Cán bộ xã Kim Sơn (Kim Bôi) chú trọng ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả công việc.

Cán bộ xã Kim Sơn (Kim Bôi) chú trọng ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả công việc.

(HBĐT) - Kim Sơn là xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của Kim Bôi. Những năm gần đây, Đảng bộ xã đã cao năng lực hoạt động khẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện trong phát triển KT-XH, giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống nhân dân.

 

Đồng chí Bùi Văn Thảm, Bí thư Đảng ủy xã Kim Sơn cho biết:  Đảng bộ xã có 128 đảng viên sinh hoạt tại 8 chi bộ trực thuộc Đảng ủy, trong đó có 4 chi bộ làm nông nghiệp, 3 chi bộ sự nghiệp giáo dục, 1 chi bộ cơ quan xã. Đảng bộ xã đặc biệt chú trọng công tác xây dựng đảng vững mạnh về tư tưởng, chính trị, tổ chức; tổ chức truyền đầy đủ các chủ trương, chính sách, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng các nghị quyết phát triển KT-XH phù hợp với điều kiện đặc thù của xã, phát huy vai trò đầu tầu gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong lãnh đạo, chỉ đạo và vận động nhân dân thực hiện đầu tư thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội. Kiên trì phương châm đó, mấy năm nay, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, Đảng bộ xã đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong lãnh đạo nhân dân phát triển KT-XH, xây dựng hệ thống chính trị.

 

Đảng ủy xã đã ban hành Nghị quyết về xây dựng cánh đồng có thu nhập cao thí điểm ở chi bộ Mõ với diện tích 5ha. Trong đó cơ bản là cấy hai vụ lúa và một vụ đậu tương đông. Kết quả trong sản xuất cánh đồng có thu nhập cao đã đạt 50 triệu đồng ha/năm. Từ thành công của xóm Mõ, Đảng ủy đã chỉ đạo 3 chi bộ còn lại là chi bộ Muôn, Bái, Lột có diện tích từ 2-3 ha thí điểm sau đó để nhân ra diện rộng. Cùng với đó, xã tiếp tục phát triển theo hướng chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi, các tiến bộ KHKT được áp dụng đua vào sản xuất, chất lượng sản phẩm được nâng lên, bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hóa. Diện tích cấy lúa được đầu tư thâm canh tập trung đưa giống lúa mới vào 80% diện tích như giống BC15, TR36, MĐ1, năng suất bình quân đạt trên 50 tạ/ha. Cùng với phát triển cây lương thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm được mở rộng diện tích một số cây trồng có giá trị kinh tế cao như bí đỏ, bí xanh, dưa hấu, dưa chuột có thu nhập bình quân đạt từ 50- 60 triệu đồng/ha. Nghị quyết về phát triển chăn nuôi giai đoạn 2010-2015 cũng đạt được kết quả tích cực. Đàn trâu, bò hàng năm tăng 5,4%, đàn lợn tăng 11,5%, gia cầm tăng 12,6% và ngày càng có nhiều mô hình điển hình chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, cây ăn quả đã trồng được 89 ha tập trung ở thôn Muôn, Bái và thôn Lột chủ yếu là cây cam, quýt, chanh lòng đào cây đang chuẩn bị cho thu hoạch.

 

Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ có bước phát triển tích cực. Trên địa bàn xã có 42 hộ kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ các mặt hàng tạp hóa và say sát, nghiền thức ăn cho gia súc. Về mặt phát triển dịch vụ, các mô hình dịch vụ nông nghiệp phục vụ cho sản xuất, các cơ sở sản xuất độ mộc gia đình, gạch bê tông, sửa chữa xe máy… góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Xã Kim Sơn đã tranh thủ hiệu quả các nguồn đầu tư của Nhà nước, vận động nhân dân tham gia phát triển kết cấu hạ tầng. Trong 5 năm qua, bằng các nguồn vốn của Nhà nước, của địa phương và đóng góp của nhân dân đã thực hiện được 6,5 km đường bê tông; mở mới đường dân sinh 1,8 km; xây mới 2,8 km kênh, mương nội đồng; làm mới 5,6 km đường băng cản lửa để phòng chống cháy rừng….Người dân tích cực đống góp ngày công vậy liệu tu sửa hạ tầng, giao thông thủy lợi.

 

Từ một xã nhiều khó khăn, đến nay, Kim Sơn đã đạt 10/19 tiêu chí xây dựng NTM. Bình quân thu nhập đầu người đến năm 2015 đạt 13,5 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 5,7 %. Văn hóa- xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi đạt 100%. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ, phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS, phổ cập giáo dục mần non cho trẻ em 5 tuổi. Trạm Y tế xã được công nhận là trạm chuẩn Quốc gia. 54,2 % số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá; 25% làng văn hóa; 33% cơ quan, trường học văn hóa. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đảng bộ xã được công nhận là tổ chức chức cơ sở đảng đạt tiêu chuẩn TS-VM.

 

 

 

 

                                                                                    Hương Lan

 

 

 

Các tin khác

Các đại biểu tại điểm cầu tỉnh ta.
Lãnh đạo và hội viên Hội CCB huyện Mai Châu thăm quan mô hình nuôi cá của gia đình CCB Khà Văn Quang ở xóm Lọng, xã Vạn Mai.
Không có hình ảnh
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trao Huân chương Lao động hạng Ba cho BHXH tỉnh.

Dự án Giảm nghèo cải thiện hạ tầng thôn, bản vùng khó khăn

(HBĐT) - Hưởng lợi từ Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2 (2010 - 2015), hàng nghìn hộ dân tại 42 xã trên địa bàn 5 huyện: Lạc Sơn, Đà Bắc, Yên Thủy, Mai Châu, Tân Lạc đã có cuộc sống cải thiện đáng kể thông qua hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng thôn, bản. Đường vào khu sản xuất xóm Pà Cò Con, xã Pà Cò (Mai Châu), mương thủy lợi xóm Ưng, xã Phú Vinh (Tân Lạc) hay đường giao thông nông thôn xóm Sỹ, xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) là một vài trong số hàng trăm công trình do dự án đầu tư hỗ trợ để lại dấu ấn, đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân tại các xã, xóm vùng đặc biệt khó khăn.

Hiệu quả từ công tác luân chuyển cán bộ ở Yên Thủy

(HBĐT) - Hầu hết cán bộ luân chuyển về cơ sở được rèn luyện và trưởng thành, thực sự là nhân tố tạo nên sức lan tỏa đưa nhanh các chủ trương, chính sách Đảng và Nhà nước, Nghị quyết của Đảng bộ vào cuộc sống là hiệu quả công tác luân chuyển cán bộ của huyện Yên Thủy trong những năm vừa qua - Đồng chí Bùi Văn Khâm, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy khẳng định.

Chuyển biến tích cực trong việc xóa thôn, bản trắng đảng viên; giảm chi bộ sinh hoạt ghép

(HBĐT) - Trong giai đoạn 5 năm từ 2010 đến 2015, huyện Lạc Sơn đã giảm được 62 xóm, phố có đảng viên nhưng chưa có chi bộ; giảm 48 chi bộ sinh hoạt ghép; xóa thôn bản trắng đảng viên. Kết quả này là dấu ấn đáng ghi nhận của công tác tổ chức xây dựng Đảng nói riêng, tạo sự chuyển biến lớn trong công tác xây dựng Đảng nói chung.

Đảm bảo an sinh xã hội thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh

Đồng chí Bùi Văn Cửu, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh

Ngày 16/2/1995 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/CP về việc thành lập BHXH Việt Nam trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH thuộc hệ thống LĐ-TB&XH và Tổng LĐLĐ Việt Nam. Theo đó, hệ thống BHXH các tỉnh, thành phố được thành lập, trong đó có BHXH tỉnh theo Quyết định số 01/QĐ-BHXH ngày 15/ 6/1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.

Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình 20 năm một chặng đường

(HBĐT) - Với chức năng và nhiệm vụ được giao, qua chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, BHXH tỉnh Hòa Bình đã góp phần đưa chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) đi vào cuộc sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, BHXH tỉnh luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của BHXH Việt Nam, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, sự ủng hộ của Huyện ủy, HĐND, UBND các huyện, thành phố. Bên cạnh đó là sự phối kết hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, đoàn thể trong tỉnh.

Quốc hội thảo luận về Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi) và Bộ luật Hình sự (sửa đổi)

Trong tuần làm việc thứ hai của Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIII, Quốc hội dự kiến xem xét và thảo luận về hai dự thảo luật quan trọng là Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi) và Bộ luật Hình sự (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục