Lãnh đạo Sở Nội vụ tặng quà Giáo xứ Phát Diệm - Ninh Bình nhân dịp Noel năm 2014.

Lãnh đạo Sở Nội vụ tặng quà Giáo xứ Phát Diệm - Ninh Bình nhân dịp Noel năm 2014.

(HBĐT) - Nhân kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành quản lý Nhà nước (QLNN) về tôn giáo, phóng viên Báo Hòa Bình đã trao đổi với đồng chí Nguyễn Văn Tỵ, Phó Giám đốc Sở Nội vụ về thực hiện công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

 

PV: Xin đồng chí cho biết đôi nét về truyền thống 60 năm xây dựng và trưởng thành của ngành QLNN về tôn giáo?

 

Đồng chí Nguyễn Văn Tỵ: Năm 1955, Thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà căn cứ vào ý kiến của Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 566/TTg ngày 2/8/1955 thành lập Ban Tôn giáo trực thuộc Phủ Thủ tướng (tiền thân của Ban Tôn giáo Chính phủ ngày nay) để “Nghiên cứu kế hoạch thi hành những chủ trương, chính sách của Chính phủ về vấn đề tôn giáo, giúp Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành ở T.Ư theo dõi hướng dẫn, đôn đốc các địa phương trong việc thực hiện những chính sách của Chính phủ về lĩnh vực tôn giáo và liên hệ với các tổ chức tôn giáo”. 60 năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ, ngành QLNN về tôn giáo thuộc Phủ Thủ tướng trước kia nay là Bộ Nội vụ đã không ngừng phấn đấu, xây dựng và trưởng thành; vượt qua khó khăn để thực hiện nhiệm vụ chính trị là tham mưu cho Đảng và Nhà nước về chủ trương, chính sách đối với tôn giáo; góp phần đấu tranh chống những hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch, cực đoan vào mục đích chính trị. Đặc biệt là việc động viên tín đồ, chức sắc, chức việc các tôn giáo tham gia và có những đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đến nay, bộ máy tổ chức làm công tác tôn giáo ở tỉnh đã được hoàn thiện về chức năng và nhiệm vụ theo Nghị định số 13, Nghị định số 14 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 3 tôn giáo đó là Phật giáo, Công giáo và Tin lành. Có 17 chức sắc, hàng trăm chức việc và trên 47.000 tín đồ. Tín đồ hầu hết là người lao động, người dân tộc thiểu số, cần cù chịu khó, sống đoàn kết cùng nhau xây dựng quê hương, đất nước.

 

PV: Đồng chí đánh giá những kết quả nổi bật của công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh ta?

 

Đồng chí Nguyễn Văn Tỵ: Những năm qua, đội ngũ CB -CNVC làm công tác QLNN về tôn giáo đã làm tốt công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh chỉ đạo và thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo nhằm giúp cho các tổ chức, cá nhân tôn giáo được bình đẳng trước pháp luật. Các cơ quan chức năng từ tỉnh đến cơ sở đã quan tâm xem xét, giải quyết các nhu cầu chính đáng của các tổ chức, cá nhân tôn giáo kịp thời, đúng pháp luật. Các cấp ủy Đảng, chính quyền đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách và các chương trình phát triển KT -XH góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, trong đó có đồng bào các tôn giáo. Hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn đã đi vào nền nếp theo quy định của pháp luật; không xảy ra điểm nóng liên quan đến tôn giáo. Tỉnh thực hiện chủ trương tôn trọng nhu cầu tinh thần, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo quy định pháp luật. Chức sắc, chức việc các tôn giáo tự do sinh hoạt tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật; tín đồ các tôn giáo tích cực lao động, sản xuất với phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo” gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Các ngành, các cấp chủ động, tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, phát triển KT -XH, giữ vững ANCT ở vùng đồng bào tôn giáo, đồng thời đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại những hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Đảng và Nhà nước ta.

 

PV: Xin đồng chí cho biết một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tôn giáo của tỉnh ta trong thời gian tới?

 

Đồng chí Nguyễn Văn Tỵ: Để tiếp tục đẩy mạnh công tác tôn giáo cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

 

Một là: Các cấp ủy Đảng, chính quyền tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tôn giáo, quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quan điểm, chính sách, vận dụng có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết số 25, ngày 12/3/2003 của BCH T.Ư Đảng khóa IX về công tác tôn giáo, thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của T.Ư, của tỉnh về tôn giáo và công tác tôn giáo.

 

Hai là: Tiếp tục củng cố, kiện toàn các cơ quan, bộ phận làm công tác tôn giáo từ tỉnh xuống cơ sở; quan tâm quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo ở cả 3 cấp đáp ứng với yêu cầu trước mắt và lâu dài. Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Tăng cường QLNN về đất đai, cấp phép xây dựng, đăng ký hoạt động và các ngày lễ tôn giáo.

 

Ba là: Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư phát triển KT -VH-XH, củng cố QP -AN, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ngày càng vững mạnh. Mở rộng, đa dạng hóa các hình thức tập hợp quần chúng, hướng về cơ sở nắm chắc tình hình, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào dân tộc, đồng bào có đạo. Hướng dẫn và vận động tín đồ sinh hoạt tôn giáo đúng quy định pháp luật, Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng đời sống văn hóa ở KDC.

 

Bốn là: Chú trọng xây dựng cơ sở chính trị vùng đồng bào tôn giáo, xây dựng lực lượng cốt cán trong tôn giáo, phát triển đảng viên, đoàn viên, hội viên là người có đạo. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín trong dân tộc, tôn giáo thành hạt nhân tuyên truyền tại cơ sở, tranh thủ sự ủng hộ của người dân để thực hiện tốt công tác QLNN về tôn giáo ở địa phương.

 

Năm là: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước, đấu tranh làm thất bại những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, vu khống của các thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng, Nhà nước; tăng cường công tác tuyên truyền đối ngoại kịp thời và hiệu quả, hướng dẫn các tôn giáo thực hiện quan hệ đối ngoại phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

 

PV: Xin cảm ơn đồng chí.

 

 

 

                                                                   Hương Lan (thực hiện)

 

 

 

 

Các tin khác


Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đại biểu đã bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục