Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên ngày 6/1/1946 đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về thể chế dân chủ ở nước ta. Ngày 3/9/1945, một ngày sau khi đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị 1 trong 6 nhiệm vụ cấp bách phải thực hiện ngay là “tổ chức càng sớm càng hay” cuộc Tổng tuyển cử để bầu ra Quốc hội.
Ngày 6/1/1946, Tổng tuyển cử đã được tổ chức trong phạm vi toàn quốc, kể cả các vùng đang có chiến sự ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
PGS.TS Bùi Xuân Đức, Giám đốc Trung tâm Công tác lý luận, UBT.ư MTTQ Việt Nam cho rằng: Tuy là lần đầu tiên tổ chức song cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 đã thể hiện đầy đủ nội dung, yêu cầu của nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín mà không phải bất kỳ một nước dân chủ nào ngay từ đầu đều có thể làm được. PGS.TS phân tích: “Thành công rất quan trọng đó là bầu cử là dịp để xây dựng thể chế dân chủ cho nhân dân để qua đó thực hiện quyền lực của nhân dân bằng dân chủ đại diện. Cuộc bầu cử đã được tiến hành theo trình tự đầy đủ, lập danh sách ứng cử viên, lập danh sách cử tri, tổ chức bỏ phiếu, kiểm phiếu và giải quyết khiếu nại tố cáo và điểm đặc biệt nhất của cuộc bầu cử này là chúng ta đã thực hiện việc tổ chức vận động bầu cử thực chất để huy động toàn dân tham gia bỏ phiếu xây dựng chính quyền và tạo điều kiện cho ứng cử viên có thể thực hiện việc đăng ký đại biểu.
Cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 đã thành công trên phạm vi cả nước. Tính chung cả nước, số cử tri tham gia bỏ phiếu là 89%, trong khi đó theo quy định về thể lệ Tổng tuyển cử, chỉ cần 1/4 số cử tri có quyền bầu cử đi bầu thì cuộc bầu cử đã có giá trị. Có nhiều nguyên nhân đưa đến thành công của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên, trong đó, nguyên nhân sâu xa nhất là nhân dân ta giờ có chế độ mới, đưa đến quyền con người, đưa đến một chế độ dân chủ.
Nhà sử học Lê Văn Lan cho rằng:“Điều này thể hiện một khía cạnh của tư tưởng Hồ Chí Minh là trong sự trọng thị bức xúc về việc bầu cử cho được Quốc hội thì có lòng tin ở dân, ở dân tộc, ở cách mạng và một vế song song nữa là lòng tin ở chính mình, ở chính ngay Đảng. Chình vì có lòng tin 2 chiều mới có Quốc hội khóa I cực kỳ thành công và có ý nghĩa, có giá trị, có tác động rất lớn trong lịch sử hiện đại của Việt Nam.
Tổng tuyển cử đã chính thức hóa chính quyền bằng cách lập ra Quốc hội, từ đó cử ra Chính phủ chính thức, ban hành Hiến pháp, tạo dựng một bộ máy chính quyền chính thức, hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho nhân dân Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Đồng thời, cuộc Tổng tuyển cử cũng thể hiện sự tôn trọng và tin tưởng quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện chủ quyền nhân dân.
GS.TS Trần Ngọc Đường, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ của kiếp tôi đòi đã trở thành chủ nhân của một nước tự do độc lập, đã khẳng định với thế giới rằng: Nhân dân Việt Nam quyết tâm bảo vệ nền độc lập, có quyền và đã thực sự có đủ khả năng để tự quyết định vận mệnh lịch sử của mình, tự lựa chọn và dựng xây chế độ mới. Cụ thể, theo tinh thần của bản Hiến pháp năm 1946 là xây dựng một chính quyền mạnh mẽ của nhân dân, để nhân dân trở thành người chủ của đất nước.
GS.TS Trần Ngọc Đường nói: “Hiến pháp đầu tiên là Hiến pháp do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp soạn thảo, trong bản Hiến pháp này có rất nhiều tư duy nghiên cứu kế thừa cả về kỹ thuật lập pháp, lập hiến. Thứ nhất Hiến pháp năm 1946 đề cao chủ quyền nhân dân một cách đầy đủ nhất. Sở dĩ tôi nói đầy đủ vì quyền lập hiến không những xác định thuộc về nhân dân, người chủ của quyền lực Nhà nước cao nhất, rồi bằng bằng bản Hiến pháp đó mà nhân dân giao quyền cho lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 đánh dấu bước trưởng thành của Nhà nước cách mạng Việt
Từ cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên, những nguyên tắc tiến bộ về bầu cử, ứng cử như không phân biệt trai, gái, dân tộc, tôn giáo; bầu cử theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín đã tiếp tục được khẳng định trong các bản Hiến pháp và thể chế hóa trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND sau này.
Theo Báo Điện tử Đài tiếng nói Việt
(HBĐT) - Sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết T.ư 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Đảng bộ tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng. Hầu hết cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) và nhân dân đều nhận thức rõ việc ban hành Nghị quyết là một chủ trương đúng đắn, kịp thời, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của CB, ĐV và nhân dân. Từ đó, việc triển khai thực hiện được các cấp uỷ lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ. Kết quả lớn nhất Đảng bộ tỉnh đạt được là xây dựng mối đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng bộ, phát huy dân chủ và kỷ cương chấp hành pháp luật. Trong đó, tập trung làm tốt công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho CB, ĐV gắn với việc đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
(HBĐT) - Năm 2015, huyện Tân Lạc đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 12%, bằng 101% kế hoạch và tăng 0,5% so với năm 2014. Theo đồng chí Đinh Công Sứ, Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc, đó là kết quả sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và nhân dân. Trong đó phải kể đến vai trò lãnh đạo, điều hành của cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc nâng cao hiệu quả, giá trị sản xuất lĩnh vực nông - lâm nghiệp.
(HBĐT) - Đưa chúng tôi đi thăm 3 trường được xây dựng khang trang, đạt chuẩn, đồng chí Đinh Thanh Xuân, Chủ tịch UBND xã Hào Lý (Đà Bắc) phấn khởi cho biết: Tính đến nay, Hào Lý đã đạt 14 tiêu chí NTM. Đời sống người dân đổi thay rõ rệt, những ngôi nhà mới được xây dựng, đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa kiên cố, sạch đẹp. Năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 25,2%. Toàn xã có 82% hộ đạt gia đình văn hóa, 8/9 thôn được công nhận làng văn hóa, 4 cơ quan đều đạt văn hóa.
(HBĐT) - Đến thôn Sấu Hạ, xã Thanh Lương (Lương Sơn) hôm nay, con đường từ đầu đến cuối làng đều có ánh đèn điện chiếu sáng. Không chỉ là sự chung tay của thanh niên cùng địa phương xây dựng NTM, đoạn đường “Thắp sáng đường quê” còn được nhận định: ánh điện “chạy đến đâu”, mang theo niềm vui cho bà con đến đấy. Người dân nơi đây chia sẻ: Đoạn đường này trước kia tối om, ban đêm ít người dám qua lại nhưng bây giờ thôn, xóm gần như thành thị rồi.
(HBĐT) - Đồng chí Hoàng Thị Duyên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết: Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ về thi đua yêu nước, những năm qua, các cấp Hội LHPN trong tỉnh triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước. Đặc biệt, năm 2015 là năm có nhiều sự kiện chính trị quan trọng, vì vậy ngay từ đầu năm, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội chủ động xây dựng kế hoạch phát động đợt thi đua đặc biệt và phong trào thi đua trong các cấp Hội. Các phong trào được thực hiện sáng tạo, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, của Hội. Trên 135.800 cán bộ, hội viên phụ nữ (CB-HVPN) đã đăng ký thực hiện các tiêu chí của phong trào thi đua; trên 121.900 hội viên đạt 3 tiêu chí (bằng 94,59%).
(HBĐT) - Mỗi người một chiến trường, một đơn vị khác nhau, sau khi hoàn thành nghĩa vụ cao cả với đất nước họ trở về cuộc sống đời thường. Với truyền thống, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, các CCB ở huyện Lạc Thuỷ đã vượt qua khó khăn, vươn lên tiếp tục cống hiến công sức, trí tuệ trên mặt trận phát triển kinh tế.