. Tiếp tục đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư, tiếp cận trực tiếp để mời gọi các nhà đầu tư có tiềm lực về tài chính, công nghệ tiên tiến đến từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và các công ty đa quốc gia. Xây dựng môi trường đầu tư lành mạnh thuận lợi cho doanh nghiệp hỗ trợ đầu tư vào tỉnh. Khuyến khích các nhà đầu tư trong tỉnh tham gia trên cơ sở đổi mới các chính sách ưu đãi đặc thù dành cho doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hỗ trợ về chính sách đất đai. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để  doanh nghiệp CNHT được tiếp cận nhanh nguồn vốn từ các ngân hàng, bổ sung kịp thời vốn cho sản xuất, ưu đãi thuế xuất, nhập khẩu, xem xét cho hưởng thuế công nghệ cao nếu sản phẩm cung ứng là công nghệ cao.

 

Các ngành, địa phương, công ty hạ tầng cần tập trung triển khai xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng cơ sở các KCN gắn kết chặt chẽ với hệ thống hạ tầng xã hội như các khu đô thị, dịch vụ nhằm cung cấp nhà ở, dịch vụ khám - chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ, vui chơi giải trí... đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư trong hoạt động SX -KD, bảo đảm ANTT, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Thực hiện quy hoạch và triển khai các giải pháp hỗ trợ nguồn nhân lực. Tạo điều kiện để xây dựng và phát triển các mối liên kết kinh tế và đẩy mạnh phát triển sản xuất của các doanh nghiệp CNHT. Các thành phần kinh tế trong tỉnh chủ động liên kết với các doanh nghiệp FDI nhất là các tập đoàn lớn để tham gia hoạt động sản xuất trong lĩnh vực CNHT.

 

Ngoài ra, tỉnh cần kết nối các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa trong phát triển sản xuất hỗ trợ thông qua các chương trình giới thiệu nhu cầu phát triển và sử dụng sản phẩm phụ trợ; xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phụ trợ để làm cơ sở cho việc giới thiệu, tìm kiếm các mối liên kết. Điều này giúp các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia có thể dễ dàng nhận dạng cơ hội đầu tư và tìm kiếm được các nhà cung cấp tiềm năng tại các KCN của tỉnh.

 

PV: Xin cảm ơn đồng chí!

 

 

Ngọc Vinh (Thực hiện)

 

 

Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục