Một trong những thành quả nổi bật ngành NN&PTNT đạt được trong những năm qua là ứng dụng KH-CN, đưa giống mới vào sản xuất, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ảnh: Nông dân huyện Lương Sơn chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng cách đẩy mạnh thâm canh các giống ngô lai có giá trị kinh tế cao. Ảnh: PV.
(HBĐT) - Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, tại phiên họp của Hội đồng Chính phủ ngày 14/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập Bộ Canh nông với nhiệm vụ chăm lo chỉ đạo phát triển nền nông, lâm nghiệp nước nhà. Tại cấp tỉnh, Ty Canh nông được thành lập. Theo đó, Ty Canh nông tỉnh Hòa Bình được thành lập, là tiền thân của ngành NN&PTNT tỉnh Hòa Bình.
Trải qua 70 năm xây dựng và trưởng thành, ngành NN&PTNT đã vượt qua nhiều thách thức, đạt được những thành tựu to lớn, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của tỉnh nhà. Trong từng giai đoạn lịch sử, có thể nói sự phát triển ổn định của ngành NN&PTNT luôn đóng vai trò là nền tảng vững chắc cho toàn nền kinh tế, tạo động lực mạnh mẽ cho công cuộc xóa đói - giảm nghèo, giúp đời sống cư dân nông thôn ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Cùng với sự phát triển toàn diện của nông nghiệp, nông thôn, hệ thống tổ chức của ngành NN&PTNT ngày càng hoàn thiện, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngày càng được nâng cao về năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị và tinh thần phục vụ nhân dân. Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành NN&PTNT (14/11/1945 - 14/11/2015) là dấu mốc quan trọng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nhiều thế hệ đã góp sức xây dựng và phát triển ngành. Đồng thời cũng là dịp khuyến khích, động viên và tạo phong trào thi đua trong toàn ngành để phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Tỉnh ủy, HĐND, UBND và nhân dân các dân tộc tỉnh giao phó.
Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, ngành NN&PTNT tự hào với những thành quả đã đạt được trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước. Giai đoạn nào cũng ghi đậm dấu ấn của ngành NN&PTNT trong sự phát triển của KT-XH địa phương: giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), giai đoạn hòa bình lập lại và kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), giai đoạn hợp nhất tỉnh Hà Sơn Bình và phát triển nông, lâm nghiệp toàn diện (1976 - 1991), giai đoạn từ khi tái lập tỉnh (1991) đến nay. Thực tế đã chứng minh một cách đầy thuyết phục rằng, nông nghiệp - nông dân - nông thôn luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của tỉnh. Nông dân là lực lượng chủ lực, nông thôn là địa bàn chiến lược, nông nghiệp là động lực thúc đẩy phát triển KT-XH. Song song với những bước đi của quá trình CNH - HĐH, sự phát triển toàn diện và bền vững đã giúp ngành NN&PTNT tiếp tục khẳng định vị thế vốn có của mình, tiếp tục phát huy tốt vai trò là ngành kinh tế chủ lực. Đặc biệt những năm gần đây, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, sự phát triển ổn định của ngành nông nghiệp đã đóng vai trò là chỗ dựa vững chắc cho toàn nền kinh tế. Kinh tế nông nghiệp không những giữ được nhịp tăng trưởng đều đặn mà còn tạo được đà phát triển thuận lợi để sẵn sàng thực hiện những “bước nhảy dài” về chất. Những kết quả quan trọng đã đạt được trong giai đoạn 2011 - 2015 là: tốc độ tăng trưởng kinh tế ngành đạt bình quân 4,06%/năm. Sản lượng lương thực cây có hạt đạt trung bình 37,2 vạn tấn/năm. Tỷ lệ giảm nghèo địa bàn nông thôn đạt khoảng 3%/năm. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 48,96%. Ngành nông nghiệp chiếm 19,4% cơ cấu kinh tế của tỉnh, đóng góp cho GDP khoảng 22%/năm (cao hơn mức bình quân chung cả nước)... Đến nay đã có 31 xã đạt 19 tiêu chí NTM, cơ cấu nội ngành đang chuyển biến tích cực, diện mạo nông thôn sẽ tiếp tục có thêm nhiều khởi sắc với những dấu ấn mạnh mẽ của ngành NN&PTNT.
Phát huy truyền thống 70 năm xây dựng và trưởng thành, ngành NN&PTNT quyết tâm sẽ tạo sức bật mới cho sự phát triển của ngành trong giai đoạn mới. Cụ thể, trong giai đoạn 2016 - 2020, ngành xác định 4 nhiệm vụ trọng tâm: Thứ nhất, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng đất thông qua việc khuyến khích người dân cải tạo vườn tạp thành những vườn cây đặc sản có giá trị kinh tế cao, tập trung phát triển kinh tế trang trại, gia trại để thúc đẩy nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung. Thứ hai, đẩy mạnh thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM gắn với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm nâng cao thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội cho dân cư nông thôn. Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với phân bố lại lao động nông thôn. Thứ tư, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp giữa các sở, ban, ngành và UBND các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ. Mục tiêu chung là phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững cả về KT-XH và môi trường nhằm nâng cao giá trị, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của ngành gắn với xây dựng NTM; cải thiện đời sống của nông dân, góp phần xóa đói - giảm nghèo và bảo vệ môi trường. Ngành NN&PTNT phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra: Tăng trưởng GRDP nông, lâm, thủy sản đạt 4,5%/năm; giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất canh tác đạt 120 triệu đồng/ ha/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình 3%/năm; phấn đấu đến năm 2020, thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt mức 37 triệu đồng/người/năm; trên 40% xã cơ bản đạt 19 tiêu chí NTM, trung bình mỗi xã đạt 15 tiêu chí, không còn xã dưới 10 tiêu chí... Đó sẽ là những kết quả quan trọng nối dài trang sử vàng truyền thống, giúp ngành NN&PTNT tiếp tục nâng cao vai trò trong thời kỳ mới, đóng góp quan trọng vào thực hiện mục tiêu “đưa kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước”…
Trần Văn Tiệp
(TUV, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở NN&PTNT)
(HBĐT) - Bác Hồ kính yêu đã nói “Nhân dân ta rất biết ơn các bà mẹ cả hai miền Nam - Bắc đã sinh ra và nuôi dạy những thế hệ anh hùng của đất nước”. Nhiều mẹ đã cống hiến công sức, hy sinh chồng và những người con thân yêu vì nền độc lập, tự do cho dân tộc... Để phát huy và giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước và đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta, từ sau ngày giải phóng, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm và thực hiện tốt các chính sách cho người có công với cách mạng. Đặc biệt là để ghi nhớ công lao to lớn của các bà mẹ đã có nhiều cống hiến, hy sinh cho Tổ quốc là danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” (BMVNAH).
(HBĐT) - Ngày 6/11, trường cao đẳng nghề sông Đà đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập trường (7/11/1985-7/11/2015) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đỗ Đức Duy, UV Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng; đại diện Tổng cục Dạy nghề - Bộ LĐ-TB&XH, Công đoàn Xây dựng Việt Nam, Tổng Công ty sông Đà.
(HBĐT) - Xuất phát từ điều kiện thực tiễn của huyện, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tân Lạc lần thứ XXIII xác định phương hướng, mục tiêu tổng quát nhiệm kỳ 2015 - 2020 là “Khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển KT -XH, phấn đấu huyện Tân Lạc đạt mức phát triển trung bình của tỉnh”.
(HBĐT) - Ngày 5/11/2015, buổi sáng, QH làm việc tại hội trường, nghe Chủ tịch nước Trương Tấn Sang báo cáo về đề nghị phê chuẩn Nghị định thư sửa đổi Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO); nghe Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư sửa đổi Hiệp định thành lập WTO và thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật khí tượng thủy văn.
(HBĐT) - Trong 2 ngày 4/11-5/11, Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin & Truyền thông tổ chức lớp tập huấn công tác thông tin đối ngoại và triển khai Nghị định về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại. Đến dự có đại diện lãnh đạo các Ban tuyên giáo Thành ủy, Tỉnh ủy; Sở Thông tin và Truyền thông, cán bộ phóng viên Báo Đảng, Đài PTTH của 31 tỉnh, thành phố phía Bắc từ Thừa Thiên Huế trở ra.
(HBĐT) - Ngày 28/10, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2223 về việc triển khai chuyên mục “Dân hỏi, Giám đốc Sở trả lời” trên Đài PT – TH tỉnh.