Đến nay, huyện Tân Lạc có 560 ha bưởi, trong đó có 54 ha đã cho thu hoạch, trừ chi phí đạt trên 700 triệu đồng/ha. Ảnh chụp tại xã Thanh Hối.
(HBĐT) - Xuất phát từ điều kiện thực tiễn của huyện, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tân Lạc lần thứ XXIII xác định phương hướng, mục tiêu tổng quát nhiệm kỳ 2015 - 2020 là “Khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển KT -XH, phấn đấu huyện Tân Lạc đạt mức phát triển trung bình của tỉnh”.
Để đưa Nghị quyết của Đảng bộ vào cuộc sống, huyện Tân Lạc tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng từng vùng. Trong đó xác định ba loại cây chủ lực là mía tím, rau su su, bưởi đỏ, bưởi da xanh. Trong thực tế, giá trị sản phẩm của ba loại cây này hiệu quả kinh tế gấp từ 10 - 20 lần so với cây lúa trên cùng diên tích. Riêng cây bưởi đỏ được xác định sẽ làm thay đổi giá trị của sản xuất nông nghiệp để từng bước xoá nghèo và tiến tới làm giàu cho nông dân. Toàn huyện hiện có 560 ha, trong đó có 54 ha đã cho thu hoạch. Sau 4 năm trồng trừ chi phí đạt trên 700 triệu đồng /1ha, cá biệt có diện tích đạt trên 2 tỷ đồng /ha. Dự kiến đến năm 2020 diện tích bưởi của huyện tăng thêm 600 ha, trong đó có khoảng 800 ha cho thu hoạch, theo giá bán hiện tại dự kiến đạt khoảng 850 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cây su su cho thu hoạch ước đạt 10 tỷ đồng, cây mía khoảng 1.800 ha đạt khoảng 400 tỷ đồng. Như vậy tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp từ 3 loại lại cây chủ lực cùng với các sản phẩm khác trị giá 1.827 tỷ đồng. Với 3 cây trồng này chia bình quân đầu người của huyện có thể đạt 26 triệu đồng /người vào năm 2020.
Tân Lạc còn là huyện có vị trí địa lý thuận lợi, cách thủ đô Hà Nội 100km; là điểm giao cắt tuyến QL 6 và 12B nối liền các tỉnh phía Bắc đi Tây Bắc và các tỉnh đồng bằng đi các tỉnh phía Bắc, phía nam và ngược lại. Do vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp để tập trung nguồn lực phát triển các loại hình dịch vụ theo hướng có lựa chọn, ưu tiên lĩnh vực, loại hình có tính đột phá, kiên quyết không phát triển tràn lan, kém hiệu quả và thiếu bền vững. Để thực hiện mục tiêu đã đề ra, huyện đã tập trung quy hoạch các điểm trung chuyển hàng hóa giữa các tỉnh đồng bằng, Thủ đô Hà Nội đi các tỉnh Tây Bắc. Quy hoạch và xây dựng các điểm giới thiệu, giao dịch bán sản phẩm đặc hữu của Tân Lạc. Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ hàng hóa bán lẻ phục vụ nhu cầu cầu thiết yếu của người dân trên địa bàn. Khuyến khích, tạo điều kiện để tư nhân, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh khách sạn, nhà hàng gắn với nâng cấp các điểm văn hoá du lịch gắn với quảng bá vùng đất, văn hoá, con người Mường Bi... hướng tới mục tiêu đến năm 2020, tổng giá trị sản phẩm trong lĩnh vực dịch vụ đạt 2.036 tỷ đồng, đóng góp 39% trong cơ cấu kinh tế.
Bên cạnh đó, trong định hướng phát triển, huyện sẽ tranh thủ tối đa các nguồn vốn từ NSNN, doanh nghiệp, các chương trình mục tiêu, các dự án, các tổ chức phi Chính phủ, từ trong dân để đầu tư hiệu quả cho phát triển KT -XH. Vì vậy, ngoài việc thu hút các nguồn lực, chú trọng nâng cao hiệu quả đầu tư huyện sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát tránh thất thoát, lãng phí và lựa chọn lĩnh vực ưu tiên có tính đột phá KT -XH, tập trung đầu tư nguồn lực cho phát triển kinh tế mũi nhọn.
Bí thư Huyện uỷ Bùi Văn Tinh cho biết: “Giai đọan 2016 - 2020 được huyện xác định là đầu tư nông nghiệp, dịch vụ, giao thông và hạ tầng nông thôn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Trên cơ sở lợi thế từ các chương trình, dự án đã được triển khai thực hiện, tiếp tục tăng cường áp dụng tiến bộ KH -KT vào sản xuất, nhất là trong lĩnh vực phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với giải pháp của tỉnh về gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trước hết là chất lượng lao động để đáp ứng yêu cầu phát triển.
Lực lượng lao động của Tân Lạc khá dồi dào, tuy nhiên chất lượng lao động qua đào tạo còn thấp, mới đạt 42,75%. Vì vậy trong thời gian tới, huyện xác định lao động phải được đào tạo nghề. Giải pháp thực hiện từ các chương trình, dự án, các tổ chức phi chính phủ tham gia hỗ trợ đào tạo nghề và từ việc bố trí ngân sách huyện phù hợp để mở các lớp đào tạo nghề, mục tiêu hướng tới lao động có tay nghề đạt trên 50% vào năm 2020.
Riêng lĩnh vực phát triển công nghiệp, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra giải pháp để kêu gọi đầu tư, thực hiện quy hoạch cụm công nghiệp Đông Thanh và Phong Mỹ. Tuy nhiên, Tân Lạc không chủ trương phát triển công nghiệp bằng mọi giá.
Cùng với phát huy tiềm năng, lợi thế và nội lực, để đạt được mục tiêu Nghị quyết Đảng bộ huyện đề ra, huyện Tân Lạc mong muốn tỉnh sớm thực hiện cơ chế hỗ trợ sản xuất sản phẩm nông nghiệp có khả năng gia tăng giá trị cao trên địa bàn toàn tỉnh. Có giải pháp về giống với số lượng lớn, đảm bảo chất lượng, đây là khâu yếu chưa thực hiện được trong hỗ trợ nông nghiệp, đặc biệt là trong chủ trương phát triển cây có múi. Xây dựng lộ trình và chỉ rõ địa chỉ, loại sản phẩm để hỗ trợ thực hiện thông báo chỉ dẫn địa lý, tiến tới xây dựng thương hiệu hàng hóa cho sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Quan tâm hỗ trợ nâng cấp hạ tầng dịch vụ nông nghiệp, xúc tiến liên kết, cam kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh ở các đầu mối tiêu thụ lớn, ổn định.
(HBĐT) - “Tuyên truyền, giáo dục để thanh niên nêu cao lối sống đẹp, sống có ích - đây được xác định là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt nhằm bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ trên địa bàn huyện Lương Sơn. Để thực hiện có hiệu quả, BTV Huyện đoàn, Hội LHTN huyện thường xuyên chú trọng, tổ chức các hoạt động bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần củng cố niềm tin của thanh niên vào sự lãnh đạo của Đảng, định hướng lý tưởng và hoài bão, từ đó xây dựng nếp sống văn hóa, lối sống lành mạnh cho cho thế hệ trẻ” - Chị Đinh Thị Thúy Hòa, Bí thư Huyện đoàn Lương Sơn cho biết.
(HBĐT) - Ngày 4/11, QH làm việc tại hội trường, nghe Chính phủ trình dự án Luật Đấu giá tài sản (ĐGTS), dự án Luật Báo chí (sửa đổi) và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thống kê (sửa đổi), về đánh giá kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011- 2015, xây dựng và đề xuất chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.
(HBĐT) - UBND tỉnh đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Hòa bình. Tới dự có đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ.
(HBĐT) - Nhận thức rõ vai trò quan trọng của báo, tạp chí của Đảng trong việc nâng cao dân trí, đưa đường lối, chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, những năm qua, BTV Huyện uỷ Yên Thuỷ đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các văn bản hướng dẫn, quán triệt các Chi, Đảng bộ cơ sở thực hiện nghiêm túc việc mua và đọc báo, tạp chí của Đảng. Sử dụng có hiệu quả báo, tạp chí của Đảng phục vụ nội dung sinh hoạt chi, Đảng bộ và nhu cầu thông tin của CBĐV và nhân dân trong huyện.
(HBĐT) - Huyện đoàn Lạc Thủy, Đoàn xã Thanh Nông vừa phối hợp với các trường THCS, tiểu học, mầm non trên địa bàn xã tổ chức chương trình văn nghệ, tuyên truyền, quyên góp ủng hộ biển đảo với chủ đề “Hướng về Hoàng Sa – Trường Sa”. Trên 500 học sinh và giáo viên các nhà trường đã tham gia hưởng ứng.
(HBĐT) - Một vấn đề “nóng” trong tuần họp thứ ba, Kỳ họp 10, Quốc hội khoá XIII là vấn đề tăng lương cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước và từ quỹ bảo hiểm xã hội. Theo báo cáo của Chính phủ, năm qua do giá dầu sụt giảm và tình hình kinh tế khó khăn nên thu ngân sách Trung ương giảm mạnh dự kiến hụt thu khoảng 31.300 tỷ đồng.