Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc diễn văn tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng ở Thủ đô Hà Nội. ảnh: TL
(HBĐT) - Từ năm 1930 - 1969, Đảng ta với các tên gọi khác nhau, đã tổ chức ba kỳ Đại hội. Bác tham dự và chỉ đạo hai Đại hội của Đảng là Đại hội II (tháng 2/1951) và Đại hội III (tháng 9/1960). Trong tất cả các Đại hội, Hồ Chí Minh đã định hình một phong cách thật sự chuẩn mực rõ nét: Tổ chức chuẩn bị và tiến hành theo một nền nếp khoa học và dân chủ.
1. Theo đồng chí Hoàng Tùng, Hồ Chí Minh nhận định, chuẩn bị chu đáo việc thiết kế chính sách bởi nó quyết định một phần quan trọng những nhiệm vụ vạch ra. Đề ra chính sách phải có biện pháp và con người thực hiện. Khi bàn về chính trị phải bàn đồng thời với bộ máy, tổ chức. Người không bao biện công việc mà phân công một số đồng chí T.Ư cùng làm. Trong các cuộc họp, sau khi tuyên bố lý do, nêu ra những định hướng chính, Hồ Chí Minh chăm chú lắng nghe ý kiến thảo luận của mọi người rồi mới đưa ra kết luận cuối cùng. Gặp những vấn đề còn thiếu sự nhất trí của các đại biểu, Người đề nghị mọi người tập trung bàn thảo để đi tới thống nhất, không bao giờ Người áp đặt ý kiến cá nhân. Cách làm việc này được Người duy trì trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng.
Để tiến tới tổ chức thành công Đại hội, Hồ Chí Minh đã chủ trì nhiều phiên họp hoàn thiện Báo cáo Chính trị và trực tiếp chỉ đạo công tác chuẩn bị cho Đại hội II của Đảng. Trước ngày 18/1/1951, Hồ Chí Minh viết thư gửi Đại hội trù bị toàn quốc lần thứ II của Đảng. Người yêu cầu các đại biểu nghiên cứu sâu sắc các văn kiện, thảo luận thật kỹ những vấn đề chính. Người nêu rõ: Nhiệm vụ chính của Đại hội ta là đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn và xây dựng Đảng Lao động Việt
Ngày 7/2/1951, kết thúc phiên họp Hội đồng Chính phủ, Người căn dặn phải đẩy mạnh công tác thi đua, thực hiện phê bình và tự phê bình thẳng thắn, đúng mức để cùng tiến bộ. Phải vận động nhân dân phê bình cán bộ, phê bình chính quyền, như vậy là thực hiện dân chủ thiết thực và sâu sắc. “Trong lúc thực hiện phê bình và tự phê bình, có thể cán bộ sợ bị trù và dân thì có lúc 10 câu chỉ đúng 2, nhưng ta cứ phải để dân phê bình, nếu không ta sẽ khóa cửa sự phê bình”...
Sau 21 năm thành lập, Đại hội đại biểu lần thứ II là Đại hội Đảng toàn quốc lần đầu được tổ chức ở trong nước với quy mô lớn chưa từng thấy trước đó. Tại các phiên họp Đại hội, Hồ Chí Minh cùng các đồng chí Thường vụ T.Ư Đảng chủ trì trong không khí trang nghiêm, biểu thị quyết tâm cao của những người cộng sản trước vận mệnh sống còn của quốc gia, dân tộc. Hồ Chí Minh còn tham gia dự thảo luận ở các đoàn. ở đâu, Người cũng nhấn mạnh với các đại biểu về hai nhiệm vụ quan trọng lúc này là phải quyết tâm kháng chiến thành công và Đảng ra công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt
Người nhấn mạnh Đảng đổi tên nhưng bản chất không thay đổi, phải tiếp tục phát huy truyền thống Đảng Cộng sản trong điều kiện mới. Báo cáo Chính trị do Hồ Chủ tịch trình bày trước Đại hội có đoạn như sau: “Chúng ta phải có một Đảng công khai, tổ chức hợp với tình hình thế giới và tình hình trong nước, để lãnh đạo toàn dân đấu tranh cho đến thắng lợi, Đảng đó lấy tên Đảng Lao động Việt Nam”.
Kết thúc Báo cáo Chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh nhiệm vụ của Đảng là: “Xây dựng một Đảng Lao động Việt
2. Tháng 9/1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng được triệu tập tại Thủ đô Hà Nội. Tình hình trong nước và quốc tế lúc đó cực kỳ phức tạp. Bộ Chính trị phải làm việc chu đáo, cặn kẽ khi thảo luận nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta trong bối cảnh các Đảng Cộng sản, nhất là giữa hai Đảng lớn là Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Trung Quốc, tồn tại những bất đồng sâu sắc. Công tác Đảng và việc chọn người vào Ban lãnh đạo ở tầm chiến lược cũng phải thảo luận nhiều ngày.
Tuy không soạn thảo văn kiện chính, nhưng Hồ Chí Minh chỉ đạo tất cả các cuộc thảo luận và chỉ phát biểu ngắn gọn những điều cần thiết. Điều khiển và kết luận những cuộc thảo luận về nhiều vấn đề sống còn, trong đó có những vấn đề lý luận và thực tiễn hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ là việc không hề giản đơn nhưng Người không bao giờ để lọt những ý tưởng lớn, hóa giải để đi đến nhận thức và quyết tâm thống nhất. Tuy không trực tiếp chuẩn bị văn kiện quan trọng của Đảng lần này, nhưng bằng uy tín, nhân cách, trí tuệ, bản lĩnh kiên định và phương pháp khoa học, Hồ Chí Minh đã thổi vào các quyết định của Đại hội sinh khí và hơi thở của cuộc sống dân tộc, thời đại.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng thông qua quyết định lớn là thực hiện hai chiến lược cách mạng ở hai miền đất nước: Xây dựng CNXH ở miền Bắc và tiến hành cách mạng dân tộc - dân chủ nhân dân ở miền
Tại Đại hội này, Hồ Chí Minh được bầu lại là Chủ tịch Đảng Lao động Việt
Trong bối cảnh tình hình thế giới vô cùng phức tạp, thành công của Đại hội có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, tạo nên sự đồng thuận trong Đảng, tinh thần hồ hởi, phấn khởi của toàn dân, mở đường cho cách mạng Việt Nam tiếp tục vững bước tiến lên, giành những thắng lợi mới, vĩ đại hơn.
Với tư duy độc lập, chủ động sáng tạo, cách làm việc khoa học, dân chủ, dám nghĩ, dám quyết, những Đại hội Đảng do Hồ Chí Minh chỉ đạo đã để lại cho Đảng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý giá. Phương pháp tổ chức và điều hành các cuộc họp của Người là một mẫu mực cho chúng ta học tập, kết tinh thành giá trị văn hóa chính trị, văn hóa Đảng bền vững.
Trích theo Báo Nhân dân
(HBĐT) - Năm 2016, phấn đấu doanh thu từ du lịch đạt 1.000 tỷ đồng. Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2016. Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2016. Năm 2015, trên 66 nghìn người tham gia BHXH. Vận động hỗ trợ nông dân đạt trên 16 tỷ đồng. Phóng sự: Cao Phong chủ động phòng chống đói rét cho trâu, bò.
(HBĐT) - Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng diễn ra tại thủ đô Hà Nội là sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Ngày bế mạc Đại hội cũng là thời điểm cận kề năm mới Bính Thân. Những ngày qua, cùng với các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh, Công an huyện Cao Phong đã chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn với quyết tâm cao nhất không thể không đẻ xảy ra đột xuất, bất ngờ nhằm góp phần nhỏ bé vào thành công của Đại hội XII của Đảng và phục vụ nhân dân đón tết, vui xuân trong không khí anh lành, hạnh phúc.
(HBĐT) - Ngày 22/1, Đảng ủy Khối CCQ tỉnh đã tổ chức hội nghị BCH mở rộng quán triệt văn kiện hội nghị lần thứ 13 BCHT.Ư Đảng khóa XI; tổng kết công tác năm 2015, triển khai nhiệm vụ năm 2016. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy dự và chỉ đạo hội nghị.
Sáng 22-1, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, làm việc tại hội trường, thảo luận các văn kiện Đại hội XII của Đảng. Các tham luận thống nhất cao với các dự thảo văn kiện trình Đại hội XII của Đảng. Nhiều ý kiến cho rằng các văn kiện được chuẩn bị công phu, tập hợp được trí tuệ của toàn Đảng, toàn Dân và toàn quân trong quá trình xây dựng văn kiện.
(HBĐT) - Ngày 19/1, Hội CCB tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2015 và triển khai nhiệm vu công tác năm 2016. Tới dự và chỉ đạo hội nghị có các đồng chí: Trung tướng Phùng Khắc Đăng, Phó Chủ tịch T.Ư Hội CCB Việt Nam; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy. Dự hội nghị có lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể tỉnh, lãnh đạo Hội CCB các huyện, thành phố trong tỉnh.
Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về các văn kiện Đại hội XII của Đảng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày tại buổi khai mạc Đại hội XII có tiêu đề: “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Báo Hòa Bình điện tử xin trân trọng giới thiệu toàn văn Báo cáo quan trọng này: